Mưa sao băng là gì được quan tâm bởi nhiều người, hiện tượng này luôn thu hút đông đảo người xem và đón chờ. Nhiều người còn cho rằng nếu có cơ hội chứng kiến sao băng và thể hiện nguyện ước thì điều ước sẽ thành sự thật.
Sao băng là gì?
Sao băng (sao đổi ngôi) hay còn được gọi là sao sa là những đường nhìn thấy được bằng mắt thường của những thiên thạch hay vân thạch khi chúng va chạm với Trái Đất.
Sau khi những vật thể như thiên thạch, sao chổi hay tiểu hành tinh rơi vào bầu khí quyển của Trái Đất, chúng sẽ bị đốt nóng tới phát ra ánh sáng do va chạm với các phân tử trong không khí. Vệt sáng này sẽ di chuyển theo tốc độ và chuyển động của vật thể chính.
Mưa sao băng là gì?
Mưa sao băng là hiện tượng có nhiều sao sa xuất hiện trên bầu trời vào khoảng thời gian ngắn, chu kỳ kéo dài vài ngày hoặc vài chục ngày. Mật độ xuất hiện trên bầu trời từ vài chục cho tới hàng nghìn tia sáng trong 1 giờ.
Khi quan sát một cơn mưa sao đổi ngôi, bạn có thể thấy các tia sáng thường xuất phát hoặc hướng về một vùng trên bầu trời. Điểm này gọi là tâm điểm mưa sao băng.
Nguyên nhân hình thành mưa sao băng do đâu?
Hiện tượng mưa sao băng hình thành do bụi của sao chổi khi di chuyển gần Trái Đất, tạo ra dải bụi trên quỹ đạo.
Nếu sao chổi đi qua hoặc ở gần quỹ đạo của Trái Đất và Trái Đất cũng đang ở gần điểm giao nhau đó, lớp bụi này sẽ bay vào bên trong khí quyển làm xuất hiện nhiều vệt sáng trên bầu trời.
Nhiều tin đồn cho rằng ngày có sao sa sẽ có hiện tượng thủy triều đỏ nhưng điều này không chính xác. Bạn có thể tìm hiểu thêm về thủy triều đỏ để hiểu nguyên nhân hình thành và tác động đến đời sống.
Các trận mưa sao băng lớn trong lịch sử
Các trận mưa sao băng diễn ra đều để lại ấn tượng rất lớn cho người dân và thu hút lượng lớn khách du lịch ghé tới chụp ảnh sự kiện lãng mạn này.
Mưa sao băng Perseid
Tên Perseids có nguồn gốc từ đất nước Hy Lạp và được gắn liền với Á thần Perseus. Ở Việt Nam, cơn mưa sao sa này gọi là Anh Tiên. Đây là cơn mưa sao lớn nhất có nguồn gốc từ sao chổi tên là Swift-Tuttle.
Mưa sao băng Perseids có thể được nhìn thấy từ giữa tháng 7 và đạt đỉnh vào thời gian tháng 8 sau đó. Trong thời gian đạt đỉnh, mọi người có thể quan sát được hơn 60 vệt sao đổi ngôi rơi trong mỗi giờ. Tuy nhiên, khu vực nhìn thấy rõ nhất hiện tượng này là ở Bắc bán cầu.
Ở Việt Nam, Perseids là một trong số ít trường hợp mưa sao băng mà người Việt có thể quan sát bằng mắt thường.
Giả thích Kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á là gì để biết được ở khu vực này có thường xuyên quan sát được hiện tượng kỳ thú từ sao băng hay không.
Mưa sao sa Geminids
Mưa sao băng Geminids được tạo thành do tiểu hành tinh Phaethon rơi xuống Trái Đất. Hiện tượng này thường bắt đầu vào tháng 12 và đạt đỉnh từ ngày mùng 6 tới 14 tháng 12.
Sao sa xuất hiện ở độ cao 100 km so với mặt đất. Chúng di chuyển khá nhanh với vận tốc khoảng 35 km/s.
Khu vực Bắc xích đạo có thể quan sát mưa sao băng Geminids vào thời gian hoàng hôn của khu vực. Ngược lại, khu vực Nam xích đạo sẽ dễ dàng chứng kiến Geminids rơi xuống vào nửa đêm và thưa dần vào sáng sớm.
