Ô nhiễm môi trường đất hiện đang là vấn đề gây nhiều lo ngại trên toàn cầu. Nguồn gốc ô nhiễm đất xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau chủ yếu do các hoạt động của con người diễn ra. Vậy, ô nhiễm đất là gì? Những biện pháp nhằm giảm thiểu và hạn chế giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất.
Ô nhiễm môi trường đất là gì?
Ô nhiễm đất là một trong các loại ô nhiễm môi trường khi mà nguồn đất bị các chất thải có chứa hoá chất làm suy thoái, khó có thể cải tạo lại được. Vấn đề này xuất phát từ hóa chất xenobamel do con người hiện đang trở nên cấp thiết, nghiêm trọng, ngày một gia tăng trên toàn thế giới.
Thông thường ô nhiễm môi trường đất bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, chế biến, nông nghiệp hay từ sinh hoạt con người. Những loại chất này không được xử lý đúng cách, theo quy trình và được xả thẳng trực tiếp ra môi trường.
Vì thế, theo thời gian sẽ ngấm sâu vào lòng đất gây suy thoái và làm cho hệ sinh thái cũng như đời sống con người bị đảo lộn. Một số ví dụ đất bị ô nhiễm nghiêm trọng:
- Ô nhiễm rác thải để lâu trong môi trường đất
- Ô nhiễm các chất thải rắn từ các nhà máy sản xuất công nghiệp, chế tạo…
- Ô nhiễm từ các hoạt động sử dụng hóa chất tràn lan làm cho bề mặt bị hoang mạc hoá
Xem thêm giải thích hoang mạc hóa là gì để hiểu rõ hơn hiện tượng này.
Các nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm đất
Ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi nguyên nhân sẽ ảnh hưởng đến những khía cạnh chất lượng ở trong đất cụ thể như sau:
Do biến đổi tự nhiên
Khi đất không được canh tác, cày bừa, không tưới tiêu thường xuyên và hậu quả của việc chặt phá rừng… Từ đó làm cho bề mặt bị bị rửa trôi, bạc màu và nhiễm phèn… dẫn đến thực trạng ô nhiễm đất.
Do đất bị nhiễm phèn và nhiễm mặn
Số liệu thống kê về ô nhiễm môi trường đất cho thấy khi nguồn nước từ những nơi khác di chuyển đến có chứa các chất như Fe2+, SO42, Al3+… Đất ở những vị trí đó bị nhiễm phèn nặng, cây cối khó phát triển.
Hơn nữa, khi hạn hán kéo dài kèm theo mực nước biển dâng cao khiến cho nhiều kênh rạch bị nhiễm mặn gây hại cho hệ sinh thái và các loại cây trồng. Cụ thể gồm có các chất như N2O, H2S, FeS… Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất chủ yếu ở nước ta.
Do chất thải công nghiệp và nông nghiệp
Trong quá trình sản xuất, chế tạo các hợp chất độc hại, kim loại nặng… chưa qua xử lý được thải ra ngoài lâu dần tích tụ lại làm cho đất bị thoái hoá, chai, xấu… không thể tiếp tục canh tác. Ngoài ra, chất thải nông nghiệp gồm có phân và nước tiểu của động vật cũng làm cho Trái Đất bị ô nhiễm.
Do rác thải sinh hoạt
Rác thải và phân xả vào trong đất làm tăng thêm nhiều vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, đổ ra các con kênh, mương, ruộng đồng… làm ô nhiễm nguồn đất. Rác thải sinh hoạt bao gồm rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ như nilon, túi nhựa, thức ăn thừa, rau, lá cây…
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trên thế giới. Điều đó gây ra hậu quả nghiêm trọng cho đời sống của con người cũng như động thực vật.
Tác hại của ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng như thế nào?
Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất ảnh hướng lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của mỗi người.
Ảnh hưởng đến chất lượng đất đai
Tác hại của ô nhiễm môi trường đất vô cùng nghiêm trọng. Hiện tượng này làm cho bề mặt bị hoang mạc hoá, kém dinh dưỡng hơn. Từ đó ảnh hưởng đến năng suất cũng như việc sử dụng đất trong trồng trọt.
Ảnh hưởng đến sức khoẻ
Khi bạn tiếp xúc thường xuyên và thời gian lâu đối với đất bị ô nhiễm thì có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Cụ thể nư các bệnh ung thư, bệnh về thận, bệnh về gan… Đặc biệt đối với trẻ em tiếp xúc nhiều sẽ gây ra bệnh ngoài ra, bệnh hô hấp…
Ảnh hưởng đến nguồn nước
Ô nhiễm đất sẽ dẫn đến mạch nước ngầm xung quanh đó bị ảnh hưởng. Từ đó, nếu bạn sử dụng nước trong sinh hoạt sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Ảnh hưởng đến hệ sinh thái
Ô nhiễm đất kéo theo đó là nguồn nước làm cho hệ sinh thái ở đó bị ảnh hưởng. Từ đó làm giảm số lượng các loài động thực vật, thậm chí một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất
Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ngày càng đáng báo động ở toàn cầu. Do vậy mỗi người cần có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xung quanh mình.
- Trồng nhiều cây xanh và bảo vệ rừng: Việc trồng thêm nhiều cây xanh, nghiêm cấm nạn chặt phá rừng sẽ làm cho hệ sinh thái cũng như môi trường sống của chúng được tốt lên.
- Sử dụng các sản phẩm hữu cơ: Các sản phẩm hữu cơ sẽ rất tốt cho môi trường đất. Từ đó, làm giảm các hóa chất độc hại trong nông nghiệp giúp cho khu vực canh tác ngày càng thêm dinh dưỡng hơn.
- Tạo nhận thức về môi trường: Việc nâng cao nhận thức về các tác hại của ô nhiễm môi trường đất cho cộng đồng là điều cần thiết. Từ đó, nhằm giúp họ ý thức được và bảo vệ môi trường sống của mình.
- Tiết kiệm năng lượng: Việc tiết kiệm năng lượng trong quá trình sử dụng cũng giúp giảm thiểu ô nhiễm đất và nguồn nước.
Kết luận
Các thông tin về ô nhiễm môi trường đất là gì giúp bạn có cái nhìn về vấn đề xã hội cấp thiết. Bởi khi chất lượng môi trường đất không tốt thì cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng. Từ những thông tin trên bạn phần nào giúp bạn hiểu được rõ hơn cách bảo vệ môi trường đất.