Thiên thạch là gì là chủ đề được quan tâm liên quan đến thời tiết và thiên văn học. Từng có nhiều tin đồn vật thể vô định này có thể va chạm vào trái đất dẫn đến diệt vong nhưng chưa được kiểm chứng.

Thiên thạch là gì?
Giải thích khái niệm và sức mạnh của thiên thạch

Thiên thạch là gì?

Thiên thạch (meteoroid) hay còn được gọi là đá trời được dùng để chỉ các thiên thể ở bên ngoài vũ trụ còn sót lại một phần (chưa cháy hết) khi rơi xuống Trái Đất.

Nó rơi xuống với vận tốc rất nhanh mà mắt thường khó có thể nhìn ra được. Khi tiếp xúc với bầu khí quyển Trái Đất, áp suất nén sẽ làm cho các thiên thạch này nóng lên, tạo ra ánh sáng hoặc đốt cháy lớp bên ngoài của nó hay còn gọi là mưa sao băng.

Ngoài ra, khi va chạm hay rơi vào bất cứ hành tinh hay tiểu hành tinh nào, thì nó cũng để lại những mảnh vỡ trên bề mặt va chạm. Một số chúng có kích thước lớn và nhân khó bị bốc hơi thì có thể rơi xuống bề mặt Trái Đất với hình dạng viên hay khối rắn.

Thiên thạch có mấy loại?

Các nhà nghiên cứu thường chú ý tới cấu tạo bên trong thiên thạch để phân loại chúng. Nhìn chung, sẽ có  3 loại đá trời chính:

Thiên thạch sắt Thiên thạch đá Thiên thạch sắt-đá
Cấu tạo chủ yếu là sắt (khoảng 92%), ngoài ra thì có 7% là niken và một số lượng khoáng chất nhỏ.

Dạng thiên thạch này chỉ chiếm 6%.

Cấu tạo chủ yếu từ silicat (có olivin và pyroxen).

Chia làm 2 loại chính là hạt và không hạt.

Chiếm tới 92% số lượng, trong đó 84% là thiên thạch hạt.

Đây là sự kết hợp của hai loại đá trời sắt và đá. Cấu tạo có sắt và niken chiếm một nửa, silicat chiếm nửa còn lại khối lượng.

Chiếm 2% số lượng.

Phân loại thiên thạch
Các loại meteoroid phổ biến

Các thiên thạch có nguồn gốc từ đâu?

Theo các chuyên gia, các mảnh vỡ của những hành tinh nhỏ bị nổ tung trong vũ trụ được gọi là thiên thể. Chúng tập trung di chuyển xung quanh hệ mặt trời và phân tách thành vành đai tiểu hành tinh.

Khi các mảnh thiên thể này chệch khỏi quỹ đạo vốn có của chúng và hướng về các hành tinh khác trong hệ mặt trời, đặc biệt là Trái Đất thì đó được gọi là thiên thạch.

Mỗi vụ thiên thạch rơi sẽ để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho Trái Đất và cuộc sống của người dân. Chính vì thế, cần phải tìm ra những kế hoạch ứng phó kịp thời để chống lại hiểm họa nguy hiểm này.

Thiên thạch có nguồn gốc từ đâu?
Nguồn gốc của thiên thạch

Một số cách để phân biệt đá thường và thiên thạch

Ngày nay, vẫn còn nhiều người lầm tưởng đá ngoài đường là mảnh vụn của đá trời. Tuy nhiên sự thực không phải như vậy.

Đá thiên thạch có một số đặc điểm riêng mà đá thường khó có thể có được. Dưới đây là một số đặc điểm để phân biệt chúng và những loại đá thường khác:

Đặc điểm Đá trời Đá thường
Nguồn gốc Thiên thạch có nguồn gốc từ các mảnh thiên thể bị vỡ của hành tinh ngoài vũ trụ Có nguồn gốc từ tự nhiên
Hình dạng Thiên thạch có hình dạng khác biệt hẳn so với đá thường do bị nung nóng khi vượt qua bầu khí quyển. Trên bề mặt đá trồ thậm chí có những vết lõm hoặc vệt chảy do bị nóng chảy khi rơi vào khí quyển. Tròn, lục giác, hoặc hình dạng không nhất định. Trên bề mặt khá nhẵn
Màu sắc Màu đen hoặc màu nâu do sắt rỉ sét. Đá sẽ có nhiều loại màu sắc khác nhau, ví dụ như màu xám đen.  Ngoài ra những loại đá quý thì có màu sắc sặc sỡ như màu đỏ, xanh, tím…
Cấu tạo Thành phần chính là sắt, silicat và niken. Tùy thuộc vào thành phần sẽ có những loại khác nhau. Trong đá thường có nhiều loại khoáng vật cấu tạo thành, ví dụ magnetit, hematit, thạch anh, biotit, clorit…
Khối lượng Nặng hơn đá thường và có thể hút được nam châm. Tuy nhiên không phải đá trời nào cũng có từ tính, đặc biệt là một số loại hiếm có. Tùy vào hình dạng và kích thước đá sẽ có trọng lượng khác nhau. Tuy nhiên không nặng bằng thiên thạch.

