Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta không chỉ theo chiều hướng tích cực mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Tham khảo những thông tin liên quan tại Thời Tiết 4M để có cái nhìn toàn diện hơn về sự ảnh hưởng của biển đến thiên nhiên Việt Nam.
Biển Đông tác động như thế nào đến khí hậu nước ta?
Nằm liền kề và trải dài trên nhiều vĩ độ, những tác động toàn diện của biển Đông lên khí hậu nước ta là vô cùng lớn. Trong đó, chúng quyết định đến 80% khí hậu của Việt Nam.
Hoạt động theo mùa, hướng chảy và tính chất của các dòng hải lưu trên biển sẽ thay đổi khác nhau. Với sự hoạt động mạnh mẽ và liên tục của các khối khí, thời tiết nước ta bị ảnh hưởng bởi khí hậu biển Đông, mang tính chất nhiệt đới hải dương.
Tùy vào vị trí giáp biển hay không, khí hậu cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng miền. Trong đó khí hậu miền Trung chịu ảnh hưởng nhiều nhất do có đường bờ biển dài, mùa khô miền Nam đối diện với nguy cơ xâm nhập mặn, khí hậu miền Bắc chịu tác động vào các đợt bão. áp thấp.
Nhiệt độ và lượng mưa có sự điều chỉnh theo hướng gia tăng nhờ tác động của biển Đông. Các khối khí được bổ sung thêm độ ẩm và mang lại lượng mưa lớn cho nước ta. Nhờ vậy, thời tiết được điều hòa và giảm bớt tính khắc nhiệt trong mùa đông và mùa hạ.
Ảnh hưởng của biển Đông cũng tác động đến khí hậu theo mùa ở nước ta, tìm hiểu:
- Mùa xuân có gì? Đặc điểm khí hậu mùa xuân Việt Nam với sự tươi mới, đầy sức sống.
- Thông tin: Mùa hè từ tháng mấy? Thời điểm nào nóng nhất và cũng xuất hiện nhiều cơn mưa do không khí ẩm từ biển Đông thổi vào nước ta.
- Mùa thu bắt đầu từ tháng mấy? Dấu hiệu nhận biết sang thu dễ chịu, nhẹ nhàng và ôn hòa.
- Mùa đông là tháng mấy? Khi nào trời chuyển lạnh?
Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đối với thiên nhiên Việt Nam
Biển Đông có tác động mạnh mẽ đến thiên nhiên Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau. Dưới đây là ba khía cạnh cơ bản có thể nhận thấy sự ảnh hưởng rõ rệt này.
Biển Đông ảnh hưởng đến địa hình Việt Nam
Địa hình nước ta khá đa dạng do sự tác động mạnh mẽ của biển Đông. Tại các khu vực giáp biển, chúng được phân hóa thành các dạng như sau:
- Các bờ biển mài mòn
- Tam giác châu có bãi triều rộng
- Vịnh cửa sông
- Vịnh nước sâu
- Bãi cồn cát
- Đảo ven bờ
- Vịnh
- Đầm
- Phá
Biển Đông ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái Việt Nam
Vùng biển trải dài góp phần tạo nên hệ sinh thái ven biển rộng lớn phân bổ trên 1 triệu km2. Trong đó, hệ sinh thái rừng nước mặn chiếm ưu thế với diện tích 450 nghìn ha.
Rạn san hô với những cảnh quan kỳ thú chiếm diện tích khoảng 1.300 km2. Với 350 loài tạo rạn, hơn 3.000 sinh vật sống mang lại giá trị kinh tế cao như bào ngư, ngọc trai, hải sâm,…
Dòng chảy của biển Động cũng đóng góp 1 phần nhỏ vào nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển ở nước ta.
Biển Đông ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên nước ta
Biển Đông là nguồn cung cấp tài nguyên phong phú và đa dạng. Với vị trí thuận lợi, Việt Nam sở hữu một lượng khoáng sản đồ sộ:
- Dầu khí: Tập trung chủ yếu ở khu vực vùng biển miền Trung và miền Nam. Tổng trữ lượng dầu mỏ khoảng 4,4 tỷ thùng, trữ lượng khí thiên nhiên khoảng 23.8 tỷ m3
- Titan: Là một trong những những nguyên liệu quý trong công nghiệp. Các quặng titan chủ yếu được phát hiện dọc ven biển từ Thanh Hóa đến Bắc bà Rịa – Vũng Tàu.
- Sa khoáng: Tích tụ và lắng đọng trong tự nhiên với các khoáng vật vô cùng giá trị như vàng, kim cương, Platin,… Sa khoáng có tiềm năng khai thác lớn, tập chung các vùng ven biển Việt Nam.
- Muối: Với bờ biển dài hơn 3260 km, muối là một trong tài nguyên vô tận ở nước ta. Tổng trữ lượng khai thác khoảng 120 – 130 tỷ tấn với số lượng xuất khẩu ngày càng gia tăng.
- Động thực vật: Nguồn thực vật đa dạng với gần 10.000 loài, đặc biệt là các loại rong biển – thực phẩm, dược liệu quý. Thủy hải sản có giá trị cao như cá ngừ, tôm, cua, hải sâm,…
Biển Đông gây ra thiên tai gì cho Việt Nam?
