Xâm nhập mặn là một hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục hiện tượng này cùng các chuyên gia thời tiết tại Thời Tiết 4M.

Xâm nhập mặn là gì?

Xâm nhập mặn hay còn được biết đến với hiện tượng nhiễm mặn đất. Nó xảy ra do mực nước biển dâng cao vào đất liền (thông qua triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nước ngọt) và làm tăng lượng muối tích tụ trong đất.

Tham khảo: Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta, nó chính là nguyên nhân chủ quan dân đến tình trạng xâm ngập mặn này.

Xâm nhập mặn có nhiều mức độ và được phân loại dựa trên hàm lượng muối có trong đất. Nguyên nhân sâu xa khiến vấn nạn này ngày càng gia tăng chính là đến từ biến đổi khí hậu.

Xâm nhập mặn là gì
Hiện tượng xâm nhập mặn hay còn được gọi là nhiễm mặn đất

Thực trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Theo cơ quan khí tượng cho biết xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 – 2024 có xu thế tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Mức độ nhiễm mặn đất liền cao hơn trung bình nhiều năm từ 5 – 7 km.

Báo cáo: Tác động chủ yếu của biến đổi khí hậu đến đồng bằng sông Cửu Long với nhiều vấn đề khó khăn, cần đưa ra giải pháp khắc phục từ sớm.

Các đợt nhiễm mặn sẽ đạt đỉnh tập trung trong tháng 4 và nửa đầu tháng 5. Ngoài ra, các đợt hạn mặn nghiêm trọng như mùa khô ở miền Nam những năm 2015 – 2016 và 2019 – 2020 xuất hiện thường xuyên hơn.

Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc trực tiếp vào nguồn nước thượng nguồn của sông Mê Công và triều cường. Do đó, người dân địa phương cần có các biện pháp chủ động phòng tránh tình trạng này.

thực trạng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông cửu long
Tình trạng xâm nhập mặn ở Việt Nam tăng cao

3 Nguyên nhân xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Sự xâm nhập mặn là do mùa khô, khi nước sông cạn kiệt khiến nước biển theo các cửa sông, kênh dẫn tràn vào gây ra nhiễm mặn. Không chỉ vậy, có nhiều nguyên nhân khác gây nên tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL, cụ thể như sau:

Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu gây ra nóng lên toàn cầu và thiếu nước ngọt ở nhiều nơi. Đồng thời, nước biển dâng cao cũng làm tăng khả năng xâm nhập mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Thiếu hụt nguồn nước ngọt

Một trong những nguyên nhân gây thiếu hụt nguồn nước ngọt là do việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm. Ngoài ra, mùa khô kéo dài và không có mưa dẫn tới lượng nước ngọt từ các con sông ở thượng lưu không thể trung hòa nguồn muối mặn từ biển tràn vào. Từ đó xảy ra tình trạng xâm nhập mặn.

Khai thác quá mức

Các hoạt động khai thác đất nông nghiệp và phá rừng để xây dựng các công trình thủy lợi góp phần làm thay đổi cấu trúc đất đai. Từ đó góp phần tăng nguy cơ nhiễm mặn đất.

Nguyên nhân xâm nhập mặn ở đồng bằng sông cửu long
Tác hại của xâm ngập mặn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống

Hậu quả của xâm ngập mặn đối với tự nhiên & con người nghiêm trọng như thế nào?

Xâm nhập mặn gây ra những hậu quả nặng nề đặc biệt đối với người dân Đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể như sau:

Ảnh hưởng đến nông nghiệp

Thiếu nước ngọt khiến cho việc tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp bị trì trệ. Ngoài ra đất bị nhiễm mặn làm phá hủy cấu trúc đất và giảm khả năng thoát nước và sinh trưởng của cây trồng.

Xâm nhập mặn tác động tiêu cực tới phát triển và sản xuất nông nghiệp của người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này gây ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của khu vực.

Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt

Xâm nhập mặn gây thiếu nước ngọt trong sinh hoạt của người dân. Nguồn nước sạch không được đảm bảo có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, tăng nguy cơ các bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng.

Nước bị nhiễm mặn có tính ăn mòn cao gây hư hại hệ thống dẫn nước và các vật dụng. Ngoài ra, nếu tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước nhiễm mặn trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh ngoài da như viêm da và dị ứng.

Hậu quả của xâm nhập mặn đối với tự nhiên
Hậu quả của xâm nhập mặn tới người dân

Một số biện pháp khắc phục tình trạng xâm ngập mặn ở nước ta

Để khắc phục xâm nhập mặn tại nước ta, cần thực hiện những biện pháp:

Xây dựng công trình thủy lợi chống mặn

Các cơ sở môi trường cần thường xuyên kiểm tra nồng độ muối trong nước và đất tại địa phương, đặc biệt các khu vực cửa biển và công trình thủy lợi. Xây dựng hệ thống lưu trữ nước ngọt, đắp đê và xây đập ngăn mặn tại các vùng ven biển.

Ngoài ra, có thể xây dựng các hệ thống đê để ứng phó với tình trạng nước biển dâng cao.

Tiết kiệm nguồn nước ngọt

Người dân địa phương cần sử dụng và tối ưu hóa nguồn nước ngọt có sẵn trong sinh hoạt. Có thể lưu trữ từ mưa và bảo quản để phục vụ cho công việc tưới tiêu và chăm sóc cây trồng, tránh để chúng bị bốc hơi.

Sử dụng hệ thống lọc nước mặn

Lắp đặt hệ thống lọc nước mặn để đảm bảo cho việc sử dụng vào mùa khô. Đây được xem là phương án tối ưu có thể sử dụng trực tiếp nguồn nước nhiễm mặn.

Hệ thống lọc sẽ xử lý thành phần muối hòa tan khi bị nhiễm mặn, tạo ra nguồn nước với độ mặn thấp.

một số biện pháp khắc phục tình trạng xâm nhập mặn ở nước ta
Thực hiện một số biện pháp khắc phục xâm nhập mặn

Một số câu hỏi thường gặp

Giải đáp một số câu hỏi về tình trạng xâm nhập mặn là gì giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này. Từ đó có thể biết cách phân biệt và ngăn chặn phần nào vấn nạn này.

Xâm nhập mặn có gây ra thiếu nước ngọt không?

Trả lời: Xâm nhập mặn gây ra tình trạng thiếu nước ngọt tại nhiều khu vực.

Cách đo lường độ xâm nhập mặn

Trả lời: Các chuyên gia đo lường độ xâm nhập mặn dựa trên hàm lượng muối có trong đất.

Tại sao Đồng bằng sông Hồng không bị xâm ngập mặn?

Trả lời: Đồng bằng sông Hồng nằm trong khu vực Bắc Bộ nước ta. Khu vực này có khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa mưa nên nguồn nước dồi dào thuận lợi cho cho gia tăng trong sản xuất nông nghiệp. Khác với Đồng bằng sông Cửu Long với khí hậu nóng quanh năm nên dễ dàng xảy ra tình trạng xâm nhập mặn.

Tìm hiểu thêm: Đặc điểm khí hậu Việt Nam với mùa khô kéo dài, gây ra tình trạng xâm ngập mặn như hiện nay.

Kết luận

Xâm nhập mặn là gì đã được giải đáp chi tiết. Hy vọng với những thông tin tại Thời Tiết 4M sẽ giúp bạn biết thêm về hậu quả và các giải pháp xâm nhập mặn để khắc phục hiện tượng này.