Giải pháp chủ yếu trong nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long là bài toán khó cho người dân nơi đây. Tình trạng khí hậu biến đổi có thể ảnh hưởng nhiều đến nông nghiệp, nếu không kịp thời thích ứng, tổn thất có thể sẽ rất lớn.
Tác động chủ yếu của biến đổi khí hậu đến đồng bằng Sông Cửu Long
Nhiều năm gần đây, biến đổi khí hậu đồng bằng Sông Cửu Long đã tác động rất nhiều đến nền nông nghiệp khu vực này:
- Nhiệt độ cao nhất trung bình mùa khô tại đây tăng từ 33 – 35 độ C lên 35 – 37 độ C (tìm hiểu kỹ hơn về định nghĩa nhiệt độ là gì và các đơn vị đo của nó tại đây). Hạn hán kéo dài làm nước bốc hơi nhanh, nước ngọt bị giảm xuống, gây nhập mặn, ảnh hưởng nước ngầm, ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp.
- Các loại cỏ dại xâm nhập mạnh, côn trùng và rầy hại lúa cũng phát triển mạnh mẽ. Dịch rầy, nạn cào cào xảy ra vào mùa hè, tình trạng mùa khô kéo dài khiến cây trồng bị ảnh hưởng nhiều hơn.
- Phân bố mùa mưa có nhiều thay đổi, giảm vào đầu và giữa vụ hè thu, nhưng tăng vào cuối mùa mưa. Mực nước biển tăng có thể dẫn đến tràn vỡ đê biển dù không có bão lớn, chế độ dòng chảy ven bờ xói lở, diện tích nông nghiệp bị thu hẹp.
- Tổng lượng mưa năm tại An Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ có thể giảm khoảng 20%, thời gian bắt đầu mùa mưa có thể trễ 2 tuần so với trước đây.
- Lượng mưa đầu vụ hè thu (15/4 đến 15/5) giảm từ 10 – 20%Mực nước có xu hướng ngày càng dâng cao, khiến đồng bằng Sông Cửu Long có nguy cơ bị nhấn chìm trong nước.
#4 Giải pháp chủ yếu trong nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long
Trước tác động của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở đồng bằng Sông Cửu Long, cần đề xuất giải pháp để thích ứng kịp thời. Nếu không, nền nông nghiệp của khu vực này sẽ suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam. Các biện pháp chủ yếu đối với khu vực này chính là chuyển đổi cơ cấu sản xuất và bố trí mùa vụ hợp lý.
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất là giải pháp chủ yếu ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long đáng quan tâm, cụ thể:
- Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng bằng cách trồng thêm cây có khả năng chịu hạn, chịu mặn tốt. Ví dụ: Nên mở rộng trồng lúa ST25 vì có thể canh tác trên vùng đất nhiễm phèn, mặn. Trồng lúa này cũng ít gặp sâu bệnh, trồng ngắn ngày nên hạn chế rủi ro từ mưa bão.
- Bố trí mùa vụ hợp lý theo sự thay đổi mùa khô, mùa mưa để thích ứng kịp thời, giảm lượng nước tưới.
- Thay đổi cơ cấu vật nuôi, thủy sản phù hợp điều kiện nguồn nước. Chuyển đổi khu vực trồng lúa ven biển kém hiệu quả, hay bị mặn uy hiếp sang nuôi trồng thủy sản.
- Quản lý nguồn dự trữ nước tưới, đặt ra hạn mức trên một diện tích đất cho từng loại cây.
Phòng chống hạn hán, ngập mặn
Tăng cường dự báo khí tượng thủy văn, nguồn nước, xâm nhập mặn để có cơ sở chuẩn bị và cấp nước kịp thời (biết được xâm nhập mặn là gì, bạn sẽ hiểu rõ tại sao cần chuẩn bị kỹ để đối phó với hiện tượng này. Ngoài ra, cần xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý, ưu tiên cho các trường hợp:
- Đảm bảo nước cho người dân sử dụng để sinh hoạt hàng ngày.
- Nước uống cho gia súc.
- Nước tưới cho cây lâu năm, có giá trị kinh tế cao.
- Xây dựng hồ, ao nhỏ trữ nước tại chỗ với quy mô phù hợp.
Một số cách để ứng phó nước biển tăng là:
- Làm đê, kết hợp hệ thống cống, trạm bơm ven biển tránh ngập lụt.
- Điều tiết nước trong hồ chứa thủy điện để bổ sung hạ du vào giai đoạn khô hạn.
- Che phủ hạn chế bốc hơi giúp tăng nguồn nước ngầm.
