Hiện tượng mưa giông là gì cần được tìm hiểu để thấy được hậu quả, sự nghiêm trọng và tác hại của nó. Việt Nam nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thường xuyên có sự thay đổi thời tiết và đối mặt với nhiều loại mưa khác nhau tùy thời điểm.
Mưa giông là gì?
Mưa giông là hiện tượng mưa kèm theo sấm chớp, gió giật mạnh (tất nhiên nó là 1 phần nằm trong câu hỏi chung hiện tượng mưa là gì). Thời điểm xảy ra vào chiều tối và đêm mùa hè ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Trung, miền Nam. Tại một số nơi, dông còn kèm theo vòi rồng, mưa đá gây nguy hiểm.
Những nơi thường có dông là vùng có đối lưu mạnh, nhiệt độ thay đổi mạnh giữa các tầng khí quyển, tốc độ gió mạnh… Khu vực đồi núi hay vùng giáp ranh giữa đồi núi thuộc hướng đón gió cũng thường xuyên xảy ra các cơn dông.
Khi xảy ra mưa giông, nhiệt độ các khu vực thường có xu hướng giảm mạnh, ví dụ như nhiệt độ Hải Dương quan sát được khi xảy ra mưa giông vào mùa hè có thể xuống tới 25 độ, trời se lạnh.
Nguyên nhân mưa giông xuất hiện do đâu?
Nguyên nhân hình thành mưa giông do mặt trời chiếu xuống mặt đất lượng bức xạ lớn. Mặt đất nóng lên, không khí giãn nở và được đẩy lên cao nhiều hơn bình thường. Cùng thời điểm, luồng khí nhiệt độ thấp hơn ở phía trên cũng được đẩy xuống dưới.
Các đám mây tích tụ lượng nước khổng lồ, khi lên đến độ cao và điều kiện phù hợp, hạt mưa rơi xuống bề mặt trái đất. Bên cạnh đó, những giọt nước trong mây va chạm với nhau, cọ xát tạo thành điện tích tĩnh tích tụ.
Phía trên mang điện tích âm còn phía dưới mang điện tích dương. Khi tích lũy đủ chúng sẽ giải phóng năng lượng. Sự phân bổ mây dày đặc trên bầu trời sẽ phóng điện vào nhau gây nên hiện tượng sấm chớp.
Đây chính là lý do trong cơn dông, mưa lớn, hạt nặng và to thường kèm theo sấm chớp. Những hình thái của mưa khác, ví dụ mưa phùn là gì, vừa mưa vừa nắng (bóng mây), điện tích của đám mây không đủ năng lượng nên không có sấm sét.
Các tỉnh ở phía Nam thường xuyên xuất hiện hiện tượng này, ví dụ khi tra cứu dự báo thời tiết Đồng Nai đôi khi sẽ thấy trạng thái mưa giông được đề cập ở dòng mô tả rất rõ ràng.
Ảnh hưởng do mưa giông gây ra đối với tự nhiên và con người
Ảnh hưởng của mưa giông là gì có thể phân tích theo cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Cụ thể:
Ảnh hưởng tích cực của mưa giông
Trên thực tế, hiện tượng này mang đến các tác động tích cực đến đời sống, sản xuất. Ví dụ:
- Lượng mưa lớn giúp tăng lượng nước chứa trong ao hồ, đập thủy điện… mang đến nguồn cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho người dân và hoa màu.
- Sự phóng điện từ các đám mây kết hợp các hợp chất trong khí quyển tạo thành muối nitrat và Amôniắc. Khi theo các hạt nước rơi xuống sẽ làm đất đai thêm phì nhiêu màu mỡ.
Ảnh hưởng tiêu cực từ dông nguy hiểm ra sao?
