Hiệu ứng nhà kính là gì, kiến thức quan trọng mà mỗi người dân cần biết. Hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng này sẽ giúp chúng ta có phương án khắc phục, bảo vệ môi trường sống xanh – chất lượng – bền vững.
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiện tượng khí quyển hấp thu năng lượng Mặt Trời, nó chính là nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu. Hiện tượng này xuất phát từ các bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển và chiếu thẳng trực tiếp lên mặt đất.
Trái Đất sẽ hấp thu các bức xạ này và dần nóng lên. Sau đó, các sóng dài lại được bức xạ vào khí quyển để CO2 hấp thu khiến nền nhiệt không khí cao hơn.
Bình thường, lượng khí nhà kính ở mức cân bằng nên nhiệt lượng duy trì ổn định và giúp giữ ấm Trái Đất. Tuy nhiên, do lượng khí này quá nhiều, lượng nhiệt bị hấp thu lớn làm hành tinh của chúng ta nóng lên không ngừng.
Năm 1824, nghiên cứu về hiệu ứng nhà kính được khám phá bởi nhà khoa học Joseph Fourier. Tuy nhiên, mãi đến năm 1858, nhà khoa học John Tyndall mới thực hiện thành công thí nghiệm chứng minh điều này.
Sau đó, năm 1896, Svante Arrhenius đưa ra số liệu báo cáo cụ thể về nhà kính. Ngày nay, cơ chế trên đang có dấu hiệu gia tăng gây ảnh hưởng lớn đến tự nhiên và con người.
Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính xuất phát từ đâu?
Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính đến từ 2 yếu tố chính: Khí nhà kính và hoạt động sản xuất của con người.
Khí nhà kính
Khí nhà kính có thể là khí tự nhiệt hoặc nhân tạo có trong bầu khí quyển, bao gồm:
- Carbon dioxide (CO2): Loại khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính. CO2 được sinh ra từ các vụ đốt cháy rừng, sử dụng năng lượng hóa thạch, rác thải.
- Methane (CH4): Đây là khí mạnh hơn cả CO2 nhưng tỷ lệ tồn tại trong khí quyển thấp hơn. CH4 sinh ra từ các quá trình sinh học như chăm nuôi gia súc, đường ruột của động vật hay phân huỷ rác thải.
- Nitrous oxide (N2O): Loại chất gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn cả CH4. Khí sinh ra từ hoạt động sử dụng chất bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp.
- HFCs, PFCs và SF6: Là các khí gây hiệu ứng nhà kính nhân tạo. Chúng sinh ra từ các ứng dụng công nghiệp như sản xuất bia, nước ngọt, làm lạnh, sản xuất thiết bị điện tử.
- Lưu huỳnh dioxide (SO2): Loại khí được sinh ra từ hoạt động của núi lửa hoặc đốt nhiên liệu. Đây cũng là khí gây ra hiện tượng mưa axit ở Việt Nam.
Hoạt động con người
Hiện tượng hiệu ứng nhà kính xuất phát từ nguyên chính là các hoạt động của con người. Lượng lớn khí CO2 và các khí khác bị phát thải vào khí quyển đến từ:
- Sử dụng năng lượng hóa thạch như than đá, khí đốt, dầu mỏ để tạo ra các loại năng lượng.
- Các phương tiện giao thông dùng động cơ đốt nhiên liệu như xe máy, ô tô, máy bay… tạo ra lượng lớn khí CO2 và các chất khí thải khác.
- Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy điện, nhà máy sản xuất hoá chất.
- Hoạt động nông nghiệp cũng phát thải ra khí nitơ oxit và khí metan vào bầu không khí.
Hiệu ứng nhà kính có vai trò gì?
Hiệu ứng nhà kính có vai trò giữa cho nhiệt nhiệt độ của Trái Đất ở mức ấm áp. Điều này tạo môi trường sống lý tưởng cho con người và sinh vật.
Nếu không có hiện tượng này, nhiệt độ của Trái Đất sẽ rơi vào khoảng -15 độ C. Ở trạng thái ổn định, chính các loại khí như CO2 giúp nhiệt độ tăng thêm khoảng 30 độ C, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống.
Tuy nhiên, sự gia tăng quá nhiều các loại khí nhà kính trong bầu khí quyển khiến nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên. Nhiệt độ toàn cầu tăng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và con người.
Là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Đồng thời, tác động đến nền kinh tế, đời sống con người. Gây ra những thiệt hại nặng nề về tài sản cũng như sinh mạng.
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính đối với môi trường và con người
Tác hại của hiệu ứng nhà kính đến môi trường và con người là rất nghiêm trọng. Dưới đây là những tác động rõ rệt mà chúng ta có thể cảm nhận được:
Biến đổi khí hậu
Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trung bình trên toàn cầu ngày một tăng. Điều này tác động mạnh mẽ đến biến đổi khí hậu, bao gồm:
- Tăng mực nước biển: Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng dẫn đến hiện tượng băng tan, chảy vào các đại dương làm mực nước biển ngày càng dâng cao. Tác hại của nước biển dâng là ảnh hưởng đến những vùng đất thấp, gây nên ngập lụt, xâm nhập mặn.
- Thay đổi chu kỳ khí hậu: Làm tăng nhiệt độ, biến đổi về gió, ảnh hưởng đến lượng mưa. Sự thay đổi các yếu tố thời tiết biểu hiện rõ ở những vùng khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới.
Tìm hiểu tất tần tật biến đổi khí hậu là gì, các tác hại lớn của nó đối với môi trường & con người tại đây.
Ảnh hưởng đến đời sống con người
Con người chịu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra do biến đổi khí hậu. Gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn cả về người và tài sản.