Mưa sao đổi ngôi Quadrantids
Nguồn gốc của cơn mưa này là do những mảnh vỡ vụn của tiểu hành tinh (2003 EH1). Mưa sao băng Quadrantids thường bắt đầu rơi vào tháng 1 và chỉ kéo dài vài giờ đồng hồ.
Mỗi khi đạt đỉnh, bạn có thể quan sát được hơn 100 vệt sao chạy qua mỗi giờ. Vì mưa sao sa này chỉ kéo dài trong vài giờ đồng hồ nên bạn cần chú ý quan sát để không bỏ lỡ hiện tượng thiên văn thú vị này.
Khu vực có thể nhìn thấy rõ nhất cơn mưa này là ở bắc bán cầu, tuy nhiên ở vĩ độ 1 tới 50 của nam bán cầu, bạn vẫn có thể quan sát thấy nó.
Mưa sao băng Orinids
Mưa sao băng Orionids sẽ diễn ra vào tháng 10 hàng năm, kéo dài khoảng 1 tuần và có thể được nhìn thấy ở một khu vực rộng lớn trên trời. Sao chổi Halley là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này.
Khi mưa đạt cực đại, bạn có thể chứng kiến từ 50 tới 70 sao sa rơi trên trời mỗi giờ.
Mưa sao đổi ngôi Leonid
Leonid bắt đầu xuất hiện trên bầu trời vào giữa tháng 11 trong năm. Mưa sao băng Leonid được đánh giá là hiện tượng thiên văn đạt đến mức “bão” tại khu vực. Cứ 33 năm thì lịch sử ghi nhận một cơn mưa Leonids lớn hơn một cách bất thường.
Thời gian đạt đỉnh, bạn sẽ được chứng kiến hàng nghìn ngôi sao sa bay vào trong khí quyển của Trái Đất.
Vào năm 2002, bão sao đổi ngôi Leonids xuất hiện 3000 vệt sáng trong 1 giờ diễn ra sự kiện thiên văn đáng ghi nhớ này.
Mưa sao sa Delta Aquarids
Delta Aquarids là hiện tượng mưa sao sa diễn ra vào tháng 7 tới tháng 8 hàng năm.
Mưa sao băng Delta Aquarids là do sao chổi có tên 96 Machholz gây ra. Cơn mưa này cũng chỉ được đánh giá ở mức trung bình vì chỉ có khoảng 15-20 ngôi sao đổi ngôi rơi trong thời gian đạt đỉnh.
Mưa sao sa Draconids
Nguồn gốc gây ra hiện tượng thiên văn này là do sao chổi 21P/ Giacobini-Zinner. Thời gian xuất hiện mưa sao băng Draconids là vào tháng 10. Khi đạt cực đại, “rồng trời” phun lửa Draconids chỉ xuất hiện 5 vệt sáng trong 1 giờ xuất hiện. Chính vì thế, bạn cần phải thật chú ý quan sát thì mới thấy được hiện tượng thiên văn vũ trụ này.
Các nước ở khu vực Bắc bán cầu có thể dễ dàng thấy cơn mưa sao sa Draconids này.
Tìm hiểu: Bắc cực hay Nam cực lạnh hơn? Đặc trưng thời tiết 2 cực này đều là băng giá nhưng Nam cực lại lạnh hơn tương đối.
Mưa sao đổi ngôi Lyrids
Mưa sao băng Lyrids hay còn được gọi với cái tên “ Bản giao hưởng” Lyrid có nguồn gốc từ sao chổi Thatcher.
Hiện tượng thiên văn lý thú này bắt đầu trình diễn vào ngày 16 kéo dài tới ngày 25/4, thời gian đạt cực đại là vào ngày 22/4. Từ mặt đất bạn có thể quan sát thấy 10 tới 20 sao sa rơi xuống trong mỗi giờ. Tuy nhiên, để dễ theo dõi, bạn cần quan sát trong trời đêm và môi trường ánh sáng không bị ô nhiễm.