Ngoài ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta theo chiều hướng tích cực, đây cũng là một trong những nguồn cơn gây ra những thiên tai nặng nề. Với những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, những tác động thiên nhiên này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế và xã hội.
Hằng năm, nước ta phải gánh chịu từ 9 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hình thành từ biển Đông. Thành phố Đà Nẵng và Khánh Hòa là hai khu vực gánh chịu số cơn bão đi qua nhiều nhất.
Lượng mưa lớn và ngập úng kéo theo tình trạng nhiễm mặn đồng ruộng và phá hủy cơ sở hạ tầng và đê điều. Diện tích canh tác và môi trường thay đổi khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng khó khăn.
Hiện tượng sạt lở bờ biển cũng là hiện tượng đáng lo ngại trong thời gian gần đây. Tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng trực tiếp của người dân ven biển.
Một số giải đáp liên quan
Thời tiết, khí hậu Việt Nam là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố vị trí địa lý, trong đó biển là một nhân tố quan trọng. Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta sẽ được giải đáp toàn diện hơn thông qua những vấn đề liên quan dưới đây.
Tổng quan về biển Đông
Biển Đông là một phần của Thái Bình Dương, tiếp giáp với 9 quốc gia là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Brunei, Thái Lan, Campuchia, Singapore, Malaysia.
- Diện tích: 3.447 triệu km2
- Chiều dài: 1900 hải lý
- Rộng: 600 hải lý
- Độ sâu trung bình: 1.149 m
Vùng biển này có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó Đông Sa, Hoàng Sa và Trường sa là ba quần đảo có diện tích lớn nhất. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan cũng nằm trong khu vực biển Đông là hai cửa ngõ giao thương quan trọng.
Biển Đông là cầu nối giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Đây là con đường huyết mạch giữa châu Á với châu Âu không thể thay thế.
Hoạt động vận tải tại khu vực này diễn ra vô cùng sôi động. Tàu thuyền qua lại tấp nập và chiếm tới 25% lưu lượng trên thế giới.
Biển Đông là vùng biển có lượng tài nguyên dồi dào với các loại khoáng sản quý hiếm và trữ lượng lớn. Hệ sinh thái tại khu vực này cũng rất đa dạng với nhiều loại sinh vật khác nhau.
Đặc điểm khí hậu của biển Đông là gì?
Với bờ biển trải dài, Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khối khí vùng Thái Bình Dương. Tìm hiểu biển Đông có khí hậu mang tính chất nào là cách chính xác để nắm rõ sâu sắc về sự tác động của chúng đến nước ta.
Biển Đông thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương và biển Đông nằm hoàn toàn ở vùng khí hậu nào sẽ được trả lời là nhiệt đới hải dương. Phần lớn đều có khí hậu ổn định với sự xuất hiện của gió mùa mậu dịch.
Ở biển, nhiệt độ trung bình trên tầng mặt nước là khoảng 23 độ C. Mùa hạ có xu hướng mát hơn và mùa đông ấm hơn so với khu vực đất liền.
Chế độ gió tại biển Đông mạnh hơn rõ rệt so với lục địa. Gió Đông Bắc chiếm ưu thế với tốc độ trung bình từ 5- 6m/s và đạt cực đại tới 50m/s.
Khu vực ven biển thuộc miền nào ở nước ta chịu nhiều cơn bão nhất?
Miền Trung là khu vực gánh chịu nhiều cơn bão nhất ở nước ta. Trong đó, Đà Nẵng và Khánh Hòa là hai tỉnh có lượng bão đi qua lớn nhất.
Bão thường tập trung từ tháng 6 đến hết tháng 11 trong năm. Tháng 9 và 10 là thời gian đỉnh điểm, chiếm tới 70% số bão trên năm.
Biển Đông nằm hoàn toàn ở vùng khí hậu nào?
Biển đông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới hải dương với chế độ gió hai mùa. Tương ứng với hai mùa gió là các dòng biển mùa đông hướng Tây Bắc – Đông Nam (dòng biển lạnh) và dòng biển mùa hạ hướng Tây Nam – Đông Bắc (dòng biển nóng).
Hai dòng biển này hoạt động đan xen và tạo thành một thể thống nhất.
Biển Đông mang lại cho khí hậu nước ta lượng mưa độ ẩm lớn chủ yếu do?
Khi nắm rõ biển Đông có khí hậu mang tính chất nào, bạn dễ dàng hiểu được tại sao khí hậu Việt Nam có lượng mưa và độ ẩm lớn.
Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn với nhiệt độ nước biển cao, biển Đông làm gia tăng độ ẩm của các khối khí đi qua.Nhờ vậy, khi di chuyển vào lục địa, chúng mang nguồn nhiệt ẩm dồi dào và lượng mưa lớn cho nước ta.
Kết luận
Những chia sẻ về ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta là thông tin bổ ích không nên bỏ qua. Với những tác động sâu sắc, thiên nhiên Việt Nam mang màu sắc riêng biệt với nhiều thuận lợi và khó khăn khác nhau.