Nội dung bài viết
- 1. Khí tượng học là gì?
- 2. Lịch sử ngành khí tượng và khí hậu học
- 3. Học ngành khí tượng học ra trường làm gì?
- 4. Ngành khí tượng thủy văn học trường nào?
- 5. Ngành khí tượng và khí hậu học yêu cầu các tiêu chí nào?
- 6. Cập nhật mức lương ngành khí tượng học năm 2024
- 7. Cơ hội phát triển và thăng tiến trong khí tượng học
- 8. Vì sao phải nghiên cứu khí tượng thủy văn?
- 9. Kết luậ
Ngành khí tượng thủy văn là một ngành đóng vai trò quan trọng trong dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai, bảo vệ môi trường. Tiềm năng phát triển của ngành khí tượng học là vô cùng lớn, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên toàn cầu.
Khí tượng học là gì?
Khí tượng học là môn khoa học nghiên cứu về khí quyển, tập trung chủ yếu vào việc theo dõi và dự báo thời tiết. Những biểu hiện thời tiết hay những sự kiện thời tiết quan sát được có thể giải thích thông qua các nguyên lý và mô hình của khí tượng học.
Các hiện tượng sẽ được phân tích phụ thuộc vào các tham số của tầng khí quyển Trái Đất như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và gió. Ngành khí tượng học không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các hiện tượng khí hậu và thời tiết hàng ngày mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cảnh báo thiên tai, bảo vệ môi trường và hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội bền vững.
Tìm hiểu thông tin chi tiết về các tầng khí quyển của Trái Đất tại đây.
Lịch sử ngành khí tượng và khí hậu học
Lịch sử ngành khí tượng và khí hậu học đã có từ cách đây rất lâu và có những thành tựu đáng kể trong quá khứ. Góp phần giảm thiểu rủi ro từ thiên tai và bảo vệ con người, môi trường, hệ sinh thái.
- Năm 350 TCN, thuật ngữ “khí tượng học” (meteorology) ra đời bắt nguồn từ tác phẩm “Meteorology” của Aristotle. Ông viết về tất cả các tác động đối với không khí và nước, cấu tạo Trái Đất cùng những tác động của chúng.
- Năm 1607, Galileo Galilei đã tạo ra chiếc nhiệt kế đầu tiên. Thiết bị này không chỉ đo nhiệt độ mà còn đánh dấu một bước đột phá trong quan niệm về nóng và lạnh.
- Năm 1643, Evangelista Torricelli, cộng sự của Galileo, lần đầu tiên tạo ra chân không nhân tạo và trong quá trình đó đã phát minh ra chiếc khí áp kế đầu tiên.
- Năm 1648, Blaise Pascal khám phá ra rằng áp suất khí quyển giảm theo độ cao và phát hiện có chân không ở phía trên khí quyển.
- Năm 1667, Robert Hooke xây dựng máy đo gió đầu tiên, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc đo lường các yếu tố khí tượng.
- Năm 1686, Edmund Halley đã vẽ bản đồ gió mậu dịch và suy ra rằng sự thay đổi áp suất khí quyển bị điều khiển bởi nhiệt lượng từ mặt trời.
- Năm 1735, George Hadley là người đầu tiên tính đến sự quay của Trái Đất để giải thích gió mậu dịch.
- Năm 1743-1784, Benjamin Franklin quan sát và ghi nhận rằng hệ thống thời tiết ở Bắc Mỹ di chuyển từ tây sang đông. Ông chứng minh rằng sét cũng là điện, xuất bản sơ đồ dòng biển Gulf Stream đầu tiên, liên hệ hiện tượng phun trào núi lửa với thời tiết và miêu tả hiệu ứng của sự phá rừng đối với khí hậu.
- Năm 1780, Horace de Saussure đã chế tạo được ẩm kế tóc, một công cụ quan trọng trong việc đo lường độ ẩm không khí.
- Năm 1802-1803, Luke Howard viết cuốn “Về sự biến đổi của mây”, trong đó ông đặt tên Latin cho các loại mây, tạo ra bước tiến trong việc phân loại và hiểu rõ hơn về các hình thái mây.
- Năm 1806, Francis Beaufort đưa ra hệ thống phân cấp tốc độ gió, tạo cơ sở cho việc đánh giá sức gió trong các dự báo thời tiết.