Ngoài một số đặc điểm nói trên, các nhà nghiên cứu cũng tìm ra một vài cách phân biệt đá và thiên thạch bằng các thử nghiệm thực tế:

  • Kiểm tra cọ xước trên bề mặt: Đá trời không để lại vệt xước hay màu trên vật được cọ không tráng men. Ngược lại, đá khi cọ vào bề mặt không tráng men như gốm sẽ để lại những vệt màu đỏ hoặc đen. Điều này là do trong đá có chứa magnetit, hematit. Tuy nhiên không phải loại đá nào cũng để lại vệt màu.
  • Đục lỗ trên vật thể: Thiên thạch có mảnh kim loại sáng bóng bên trong. Ở bên trong đá thường sẽ có tinh thể thạch anh do hình thành từ macma nguội của tự nhiên. Nếu bên trong vật thể có những vệt bong bóng nhỏ, lỗ rỗng tí hon thì khả năng cao đó là đá núi lửa.
Phân biệt thiên thạch với đá thường
Một số cách phân biệt giữa đá và thiên thạch

Thiên thạch gây ra tác hại nào cho địa cầu và loài người như thế nào?

Sau mỗi lần thiên thạch rơi xuống, nó để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho khu vực ảnh hưởng. Trong quá trình này cho tới khi tiếp đất, chúng có thể phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó. Cụ thể:

  • Gây ra tuyệt chủng giống, loài động vật: Vụ thiên thạch rơi xuống Trái Đất khoảng 65 triệu năm trước đã chính thức khiến loài khủng long tuyệt chủng. Sức công phá lúc ấy được các nhà khoa học ước tính là 96 nghìn tỷ tấn bằng 1,7 triệu quả bom Sa hoàng của Liên Xô.
  • Các hiện tượng thời tiết cực đoan: Sau khi rơi xuống, đá trời khiến cả Trái Đất chìm trong hàng tấn bụi. Ngoài ra, nó còn gây ra hiện tượng động đất, sóng thần, hỏa hoạn hay mưa acid khiến bề mặt Trái Đất trở nên khô cằn, không còn sự sống.
  • Cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng, phá hủy: Vết tích của mảnh thiên thạch lao vào Trái Đất có thể tàn hại tới nơi sinh sống của hàng tỷ người. Nguyên nhân được cho là khi rơi xuống, chúng vẫn còn đang cháy nên nó có thể thiêu rụi nhà cửa, gia súc trong bán kính khoảng 13 dặm quanh nó.
Thiên thạch rơi
Thiên thạch gây ra vụ nổ lớn trên bề mặt địa cầu

Các vụ va chạm thiên thạch lớn nhất trong lịch sử

Trong lịch sử và hiện nay, Trái Đất đã chịu ảnh hưởng lớn từ những vụ thiên thạch rơi và để lại những dấu vết kinh hoàng trường tồn theo thời gian của loài người. Các nhà nghiên cứu và khoa học vũ trụ thường lấy tên địa điểm mà đá trời rơi để đặt tên cho chúng.

Tunguska

Thiên thạch rơi xuống Trái Đất vào năm 1908 có tên Tunguska. Đây là sự kiện khiến nhiều nhà khoa học đau đầu do đá trời rơi không hề để lại bất cứ vết tích nào.

Các nhà nghiên cứu xác định thời gian xảy ra vụ nổ này vào 7 giờ sáng (30/7), và nó đã nổ tung thành nhiều mảnh nhỏ. Vụ nổ đã khiến khu vực Tunguska mất trắng nhiều cánh rừng, nhà cửa và động vật.

Thiên thạch lao xuống Trái Đất
Vét tích của vụ rơi đá trời Tunguska

Hoba

Thiên thạch này được tìm thấy vào năm 1920 với trọng lượng là 66 tấn ở Namibia và được cho rằng đã “tiếp đất” vào hơn 80000 năm trước. Tuy nhiên, ở xung quanh mảnh đá trời này lại không xuất hiện bất cứ vết tích hay sự rạn nứt địa hình nào cũng khiến cho nhiều người thắc mắc.

Năm 1955, nhà cầm quyền Namibia đã quyết định tảng đá này là một di tích lịch sử của quốc gia. Giờ đây, địa điểm có tảng Hoba cũng trở thành một điểm thu hút khách du lịch tới tham quan.