- Ứng dụng công nghệ vật liệu mới xây dựng công trình nhằm giảm chi phí.
- Các công trình tại khu vực phải có khả năng ngăn nước biển dâng.
Tìm hiểu thêm về các hiện tượng xuất hiện do thay đổi khí hậu:
- Lý giải nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính và biện pháp khắc phục
- Hiện tượng băng tan là gì? Tác động như thế nào đến khí hậu địa cầu
Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
Trồng và bảo vệ rừng là biện pháp chủ yếu ứng phó với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp ở đồng bằng Sông Cửu Long. Khi có rừng, hiện tượng bốc hơi bị hạn chế, công tác chống xói mòn cũng hiệu quả hơn.
Nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ tạo giống
Cần đẩy mạnh nghiên cứu giống cây có khả năng chống chịu tốt trước môi trường khắc nghiệt, có nước bị nhiễm mặn nhẹ. Cần ưu tiên chọn những giống có hướng tăng trưởng nhanh, kháng bệnh, tăng sức chịu đựng trong môi trường khắc nghiệt. Người dân nơi đây cần có những bước đi mới để đổi mới công nghệ sản xuất theo xu hướng nền kinh tế xanh.
Q&A liên quan đến hiện tượng biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long
Biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều hậu quả nặng nề đối với khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Vì vậy, giải đáp các thắc mắc liên quan hiện tượng này giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này.
Nguyên nhân biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long Là gì?
Có nhiều nguyên nhân biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long:
- Khai thác nước ngầm quá mức gây sụt lún đất.
- Kết cấu địa chất ở khu vực này phức tạp, mực nước biển tăng từ 70 – 100cm sẽ dẫn đến ngập lụt quy mô rộng.
- Kết cấu trầm tích ven bờ chưa qua quá trình nén chặt tự nhiên, đất bị bão hòa. Việc đất có độ gắn kết thấp làm lưu lượng và tốc độ dòng chảy lớn, dẫn đến xói mòn đáy sông, ven bờ.
- Tại khu vực này có kết cấu sông ngòi, kênh rạch, đất đai thổ nhưỡng dày đặc. Hơn nữa, địa hình khu vực này lồi lõm xen kẽ dẫn đến độ ẩm trong đất cao, dễ dẫn đến khô hạn.
- Khí hậu nơi đây có tính chất nhiệt đới, với 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Tuy nhiên, gần đây có hiện tượng khô hạn kéo dài và lũ tăng lên, thời gian diễn ra các mùa không còn đúng với chu kỳ như trước đây.
- Mặc dù có nhiều tầng đất sét sâu chống lún, nhưng môi trường tự nhiên thay đổi nên cấu tạo đất cũng bị suy giảm, sụt lún diễn ra ngày càng nhiều.
- Lưu lượng sông Mê Kông giảm từ 2 – 24% mùa khô, tăng 7 – 15% mùa lũ, dẫn đến hạn hán nhiều hơn, lũ dâng cao hơn.
- Hiện tượng nước biển dâng cao trên toàn cầu (do băng tan) khiến nhiều diện tích tại Đồng bằng Sông Cửu Long có nguy cơ ngập, ảnh hưởng đến trồng trọt, chăn nuôi nơi đây.
- Hiện tượng nước biển dâng cao trên toàn cầu (do băng tan) khiến nhiều diện tích tại Đồng bằng Sông Cửu Long có nguy cơ ngập, ảnh hưởng đến trồng trọt, chăn nuôi nơi đây.
Biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long có phức tạp không?
Có. Đồng bằng Sông Cửu Long chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu phức tạp, hạn hán, lũ lụt thay đổi bất thường, ngập mặn ngày càng trầm trọng hơn.
Tại sao đồng bằng Sông Cửu Long thiếu nước ngọt?
Biến đổi khí hậu và sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn tăng lên nên nước ngọt về khu vực này bị giảm sút về cả trữ lượng và chất lượng.
Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở đồng bằng Sông Cửu Long là gì?
Xâm nhập mặn vào sâu đất liền là biểu hiện biến đổi khí hậu rõ nhất tại đồng bằng Sông Cửu Long. Khu vực này có mùa khô kéo dài kết hợp biến đổi khí hậu làm gia tăng độ khắc nghiệt, gây ra xâm nhập mặn sâu.
Lời kết
Những giải pháp chủ yếu trong nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long giúp thích ứng hiệu quả, giảm ảnh hưởng nền kinh tế nói chung. Đặc biệt, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất và bố trí mùa vụ hợp lý là quan trọng nhất, cần được đẩy mạnh tại khu vực.