Lịch mưa sao băng năm 2024 (có thể quan sát)
Năm 2024 là năm đầy hứa hẹn cho hiện tượng thiên văn lý thú, một trong số đó chính là mưa sao băng. Để không bỏ lỡ bất kỳ khung thời gian diễn ra màn trình diễn ánh sáng sao băng nào, bạn cần ghi chú lại các thời gian quan trọng dưới đây:
- Quadrantids diễn ra vào ngày 3-4/1/2024
- Lyrids: từ ngày 22-23/04/2024
- Eta Aquarids: từ ngày 06-07/05/2024
- Delta Aquarids: từ ngày 28-29/07/2024
- Perseids: từ ngày 12-13/08/2024
- Draconids: vào ngày 07/10/2024
- Orionids: từ ngày 21-22/10/2024
- Taurids: từ ngày 04-05/11/2024
- Leonids: từ ngày 17-18/11/2024
- Geminids: từ ngày 13-14/12/2024
- Ursids: từ ngày 21-22/12/2024
Để có thể quan sát tốt nhất các hiện tượng mưa sao băng sắp tới trong năm nay, bạn cần chuẩn bị cho mình những công cụ quan sát như kính thiên văn, hay chọn một địa điểm cao ráo để việc quan sát trở nên dễ dàng hơn.
Q&A về mưa sao băng
Trang thông tin thời tiết, khí hậu Thời tiết 4M giải đáp những câu hỏi xoay quanh về hiện tượng mưa sao băng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của hiện tượng thiên văn thú vị này.
Tại sao ước nguyện trước mưa sao băng sẽ thành hiện thực?
Theo quan niệm của người Việt Nam và nhiều quốc gia, nhìn thấy sao băng cũng như nhìn thấy điềm báo của sự may mắn, hạnh phúc trong tương lai. Chính vì thế, khi thấy sao sa rơi, bạn có thể yêu cầu 3 điều ước và điều ước đó sẽ sớm trở thành sự thật.
Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm trong dân gian, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh được các điều ước sẽ thành sự thật nếu ước nguyện trước sao đổi ngôi.
Có dễ ngắm mưa sao băng không?
Quan sát mưa sao băng khá dễ dàng ở một số khu vực, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng ngắm được trọn vẹn cơn mưa sao sa đó bởi vì thời gian mưa sao sa xuất hiện là không chính xác như dự đoán vì thế bạn cần đầu tư thời gian và sự kiên trì để chờ sao rơi.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần ngắm sao ở trong địa hình thích hợp. Nếu như chọn nơi có độ cao kém và bị che khuất nhiều, thì bạn sẽ khó có thể thấy được mưa sao sa.
Hơn nữa, ánh sáng Mặt trăng cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc quan sát. Tìm hiểu Mặt Trăng là gì và các đặc điểm của nó để hiểu hơn về vấn đề này.
Hướng dẫn quan sát mưa sao băng cực dễ cho bạn
Để chứng kiến buổi trình diễn ánh sáng đẹp mắt của cơn mưa sao sa, bạn cần chú ý tìm những nơi để quan sát được rõ nét vẻ đẹp của sao băng. Dưới đây là một số cách giúp bạn quan sát sao đổi ngôi cực dễ:
- Chọn địa điểm tối và ánh sáng khu vực không bị ô nhiễm. Nếu có thể hãy tới những khu vực hẻo lánh, ít nhà cửa cao tầng, không gian mở.
- Chờ mắt thích nghi với bóng tối (khoảng 20 phút)
- Không ngắm dưới ánh trăng vì trăng có thể làm mờ vệt sáng của sao.
- Nhìn lên bầu trời và trời sao băng tới. Quá trình này cần sự kiên trì và nhẫn nại, các tia sáng của sao sa có thể tới bất cứ khi nào. Nếu bạn không chú ý, bạn sẽ bỏ lỡ nó.
Kết luận
Mưa sao băng là gì, nguyên nhân và một số cơn mưa sao đổi ngôi điển hình trong lịch sử đã được đề cập tới trong bài viết ngày hôm nay. Bạn cần chủ động lưu lại những khoảng thời gian sẽ xuất hiện hiện tượng thú vị này để không bỏ lỡ khoảnh khắc đẹp, thơ mộng nhất.