Thiên thạch rơi xuống Trái Đất
Thiên thạch Hoba

Namibia thuộc đới khí hậu nhiệt đới. Bạn nên tìm hiểu đặc điểm thời tiết ở đây trước khi ra quyết định đến tham quan mảnh đá trời này.

Barwell

Vào những tháng cuối năm 1965, Barwell ở Leicestershire đã hứng chịu một vụ nổ lớn nhất trong lịch sử. Tảng Barwell đã vỡ ra hàng nghìn những mảnh nhỏ trước khi rơi xuống mặt đất và tạo ra một cơn mưa đá trời đúng nghĩa.

Chớp thời cơ đó, các viện bảo tàng đã đề ra mức giá trên trời cho những mảnh thiên thạch họ thu thập được. Các khách du lịch hay tay săn đá trời cũng ồ ạt kéo đến đây để tìm cho riêng mình một mảnh.

Barringer

Khác với những vụ nổ thiên thạch được đề cập tới ở trên, Barringer thu hút được nhiều sự quan tâm của khách du lịch khi tạo ra một hố sâu khổng lồ khi tiếp đất (độ sâu chừng 170 m). Hậu quả của vụ rơi này ước tính gấp 150 lần vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima.

Thiên thạch rơi xuống Trái Đất
Hố sâu do thiên thạch Barringer tạo ra

Vredefort Dome

Thiên thạch Vredefort Dome nằm tại Nam Phi là đá trời lớn nhất trong lịch sử với kích thước khoảng 300 km. Tuy nhiên do sự xói mòn của thời gian, những dấu vết nguyên bản của vụ va chạm này bị ảnh hưởng rất nhiều. Những gì còn lại của Vredefort Dome chỉ còn là bụi đá quanh miệng hố khi chúng tiếp đất.

Thiên thạch lao vào Trái Đất
Thiên thạch Vredefort Dome

Các câu hỏi về thiên thạch

Để hiểu rõ hơn thiên thạch là gì, các câu hỏi quanh chủ đề này được tổng hợp và giúp bạn hiểu rõ về chúng.

Tại sao thiên thạch có giá trị lớn?

Những mảnh đá trời được thu thập lại sau những vụ va chạm thường có một cái giá trên trời. Tuy nhiên nhiều du khách hay nhà sưu tầm sẵn sàng chi một số tiền khủng cho mảnh đá vũ trụ này vì những lý do sau:

  • Hiếm: Tỷ suất xuất hiện đá trời rơi xuống Trái Đất là khá hiếm, khoảng 1000 – 10000 năm mới xảy ra một lần. Chính vì thế mà giá của những mảnh đá này mới có giá cao như thế.
    Chưa ghi nhận trường hợp nào thiên thạch rơi ở Việt Nam. Chính vì thế, để sở hữu được một mảnh thiên thạch nhỏ, người mua cũng phải trả một cái giá rất đắt.
    Ví dụ, thiên thạch đá giá 3-4 triệu VNĐ/ gram, đá mặt trăng có giá là 70-100 triệu VNĐ/ gram…
  • Thành phần đặc biệt: Một số nghiên cứu cho thấy trong thành phần của nó có chứa các nguyên tố vi lượng, và có thể từ đó để bào chế ra dược liệu quý cho loài người.
  • Tính thẩm mỹ: Các mảnh đá trời sần sùi, gồ ghề qua bàn tay chế tác của con người có thể trở thành vật phẩm có giá trị thẩm mỹ cao, độc đáo và thu hút người mua.
Thiên thạch rơi ở Việt Nam
Mảnh thiên thạch được đem đi đấu giá

Thiên thạch có nguồn gốc từ đâu?

Thiên thạch có nguồn gốc từ các mảnh vỡ của các hành tinh ngoài vũ trụ. Khi các mảnh vỡ rời khỏi quỹ đạo, lao vào Trái Đất và gây ra ảnh hưởng cho bề mặt của địa cầu.

Sao chổi có phải là thiên thạch hay không?

Theo NASA phân tích, thiên thạch là một phần nhỏ của sao chổi bị tách ra sau các vụ va chạm.

Sao chổi có phải thiên thạch không
Thiên thạch vào sao chổi

Kết luận

Thiên thạch là gì và ảnh hưởng của nó tới Trái Đất đã được chỉ ra rất rõ trong bài viết này. Tuy chúng có thể đem lại giá trị về du lịch cho địa phương ở giai đoạn sau, nhưng hậu quả trước mắt (khi rơi tiếp đất) đi kèm là vô cùng lớn.

Chính vì thế, chính phủ cần có những biện pháp ứng phó kịp thời để giảm thiểu tác động của thiên thạch đối với cuộc sống và môi trường xung quanh.