Tìm hiểu rõ hơn về thời tiết cực đoan là gì và có những hiện tượng nào được xếp vào nhóm này để thấy được hiệu ứng nhà kính có ảnh hưởng lớn như thế nào.
Nhiệt độ cao, khô hạn kéo dài tác động nền nông nghiệp. Cây trồng kém phát triển, động vật thiếu nguồn ăn, nước uống. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến sản lượng nông nghiệp giảm, giá cả thực phẩm tăng cao. Nhiều quốc gia phải đối mặt với nạn đói, người dân ngày càng nghèo khổ.
Nạn đói còn kéo theo các hệ luỵ về vấn đề sức khỏe, kinh tế, giáo dục, đời sống tinh thần của người dân… Do đó, vấn đề hiệu ứng nhà kính tác động trực tiếp đến an ninh lương thực và sự phát triển bền vững của một quốc gia.
Biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính
Sau khi biết hiệu ứng nhà kính là gì, những hậu quả nghiêm trọng mà nó để lại thì chúng ta cần hành động ngay lập tức để bảo vệ môi trường sống. Dưới đây là các biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính:
Trồng nhiều cây xanh
Đây được xem là biện pháp đơn giản, hiệu quả và bền vững nhất để giảm thiểu sự tăng lên của nhiệt độ trên toàn cầu. Thông qua quá trình quang hợp, cây xanh sẽ hấp thụ khí CO2. Từ đó, lượng CO2 sẽ giảm bớt trong bầu khí quyển, hạn chế tình trạng hiệu ứng nhà kính như hiện nay.
Tiết kiệm năng lượng, ưu tiên năng lượng sạch
Năng lượng được sinh ra trong quá trình đốt các nguyên liệu, nhiên liệu hoá thạch. Hoạt động này phát thải ra không khí lượng lớn khí CO2. Do đó, để giảm hiệu ứng, giảm ô nhiễm không khí thì tiết kiệm năng lượng là một giải pháp hiệu quả.
Bên cạnh đấy, nên ưu tiên sử dụng năng lượng sạch từ gió, ánh sáng mặt trời. Đây là những nguồn năng lượng có thể tái tạo, bền vững, giảm vấn đề ô nhiễm môi trường, hạn chế hiệu ứng nhà kính.
Tối ưu hoá phương tiện giao thông
Các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, xe tải… sinh ra lượng lớn khí CO2, NO2 và khói bụi vào không khí. Để bảo vệ môi trường, mỗi người nên có ý thức thay đổi thói quen đi lại.
Ưu tiên đi xe đạp, xe điện, ô tô điện, đi bộ hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Điều này sẽ hạn chế được lượng khí thải độc hại đẩy nhanh tốc độ nóng lên của Trái đất.
Nâng cao ý thức trong cộng đồng
Mỗi người dân cần được cung cấp kiến thức về hiệu ứng nhà kính là gì, nguyên nhân do đâu, hậu quả như thế nào. Từ đó, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống ngày một tốt hơn.
Đẩy mạnh các hoạt động về trồng cây xanh, hạn chế, phân loại và xử lý rác thải đúng cách. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân cách tiết kiệm, sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm thiểu phát thải khí độc hại ra ngoài không khí. Ưu tiên nền công nghiệp, nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường.
Câu hỏi thường gặp
Để hiểu rõ bản chất hiệu ứng nhà kính là gì, mời bạn đọc tìm hiểu thêm các câu hỏi liên quan đến hiện tượng này.
Khí gây hiệu ứng nhà kính là khí nào?
Trả lời: 3 loại khí chính gây hiệu ứng nhà kính có hàm lượng cao nhất gồm: Carbon dioxide (CO2), nitrous oxide (N2O) và methane (CH4). Ngoài ra, một số loại khí khác như: hydrofluorocarbons (HFCs), sulphur hexafluoride (SF6), perfluorocarbons (PFCs) và nitrogen trifluoride (NF3).
Tại sao khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính?
Trả lời: CO2 có khả năng hấp thụ và phản xạ lại các bức xạ nhiệt phát ra từ mặt trời. Từ đó, gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính có gây hại đến hệ sinh thái không
Trả lời: Hiệu ứng nhà kính gây hậu quả nghiêm trọng đến hệ sinh thái. Khiến mở rộng sa mạc, hạn hán kéo dài, đất đai xói mòn, rừng càng lùi về vùng cực, lượng mưa tăng thêm 7 đến 11%. Biến đổi khí hậu khiến mùa đông ngày càng nồm ẩm, mùa hè càng trở nên khô hạn.
Kể tên các công nghệ hiện đại bảo vệ hiệu ứng nhà kính
Trả lời: Một số công nghệ hiện đại được phát minh để bảo vệ hiệu ứng nhà kính:
- Phương pháp Bioremediation sử dụng cây xanh và vi khuẩn để làm sạch không khí.
- Xây dựng hệ thống tuabin trên biển để tạo ra điện năng.
- Công nghệ OTEC biến đổi năng lượng nhiệt ở đại dương thành điện năng.
- Công nghệ năng lượng mặt trời để chuyển đổi thành điện năng hoặc nhiệt năng.
- Giấy điện tử có thể tái sử dụng nhiều lần.
- Chôn lấp khí CO2 xuống lòng đất.
- Sử dụng pin năng lượng hydro thay thế cho xăng, dầu.
Lời kết
Hiểu được hậu quả nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kính là gì sẽ giúp con người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống và thực hiện các biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính. Xây dựng một hành tinh xanh là cách để chúng ta sống chất lượng hơn mỗi ngày.