- Năm 1837, Samuel Morse phát minh ra mã điện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền thông tin và dữ liệu khí tượng nhanh chóng.
- Năm 1860, Robert FitzRoy sử dụng hệ thống mã điện mới để thu thập các quan trắc hàng ngày từ khắp nước Anh và phát triển các bản đồ Synop để dự báo thời tiết. Những dự báo thời tiết hàng ngày đầu tiên của ông được xuất bản trên tạp chí Times vào năm 1860, mở ra kỷ nguyên của dự báo thời tiết hiện đại.
Ngày nay, khi các cơ quan khí tượng trở nên phổ biến, công nghệ phát triển thì dự báo thời tiết đã đạt độ hoàn thiện và chính xác rất cao, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Học ngành khí tượng học ra trường làm gì?
Hiện nay, ngành khí tượng học mang lại rất nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, dự báo thời tiết.
Sinh viên học xong ngành này có thể làm việc tại các cơ quan như Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, các viện nghiên cứu khí tượng thủy văn và môi trường, các trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tại các tỉnh, các công ty thiết kế và xây dựng công trình thủy, trung tâm khí tượng tại các sân bay, Sở Tài nguyên và Môi trường,…
Đặc biệt, Thời Tiết 4M cũng là một môi trường cực kỳ tốt cho những kỹ sư thủy văn trẻ tuổi học hỏi kinh nghiệm và phát triển kỹ năng. Thời Tiết 4M hiện đang là một trong những đơn vị dự báo thời tiết hàng đầu Việt Nam, phối hợp cùng nhiều cơ quan khí tượng lớn trong và ngoài nước.
Thời Tiết 4M tiên phong ứng dụng công nghệ dự báo tiên tiến hàng đầu với độ chính xác hơn 90% cùng đội ngũ nhân sự, chuyên gia đầy nhiệt huyết và dày dặn kinh nghiệm khí tượng học chắc chắn sẽ là môi trường tiềm năng cho những bạn học ngành này.
Ngoài ra, công ty chúng tôi cũng đang tuyển dụng thêm các kỹ sự của ngành thiên văn học tham gia vào các dự án, chương trình nghiên cứu trong thời gian sắp tới.
Sinh viên khi ra trường có thể làm việc ở nhiều vị trí như MC dự báo thời tiết, chuyên gia tư vấn khí hậu, phân tích dữ liệu, giảng dạy về khí tượng, nhà nghiên cứu khí tượng, kỹ sư khí tượng,… theo dõi các biến động thời tiết và biến đổi khí hậu, phát triển các mô hình khí hậu, phân tích dữ liệu và công bố các báo cáo khoa học.
Ngành khí tượng thủy văn học trường nào?
Ngành Khí tượng Thủy văn hiện đang được đầu tư rất lớn để đáp ứng các mục tiêu chiến lược của quốc gia. Tại Việt Nam, hiện có một số trường đào tạo cử nhân ngành Khí tượng và Hải dương học như Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội; trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội & TP.HCM), Đại học Tài nguyên và môi trường TP.HCM.
Việc đầu tư cơ sở vật và đưa ngành khí tượng vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và nghiên cứu trong lĩnh vực khí tượng, thủy văn và hải dương học, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu của đất nước.
Ngành khí tượng và khí hậu học yêu cầu các tiêu chí nào?
Ngành Khí tượng và Khí hậu học yêu cầu các tiêu chí về điều kiện xét tuyển và cả tư duy, tố chất cá nhân.
Điều kiện xét tuyển ngành này thường chú trọng kết quả học tập tại cấp 3 và điểm thi đại học ở một số môn như Toán, Lý, Hóa, Sinh. Các chứng chỉ tiếng Anh hay các giải thưởng liên quan cũng là một lợi thế khi xét tuyển.
Về tố chất cá nhân, ngành này đòi hỏi khả năng tư duy logic và phân tích để hiểu và dự đoán các hiện tượng khí tượng phức tạp. Cần có sự kiên trì và cẩn thận khi quan sát, ghi chép và phân tích dữ liệu.