Mặc dù có điểm tích cực nhưng những hậu quả mà mưa giông cũng là điều cần xem xét để có biện pháp phòng tránh, hạn chế ảnh hưởng. Cụ thể:
- Mưa kèm theo gió lớn có thể làm gãy đổ cây cối, hư hỏng cơ sở hạ tầng. Nhất là các trận kèm theo lốc xoáy, vòi rồng mang đến nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng tính mạng con người, tài sản.
- Lượng nước lớn khiến hệ thống thoát ở các đô thị lớn không kịp gây ngập lụt, ách tắc giao thông, hư hại các phương tiện.
- Mưa lớn gây ngập úng hoa màu, thiệt hại kinh tế.
- Trong cơn dông kèm theo sét đánh, dễ cháy nổ đường điện, nguy hiểm tính mạng.
Biện pháp phòng tránh mưa giông (rất dễ áp dụng)
Hiện tượng mưa giông thường kết hợp với bão. Nguyên nhân là các cơn gió từ biển thổi vào tạo nên rãnh áp thấp gây mưa khi kết hợp thời tiết trong đất liền. Để có những biện pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai cần chú ý:
- Thường xuyên theo dõi những bản tin thời tiết trên website Thời Tiết 4M hoặc các cơ quan chức năng để biết về thời điểm xảy ra hiện tượng này. Một số tỉnh thành thường xuyên xuất hiện dông cần chú ý theo dõi hơn cả, ví dụ thời tiết Thừa Thiên Huế vào các tháng mùa mưa.
- Hạn chế ra đường, di chuyển khi có gió lớn, đặc biệt là phía dưới cây lớn để tránh gãy đổ vào người.
- Không trú mưa dưới gốc cây, giữ khoảng cách an toàn với các thiết bị dùng điện. rút phích cắm điện trước cơn giông… Mục đích là để tránh sấm sét đánh.
- Trong cơn giông có gió lớn, không nên dùng ô dù dễ bị gió thổi bay nguy hiểm. Bạn cần tìm nơi trú ẩn an toàn, kín gió, dựa lưng vào tường bê tông.
- Không đứng gần cửa sổ, mái hiên, những đồ vật có khả năng tích điện cao và không tập trung thành nhóm đông người.
Nếu cảm thấy tóc bị dựng lên hãy lập tức ngồi xuống và lấy tay bịt tai. Đây là dấu hiệu của việc tích điện, dễ bị sét đánh. Tuyệt đối không nằm xuống đất hay đặt tay tiếp xúc mặt đất.
Dự báo thời tiết Quảng Ninh và dự báo thời tiết các tỉnh thành khác trên cả nước đều là những biện pháp phòng tránh mưa giông hiệu quả khi có thể cung cấp chi tiết các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, gió,.. từng giờ từng phút một cách chính xác để chúng ta có thể hạn chế ra ngoài trước khi trời mưa.
Câu hỏi thường gặp
Liên quan đến hiện tượng tự nhiên này, một số câu hỏi được nhiều người quan tâm sẽ được giải đáp cụ thể:
Mưa giông rải rác là gì?
Mưa giông rải rác là gì là diện tích cơn mưa xảy ra trên khoảng 33% đến 67% khu vực được dự báo. Trong trường hợp tỷ lệ nơi có mưa giông trên 67% được gọi là mưa nhiều nơi.
Mưa giông hay mưa giông?
Mưa giông hay mưa giông đều là cách viết đúng chính tả và sử dụng được trong các văn bản lẫn giao tiếp tiếng Việt. Thông tin này được để cập trong những cuốn từ điển Tiếng Việt của Giáo Sư Hoàng Phê ( xuất bản 2006) và Nguyễn Kim Thản (xuất bản 2005).
Kết luận
Mưa giông là gì và các biện pháp phòng chống tác hại tiêu cực của hiện tượng này đã được giới thiệu. Tại các khu vực thường xuyên có mưa to kèm sấm sét, gió lớn, người dân càng cần quan tâm đến dự báo thời tiết và chú ý giữ an toàn.