Nội dung bài viết
- 1. Đô thị hóa là gì? Biểu hiện của quá trình phát triển đô thị
- 2. 4 điều kiện thúc đẩy quả trình đô thị hóa
- 3. Các đặc điểm nhận biết quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
- 4. 3 kiểu đô thị hóa phổ biến
- 5. Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là gì?
- 6. Tác động của đô thị hóa đến môi trường và khí hậu
- 7. Q&A liên quan đến quá trình đô thị hóa
- 8. Kết luận
Nghiên cứu đô thị hóa là gì, bạn sẽ biết được môi trường, khí hậu bị tác động như thế nào. Quá trình này có nhiều đặc điểm, tính chất riêng nên được phân chia thành nhiều dạng nhỏ khác nhau.
Đô thị hóa là gì? Biểu hiện của quá trình phát triển đô thị
Đô thị hóa là quá trình mở rộng đô thị, phát triển kinh tế theo tỷ lệ phần trăm dân số hoặc diện tích đô thị trên tổng dân số/diện tích vùng, khu vực. Còn một cách tính khác là tỷ lệ gia tăng của dân số, diện tích khu vực theo thời gian.
Lưu ý:
- Tốc độ đô thị hóa = (diện tích/tổng diện tích) x 100 (%).
- Mức độ đô thị hóa = (số dân/tổng số dân) x 100 (%).
Biểu hiện của quá trình này gồm:
- Sự gia tăng dân số tự nhiên.
- Dân cư ở nông thôn chuyển sang thành phố để sinh sống và làm việc.
- Cuộc sống thành thị trở nên phổ biến, xã hội phát triển và nhiều doanh nghiệp được hình thành. Cơ sở hạ tầng ở những khu vực này được phát triển mạnh mẽ, với điều kiện y tế và giáo dục tốt.
- Có nhiều khu công nghiệp xuất hiện và thu hút người lao động.
- Xuất hiện nhiều khu quy hoạch để tăng cơ hội phát triển.
4 điều kiện thúc đẩy quả trình đô thị hóa
Nguyên nhân đô thị hóa diễn ra phụ thuộc vào nhiều tác động: Điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa dân tộc, kinh tế. Mời bạn tìm hiểu về những điểm quan trọng giúp quá trình này diễn ra nhanh chóng.
Điều kiện tự nhiên
Một trong những yếu tố quyết định quá trình đô thị hóa ở nước ta chính là điều kiện tự nhiên, thu hút dân cư phát triển mạnh mẽ. Một số điểm quan trọng ảnh hưởng mô hình này là:
- Thời tiết và khí hậu. Ví dụ, khí hậu tại Bình Dương thuận lợi cho sinh hoạt nên tốc độ đô thị hóa của địa phương này cực cao.
- Tài nguyên thiên nhiên.
- Khoáng sản.
- Giao thông.
- Sông ngòi.
- Đất đai.
- Hệ sinh thái. Vậy Hệ sinh thái là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến con người, mời bạn tìm hiểu thêm trong bài viết đi kèm.
Điều kiện xã hội
Điều kiện xã hội được thể thể hiện qua sự thay đổi nền kinh tế, khả năng đáp ứng nhu cầu của con người. Những yếu tố liên quan điều kiện xã hội ảnh hưởng đến đô thị hóa là:
- Khả năng nhận thức của người dân.
- Trình độ lao động.
- Tiềm năng kinh tế.
- Cơ hội việc làm.
- Lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Chất lượng sống.
- Chính sách phát triển.
Yếu tố về văn hóa và dân tộc
Văn hóa dân tộc có ảnh hưởng đến hình thái đô thị của một khu vực lãnh thổ. Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa và nét đặc trưng riêng, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống. Những vấn đề cần lưu ý để gìn giữ và phát triển văn hóa dân tộc trong quá trình đô thị hóa gồm:
- Phát triển văn hóa đô thị đi kèm bản sắc dân tộc.
- Khai thác du lịch mạnh mẽ.
- Giữ gìn, phát triển giá trị văn hóa với bề dày dân tộc nghìn năm.
- Tạo quần thể đô thị thể hiện sự khác biệt văn hóa từng vùng.