Đam mê với các môn khoa học tự nhiên và công nghệ sẽ giúp sinh viên hứng thú hơn với việc nghiên cứu và áp dụng các kiến thức mới. Khả năng giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả là cần thiết khi làm việc trong các dự án nghiên cứu hoặc các tình huống yêu cầu phản ứng nhanh trong dự báo thời tiết.
Có một tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề giúp sinh viên đưa ra các giải pháp hiệu quả khi đối mặt với các thách thức về khí hậu và thời tiết. Ngoài ra, kiến thức về công nghệ thông tin và kỹ năng sử dụng các phần mềm phân tích dữ liệu và công cụ mô phỏng khí hậu sẽ là một lợi thế lớn trong khi học ngành này.
Cập nhật mức lương ngành khí tượng học năm 2024
Hầu hết các nhà khí tượng học nhận lương từ 7.119.042 (VNĐ) đến 11.263.698 (VNĐ) mỗi tháng vào năm 2024.
Đối với những người mới bắt đầu làm việc trong ngành, mức lương hàng tháng dao động từ 7.119.042 (VNĐ) đến 12.418.772 (VNĐ).
Sau khi tích lũy được 5 năm kinh nghiệm làm việc, thu nhập sẽ tăng lên trong khoảng từ 9.465.494 (VNĐ) đến 18.849.319 (VNĐ) mỗi tháng.
Cơ hội phát triển và thăng tiến trong khí tượng học
Khi học ngành khí tượng học và tích lũy được những kinh nghiệm nhất định trong nghề, sẽ có rất nhiều cơ hội phát triển và thăng tiến cao hơn.
Có cơ hội tham gia vào các dự án nghiên cứu và phát triển mới về khí hậu, thời tiết và biến đổi khí hậu, được công tác trong các cơ quan dự báo thời tiết quốc gia, trung tâm dự báo và các tổ chức cung cấp dịch vụ dự báo thời tiết cho các ngành công nghiệp như nông nghiệp, hàng không và hàng hải.
Những chuyên gia khí tượng có kinh nghiệm và năng lực lãnh đạo có thể đảm nhận các vị trí quản lý và lãnh đạo tại các tổ chức chính phủ, tổ chức quốc tế và các công ty thương mại hoạt động trong lĩnh vực này.
Vì sao phải nghiên cứu khí tượng thủy văn?
Nghiên cứu khí tượng thủy văn có vai trò vô cùng quan trọng trong dự báo thời tiết, khí hậu và các hiện tượng liên quan trên toàn cầu. Giúp chính phủ và người dân có những chuẩn bị và phản ứng kịp thời trước thảm họa tự nhiên, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn cho con người trong cuộc sống.
Tình hình thời tiết và các cảnh báo sẽ được cập nhật liên tục mỗi ngày tới người dân cả nước, chia sẻ các kinh nghiệm lái xe an toàn trong thời tiết xấu và các biện pháp đảm bảo an toàn trước hiện tượng thời tiết cực đoan.
Nghiên cứu khí tượng thủy văn cũng cung cấp những thông tin quan trọng kịp thời cho mọi ngành nghề trong xã hội như nông nghiệp, sản xuất năng lượng, giao thông hàng không, hàng hải, các ngành công nghiệp như xây dựng, du lịch, công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro và phát triển bền vững, tối ưu hóa hoạt động và đảm bảo an toàn.
Kết luậ
Ngành khí tượng thủy văn đóng vai trò vô cùng quan trọng và đa chiều trong xã hội hiện đại. Việc nghiên cứu và áp dụng các kiến thức về thời tiết, khí hậu và biến đổi khí hậu giúp chúng ta có sự ứng phó kịp thời để đảm bảo an toàn trong đời sống, sản xuất, kinh doanh, mang đến những giá trị nhân văn tốt đẹp cho cộng đồng.
Nội dung bài viết
- 1. Khí tượng học là gì?
- 2. Lịch sử ngành khí tượng và khí hậu học
- 3. Học ngành khí tượng học ra trường làm gì?
- 4. Ngành khí tượng thủy văn học trường nào?
- 5. Ngành khí tượng và khí hậu học yêu cầu các tiêu chí nào?
- 6. Cập nhật mức lương ngành khí tượng học năm 2024
- 7. Cơ hội phát triển và thăng tiến trong khí tượng học
- 8. Vì sao phải nghiên cứu khí tượng thủy văn?
- 9. Kết luậ