Tuyết là gì và được hình thành như thế nào khiến nhiều người tò mò. Hiện tượng này không xuất hiện phổ biến ở Việt Nam, chỉ có ở một số tỉnh Sapa, Lào Cai, Lạng Sơn. Mời bạn cùng giải đáp các vấn đề thắc mắc xoay quanh đặc điểm, sự hình thành, phân loại, lợi ích và hậu quả của tuyết rơi.
Tuyết là gì?
Tuyết là những tinh thể băng được phát triển riêng lẻ lơ lửng trong bầu khí quyển, trong các đám mây rồi rơi xuống. Chúng tích tụ trên mặt đất gồm nước tinh thể đông lạnh trong suốt vòng đời.
Tại sao lại có tuyết?
Nguyên nhân hình thành tuyết do cấu trúc phân tử nước và nhiệt độ không khí. Càng lên cao, biên độ nhiệt tuyệt đối biến đổi càng lớn, nhiệt độ càng thấp, hơi nước trong các đám mây sẽ kết dính với nhau và tạo tuyết.
Không khí nặng và khó lưu thông hơn làm các đám mây lan rộng dẫn đến hiện tượng tuyết rơi.
Phân loại các loại tuyết
Các loại tuyết được hình thành có sự khác nhau, cùng tìm hiểu từng loại cụ thể qua bảng:
Theo độ ẩm | Theo thời gian |
Dạng bột: Khô, không dính dưới tác động của áp suất.
Dạng ẩm: Dính lại với nhau. Dạng ướt: Nặng và ướt, có thể bóp cho chảy nước. Dạng ướt: Nặng và ướt, có thể bóp cho chảy nước. |
Còn mới/non: Đã rơi chưa đến 3 ngày.
Đã cũ/già: Đã rơi nhiều hơn 3 ngày. Băng: Tuyết cũ tan và đông 1 lớp băng trên bề mặt. Băng hà: Tuyết cũ hình thành được từ 1 năm. |
Đặc điểm của bông tuyết
Ngoài khám phá lý do tại sao lại có tuyết và những loại cụ thể, nhiều người cũng rất quan tâm đến đặc điểm. Cùng tham khảo một số dấu hiệu phân biệt và nhận định đúng loại.
Hình dạng bông tuyết như thế nào?
Tuyết có hình dạng như thế nào còn phải xem xét cấu trúc phân tử nước, độ ẩm, nhiệt độ không khí. Tinh thể hình lăng trụ được xuất hiện nơi nhiệt độ thấp, có hình ngôi sao ở nơi nhiệt độ cao.
Tuyết có màu sắc gì?
Trắng tinh khiết.
Tuyết là tinh thể nước nhỏ lấp lánh, có 6 cánh hoa. Nếu có nhiều tinh thể tụ lại với nhau sẽ có màu trắng sữa, vẫn có trường hợp bạn thấy màu khác.
Kích thước cụ thể
Mỗi bông tuyết có độ dài dưới 1.cm (0.5 inch), mảnh lớn không đều có thể lên đến 5cm (2 inch).
Như vậy, bông tuyết có kích thước nhỏ và nhẹ hơn hẳn các hạt do mưa đá gây ra. Vì thế, hậu quả của hiện tượng này cũng không thể so sánh với tác hại của mưa đá trong tự nhiên.
Tác hại của tuyết rơi
Tác hại của tuyết là gì được rất nhiều người sống tại khu vực có hiện tượng này quan tâm. Bạn cần chú ý một số tác hại phòng những rủi ro:
- Gây hiện tượng trơn trượt trên bề mặt: Đọng trên bề mặt đường phố, vỉa hè,…làm bạn di chuyển khó khăn, thậm chí còn nguy hiểm vì dễ xảy ra tai nạn.
- Gây nguy hiểm cho các cây cối, đường dây điện: Đọng lại khiến cho dây điện có thể bị sự cố, hoặc ảnh hưởng đến quá trình phát triển cây cối. Cụ thể, các loại cây có thể bị gãy cành, còn dây điện có thể đứt do bị cành cây rơi mạnh vào.
- Cuộc sống cũng bị ảnh hưởng: Di chuyển trong khung thời gian có tuyết rơi khó khăn, làm ảnh hưởng đến công việc của bạn. Quá trình di chuyển đến khu mua sắm, chợ, siêu thị, truồng học, công ty,… mất nhiều thời gian. Đối với quy định thời tiết học sinh nghỉ học ở Việt Nam, trong trường hợp tuyết rơi thì chắc chắn sẽ được nghỉ.