Trình độ phát triển kinh tế
Nếu quá trình phát triển kinh tế thấp, đô thị hóa sẽ diễn ra chậm và ngược lại. Khi nền kinh tế phát triển, đời sống nâng cao, từ đó cuộc sống người dân được đảm bảo chất lượng.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh tế trong quá trình mở rộng đô thị là:
- Chính sách và định hướng phát triển do nhà nước đề ra.
- Sức hấp dẫn trước các nhà đầu tư vốn.
- Cơ hội vận dụng những công nghệ và kỹ thuật hiện đại.
- Đời sống vật chất và tinh thần luôn đầy đủ.
- Nâng cao chất lượng lao động, với trình độ được nâng cao.
Các đặc điểm nhận biết quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm gì? Có 3 điểm rõ nhất của quá trình này, mời bạn tìm hiểu rõ hơn qua từng vấn cụ thể:
Dân số gia tăng nhanh chóng
Tỷ lệ dân số ở đô thị tăng nhanh vì chất lượng cuộc sống được nâng cao, cơ hội việc làm nhiều hơn. Vì vậy, điểm đặc trưng nhất chính là sự tăng nhanh số lượng dân sống trong khu vực.
Lãnh thổ được mở rộng
Đô thị hóa thúc đẩy quá trình mở rộng sang những vùng lân cận, kết nối và cải thiện cơ sở hạ tầng, công nghệ. Khi đó, khoảng cách dân cư giảm xuống, lãnh thổ khu tập trung dân cư được mở rộng hơn.
Lối sống đô thị xuất hiện rõ ràng
Cuộc sống ở đô thị được nâng cao, với văn hóa – kinh tế – xã hội đều tốt nhất. Những khu vực này có nhiều tòa nhà được xây dựng, có thêm những trung tâm mua sắm, khu vui chơi, y tế, giáo dục cũng được chú trọng.
3 kiểu đô thị hóa phổ biến
Hiện nay, tại Việt Nam có 3 hình thức đô thị hóa phổ biến. Cùng tìm hiểu các hình thức và đặc điểm nhận diện cụ thể:
Đô thị hóa nông thôn
Xu hướng này phổ biến nhất ở Việt Nam, được hiểu đơn giản là nông thôn được phát triển thông qua sự lan tỏa lối sống thành thị. Tốc độ tăng trưởng đô thị của hình thức này cực kỳ bền vững.
Đô thị hóa ngoại vi
Quá trình hình thành đô thị thông qua sự phát triển của công nghiệp, cơ sở hạ tầng,… Hình thức này sẽ tạo ra những cụm đô thị và liên đô thị để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa nông thôn.
Đô thị hóa tự phát
Đô thị hóa tự phát là gì? Đó là quá trình phát triển đô thị do dân số tăng quá mức, chủ yếu là dân nhập cư vùng khác đến. Tình trạng này diễn ra nhanh xảy ra hiện tượng thất nghiệp, dẫn đến chất lượng cuộc sống giảm đáng kể.
Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là gì?
Không thể phủ nhận được những tích cực và tiêu cực của đô thị hóa. Tùy theo hình thức phát triển sẽ có những ảnh hưởng nhất định.
Những điểm tích cực của quá trình đô thị hoá thể hiện qua các điểm là:
- Nền kinh tế ở khu vực cụ thể có cơ hội được thúc đẩy phát triển nhanh chóng.
- Dân cư có sự phân bố lại, mật độ được dàn trải đều trên nhiều vùng.
- Tạo ra cơ hội công việc mới, giúp người dân có thu nhập tốt hơn.
- Thị trường tiêu thụ, sản xuất diễn ra nhộn nhịp, nhiều ngành nghề.
- Thu hút nguồn lao động có tay nghề tốt.
- Hoàn thiện nhanh các công trình cơ sở hiện đại, ứng dụng nhiều công nghệ đổi mới, hiện đại hơn.
- Tăng mức độ hấp dẫn đối với những nhà đầu tư nước ngoài.
Tác động của đô thị hóa đến môi trường và khí hậu
Quá trình đô thị hóa diễn ra có tác động đến cả môi trường và khí hậu. Có khá nhiều vấn đề cần chú ý vì không phải lúc nào ảnh hưởng của đô thị hóa cũng tích cực.
Tác động đến môi trường
Với áp lực công nghiệp hóa, nếu không kiểm soát tốt đô thị hóa sẽ xảy ra nhiều hệ lụy với môi trường:
- Tài nguyên khoáng sản như than, quặng kim loại bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt.
