Núi lửa là gì được định nghĩa cùng các đặc điểm tự nhiên xung quanh nó. Ngoài ra, cấu tạo, hoạt động và các kiến thức khác về vật thể này cũng được Thời Tiết 4M cập nhật chi tiết nhất đến bạn.

Núi lửa là gì?

Khái niệm núi lửa là một ngọn núi/ mô đất của lớp vỏ trái đất bị nứt ra. Các yếu tố thiên nhiên như dung nham, tro, khí được tạo thành từ lò magma ở bên trong thoát ra bên ngoài thông qua vết nứt trên miệng núi. Cơ chế hình thành núi lửa là càng đi sâu vào tâm trái đất thì nhiệt độ càng nóng lên làm cho các loại đá bị giãn nở và giải phóng ra ngoài.

Phân loại núi lửa: Có 3 loại núi lửa thường gặp là núi lửa hình thang, núi lửa hình dạng lá chắn và núi lửa hình chóp.

núi lửa là gì
Núi lửa là hiện tượng tự nhiên

Núi lửa phun trào là gì?

Núi lửa phun trào là hiện tượng dung nham, mạt vụn và khí thoát ra khỏi miệng núi lửa. Ba loại phun trào chính là magma, phreatomgma và preatic.

Đây là một hiện tượng tự nhiên xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Khi chúng phun trào nếu không có cảnh báo và xử lý trước rất dễ dẫn đến những thảm họa to lớn do dung nham để lại.

Tự nhiên là gì? Ngoài núi lửa, thiên nhiên còn bao gồm nhiều rất nhiều sự vật, hiện tượng thú vị khác mà bạn nên khám phá.

Tại sao núi lửa phun trào?

Núi lửa phun trào do sự gia tăng áp suất magma bên trong hoặc áp suất vỏ Trái Đất giảm, sự di chuyển của các mảng lục địa/hoạt động kiến tạo. Nhiều nhà khoa học đang lo lắng tình trạng đất xói mòn hiện tượng nước biển dâng hoặc băng tan sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các núi lửa.

Núi lửa được sinh ra khi nào? Vì sao có núi lửa?

Núi lửa được sinh ra khi nhiệt độ ở bên dưới bề mặt Trái Đất nóng lên. Mức nhiệt cao sẽ làm tan chảy các loại đá. Cùng với áp suất không quá lớn bên dưới bề mặt, làm hình thành nên các mắc ma.

núi lửa phun trào
Núi lửa được sinh ra khi các magma bên dưới lòng đất nóng lên và tràn ra ngoài

Đá nóng bên trong núi sôi liên tục với nhiệt độ cao, trong khi đó áp lực của lớp đá bên trên núi nhỏ hơn áp lực của các mắc ma bên trong. Điều này dẫn đến các mắc ma phụt lên trên thông qua ống dẫn dung nham và tràn ra ngoài hình thành nên núi lửa.

Cấu tạo núi lửa bao gồm các thành phần nào?

Cấu tạo của núi lửa bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Các thành phần chủ yếu bao gồm các thành phần như.

  • Tro bụi núi lửa: Là những mảnh đá núi lửa mịn khoảng 2 – 4mm.
  • Miệng núi lửa: Là nơi các dung nham, tro bụi tràn ra ngoài.
  • Lớp dung nham, tro núi lửa: Là lớp đá nóng chảy tràn ra bên ngoài, sau đó nguội đi và cứng lại hình thành lớp dung nham.
  • Ống dẫn dung nham: Khi áp suất bên trong lò dung nham lớn hơn áp suất lớp đất đá, mắc ma sẽ phun ra ngoài theo ống dẫn dung nham.
  • Lò dung nham: Hình thành khi đá nóng chảy liên tục ở nhiệt độ cao cùng với áp suất bên trong lòng đất.

Mỗi thành phần đều có vai trò riêng để góp phần vào quá trình hình thành núi lửa. Các thành phần có cấu tạo riêng biệt nhưng lại có sự liên kết với nhau.