Trong trường hợp cần di chuyển lúc tuyết rơi, bạn cần trang bị kỹ năng lái xe an toàn trong thời tiết xấu để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Q&A những vấn đề có liên quan đến tuyết
Một số vấn đề thắc mắc sẽ được giải đáp để bạn có thể hiểu rõ hơn về tuyết. Cùng tìm hiểu một số thông tin để biết được nhiều điều mới mẻ và thú vị.
Việt Nam có tuyết rơi không?
Có. Việt Nam có tuyết rơi tại Sapa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn). Đây đều là những nơi ở núi cao, nhiệt độ thấp đủ để hiện tượng này xảy ra (từ -5 độ C).
Nhiều năm gần đây, các tỉnh khác cũng bắt đầu có hiện tượng này: Mộc Châu, Sơn La, Hà Giang,… Thậm chí, tại Nghệ An là tỉnh miền Trung nhưng cũng đã từng ít lần có tuyết rơi.
Theo dõi khí hậu tại Lạng Sơn, khí hậu Lào Cai (trong đó chắc chắn phải nhắc đến khí hậu tại Sa pa – khu vực cao nhất của tỉnh) để biết được thời điểm nào có thể xuất hiện hiện tượng này.
Ngược lại khi theo dõi thời tiết thành phố Hưng Yên hay các tỉnh đồng bằng thường nhiệt độ khá ổn định và không giảm sâu nên sẽ không có tuyết.
Tuyết rơi có lợi hay hại?
Tuyết rơi vừa có lợi, vừa có hại nên cẩn cẩn thận trước hiện tượng này.
Lợi ích | Hạn chế |
Cung cấp nước khi mùa đông kết thúc, chảy xuống sống và các vùng nước để phục vụ cho sinh hoạt.
Giống như tấm chắn của trái đất, không khí bị mắc kẹt bên trong nên khả năng dẫn nhiệt kém. Có khả năng kháng khuẩn và khiến cho sâu bệnh chết. Hoạt động vui chơi giải trí: Trượt tuyết, làm tượng, thưởng thức thức uống nóng trong nhà băng,… |
Gây trơn trượt và khó khăn cho việc di chuyển.
Gây nguy hiểm vì tuyết đọng trên cây cối và dây điện. Làm đóng băng sống khiến cá không và sinh vật khác không thể sống được, ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Hoạt động chăn nuôi bị ảnh hưởng vì các loài gia súc không chịu được nhiệt quá thấp. Người dân phải chuyển đến những vùng thấp hơn nhằm tránh rét. Hoa màu không thu hoạch được do bị tuyết phủ. |
Tuyết có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Hình ảnh của tuyết mang đến nhiều ý nghĩa thú vị trong cuộc sống:
- Là biểu tượng của mùa đông và báo hiệu những dịp lễ quan trọng cuối năm. Nổi bật nhất trong chuỗi sự kiện mùa đông chính là lễ Noel, tạo cảm giác hào hứng cho mọi người.
- Cung cấp lượng nước lớn: Tạo nước cho cây cối, chảy về sông suối và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt sau khi tan.
- Tạo cảnh thiên nhiên đẹp đẽ: Phủ trắng xóa làm cho nhiều người thích thú với khung cảnh yên bình.
- Mang đến cơ hội giải trí hấp dẫn: Bộ môn trượt tuyết vẫn được rất nhiều người yêu thích.
- Ý nghĩa văn hóa và tâm linh: Gắn với những truyền thống và tín ngưỡng.
Tên gọi khác của tuyết là gì?
Tuyết là tên gọi phổ biến nhất, ngoài ra, bạn cũng có thể gọi là:
- Snow
- Cước
- Bông tuyết
- Băng tuyết.
Băng tuyết là gì?
Băng tuyết là những tinh thể băng lẻ phát triển lơ lửng trên khí quyển, tại các đám mây rồi rơi xuống. Đây chính là tên khác của tuyết rơi từ trên xuống.
Kết luận
Hiện tượng tuyết là gì vẫn được nhiều người ở Việt Nam quan tâm. Thực tế, ở nước ta không có nhiều tỉnh xảy ra hiện tượng này, nên những nơi có xuất hiện sẽ thu hút được rất nhiều khách du lịch. Hãy nắm kỹ đặc điểm, cách phân loại, mặt lợi và hạn chế của hiện tượng này.