- Nguồn nước sạch dần bị cạn: Khai thác nguồn nước đáp ứng dân cư sinh hoạt và làm nhà máy thủy điện, dần dần nước sẽ bị cạn kiệt.
- Diện tích cây xanh bị giảm nhanh do nhiều tòa nhà và khu công nghiệp phục vụ cho quá trình phát triển đô thị. Lượng cây giảm bớt nên chất lượng không khí cũng bị ảnh hưởng.
- Tăng thải khí nhà kính qua hoạt động công nghiệp, giao thông, sinh hoạt.
- Ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn, nước thải, khí thải, chỉ số AQI đo chất lượng không khí liên tục tăng cao.
- Cạn kiệt tài nguyên năng lượng và làm biến đổi khí hậu.
- Giảm đa dạng sinh học do rừng và nước ngập nước.
- Động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống tự nhiên bị thu hẹp.
- Khiến ô nhiễm chất phóng xạ ngày càng nặng nề do phải sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra năng lượng.
Ảnh hưởng đến khí hậu
Tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra thường xuyên, khiến cho khí hậu trở nên khắc nghiệt. Cùng giải đáp quá trình đô thị hóa gây ra hậu quả gì đối với khí hậu:
- Nhiệt độ đang ngày càng nóng lên. Người dân đối mặt với thời tiết khó chịu tăng cao nhưng không có điều kiện giải nhiệt theo những cách tốn kém. Bạn có thể theo dõi thời tiết thành phố Hồ Chí Minh hôm nay, nơi có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước để thấy được các khó khăn mà người dân nơi đây đang phải đối mặt hàng ngày.
- Có nhiều cơn bão lớn và mức độ tàn phá cao hơn trước đây.
- Tình trạng khô hạn cũng kéo dài ở một số địa phương.
- Nước biển nóng lên và ngày càng dâng lên cao hơn.
Q&A liên quan đến quá trình đô thị hóa
Bạn đã tìm hiểu đô thị hóa là gì, biết được có những hình thức nào và đặc điểm nhận diện ra sao. Cùng tìm hiểu thêm một số vấn đề có liên quan đến thắc mắc này để hiểu rõ hơn về quá trình diễn ra.
Quá trình đô thị hóa ở nước ta bắt đầu từ khi nào?
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đã bắt đầu diễn ra từ năm 1990. Vào thời điểm này, cả nước có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ với mức tỷ lệ đô thị hóa chiếm 17-18%.
Bước sang năm 2000, nước ta đã có 649 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2003 đã tăng lên 656. Đến năm 2024, cục phát triển đô thị đã thống kê tổng số đô thị ở nước ta lên đến 904.
Tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam là bao nhiêu?
Tỷ lệ đô thị hóa trong năm 2024 tại Việt Nam đang đạt mức 40.4%. Nước ta đang đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ tăng lên 45%, và năm 2030 là trên 50%.
Đô thị hóa ở châu Âu bắt đầu từ khi nào?
Tại châu Âu, quá trình đô thị hóa đã bắt đầu từ thời cổ đại và phát triển trong thời trung đại. Cụ thể, quá trình này đã phát triển một cách mạnh mẽ sau cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh vào giữa thế kỷ thứ 18.
Kết luận
Những vấn đề liên quan đến đô thị hóa là gì đã được chuyên gia tại Thời Tiết 4M (Website dự báo thời tiết hàng đầu Việt Nam) trả lời giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về quá trình này.
Sự mở rộng đô thị và phát triển kinh tế mang đến nhiều lợi ích cho người dân. Tuy nhiên, vẫn cần có những chính sách riêng để không gây ảnh hưởng đến môi trường và khí hậu.
Nội dung bài viết
- 1. Đô thị hóa là gì? Biểu hiện của quá trình phát triển đô thị
- 2. 4 điều kiện thúc đẩy quả trình đô thị hóa
- 3. Các đặc điểm nhận biết quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
- 4. 3 kiểu đô thị hóa phổ biến
- 5. Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là gì?
- 6. Tác động của đô thị hóa đến môi trường và khí hậu
- 7. Q&A liên quan đến quá trình đô thị hóa
- 8. Kết luận