Trải qua hàng trăm năm carbon dioxide được giải phóng từ núi lửa có thể gây hiện tượng nóng lên toàn cầu. Những đám mây tro và khí có sức tàn phá nặng nề với tốc độ di chuyển đến 724 km/giờ, gây suy giảm tầng ozon và nhiều tác động khác.

Cơ chế hoạt động núi lửa

Núi lửa không tự nhiên mà được hình thành, nó đều có cơ chế hoạt động riêng. Tùy vào loại núi lửa khác nhau mà quá trình phun trào cũng khác nhau.

Phun trào magma

Khi các khí, đá vụn, dung nham và tro được phóng ra bên ngoài, do áp suất khí bên trong núi lửa lớn, tạo nên những đợt bùng nổ núi lửa. Tên ngọn núi sẽ được lấy làm tên loại phun trào magma.

Một số ngọn núi điển hình cho loại phun trào này như phun trào Hawaii, phun trào Stromboli, phun trào Vulcan, phun trào Pliny. Trong các ngọn núi kể trên thì núi Hawaii được coi là ngọn núi phun trào nhẹ nhất, chủ yếu là các dung nham bazan nhớt, có ít khí.

Ngọn núi phun trào mạnh nhất là ngọn Pliny. Các cột núi lửa cao ngất, lên tới 2 đến 45 km vào bầu khí quyển.

Phun trào phreatomagma

Đối với phun trào phreatomagma, nó được hình thành khi có sự gặp nhau giữa nước và magma. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai chất này đã tạo nên phản ứng dữ dội, từ đó tạo nên các đợt phun trào núi lửa.

Có 3 loại phun trào phreatomagma. Đó là phun trào Surtsey đặt tên theo hòn núi lửa Surtsey ở Iceland, phun trào ngầm ở dưới nước và phun trào băng do dung nham và băng tạo thành.

núi lửa
Phun trào của núi dựa vào các chất khi nó gặp nhau

Phun trào phreatic

Đây còn gọi là sự phun trào hơi nước, khi các hơi nước tiếp xúc với đá nóng hay magma, sẽ tạo nên sự bùng nổi to lớn. Phun trào phreatic chỉ bắn ra những vụn đá, chứ không làm phun trào magma bên dưới núi lửa.

Các loại núi lửa trên trái đất được phân chia thế nào?

Núi lửa trên trái đất được phân thành nhiều loại khác nhau. Xác định có những loại núi lửa nào phụ thuộc vào phương pháp phân loại. Cụ thể:

Phân chia núi lửa theo tình trạng

Đối với nhóm núi lửa theo tình trạng sẽ bao gồm nhiều loại núi khác nhau. Mỗi loại sẽ có đặc điểm, quy chế phun trào khác nhau. Cụ thể các loại núi lửa có trong nhóm này gồm có.

  • Núi lửa đang hoạt động.
  • Núi lửa tắt.
  • Núi lửa ngủ yên.

Phân chia núi lửa theo hình dạng

Hình dạng núi lửa trên trái đất đa dạng các hình dáng khác nhau. Với mỗi hình dáng sẽ tạo nên một loại núi lửa riêng biệt. Dưới đây là các hình dáng núi lửa thường gặp.

Núi lửa hình khiên

Đây là loại núi lửa thường gặp và dễ thấy trên thế giới, điển hình như núi lửa ở Hawaii. Loại núi lửa này có hình dáng giống hình cái khiên.

Núi được hình thành từ các dung nham trào ra ngoài, tuy nhiên tốc nhớt thấp. Loại núi này thường xảy ra ở ngoài biển hơn là bên trong đất liền.

các loại núi lửa
Núi lửa trông giống chiếc khiên

Vòm dung nhan

Được hình thành từ dung nham có độ nhớt cao, khi phun trào dung nham không di chuyển xa khỏi lỗ phun. Sau khi chúng trào ra ngoài tạo thành hình vòm, nên gọi là vòm dung nham.

Núi lửa hình nón than

Nó sẽ có hình dáng giống chiếc nón, được hình thành từ các mảnh scoria và đá mạt vụn. Núi phun trào tập trung ở các ngọn núi lớn như Paricutin ở Mexico, Sunset ở Arizona. Ngoài ra nó còn tập trung nhiều ở Caja del Rio với hơn 60 núi nón than.

loại núi lửa
Núi hình nón phổ biến trên thế giới

Núi lửa dạng tầng

Đây là dạng núi lửa với nhiều tầng khác nhau, tạo nên một núi hình nón gồm nhiều lớp dung nham, tro và các vật chất khác. Núi Phú Sĩ ở Nhật Bản, núi lửa Mayon ở Philippines, núi Vesuvius và Stromboli ở Ý là những cái tên núi lửa dạng tầng điển hình.

Lợi ích và tác hại của núi lửa là gì?

Núi lửa phun trào là một hiện tượng thiên nhiên xảy ra rất nhiều nơi trên trái đất. Có rất nhiều nhà nghiên cứu về núi lửa và hoạt động của nó. Có thể thấy khi nó phun trào sẽ để lại nhiều lợi ích cũng như tác hại như.

Lợi ích của núi lửa

Có rất nhiều người nghĩ rằng, khi núi lửa phun trào sẽ để lại nhiều thảm họa cho con người. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hại thì còn có rất nhiều lợi ích như bên dưới.

Hạn chế trái đất nóng lên

Núi lửa phun trào làm giảm hiện tượng nóng lên từ trái đất. Khi khí lưu huỳnh dioxide (SO2) được tạo ra khi núi lửa trào ra, nó bay lên tầng bình lưu tham gia vào các phản ứng hóa học tạo ra các phân tử có khả năng chống lại các tia sáng của mặt trời. Nhờ đó, nhiệt độ trái đất cũng giảm đi đáng kể.

Nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào

Các dung nham trào ra từ miệng núi có chứa nhiều khoáng sản có ích cho việc phát triển kinh tế. Một số loại có thể được kể đến như đồng, bạc, thiếc, vàng, kim cương,…

Đất đai màu mỡ

Khi các khối đá vỡ ra do núi lửa phun trào sẽ tạo thành những khối cứng. Trải qua thời hàng hàng ngàn năm, chúng bị mục và vỡ ra, tạo nên những vùng đất màu mỡ nhờ các dưỡng chất có trong đó.

lợi ích của núi lửa
Đất đai khu vực núi lửa cực màu mỡ

Điển hình là vụ trào dung nham ở Châu Phi, cụ thể tại hai vùng núi Elgon (Uganda) và Naples có đất đai màu mỡ. Do dung nham tràn qua vết đứt được phân hủy sau 12.000 – 35.000 năm.

Du lịch phát triển

Hiện nay, tàn tích của núi lửa phun trào để lại nhiều điều để khách tham quan du lịch khám phá. Điển hình là các ngọn núi lửa nổi tiếng trên thế giới như: Núi Phú Sĩ ở Nhật Bản, núi Mayon ở Philippines, núi Vesuvius ở Ý,…

Các ngọn núi lửa Việt Nam sở hữu vẻ đẹp ấn tượng thu hút nhiều du khách tham quan như: Núi Chư Đăng Ya ở Gia Lai, núi Chư B Lưk ở Đắk Nông, núi Thới Lới ở Quảng Ngãi,…

lợi ích núi lửa
Phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại núi lửa Chư Đăng Ya, Gia Lai

Tác hại của núi lửa

Bên cạnh lợi ích mà núi lửa tạo ra cũng thì nó cũng đem đến nhiều tác hại cho con người. Một số tác hại dễ thấy có thể kể đến như.

Ô nhiễm không khí, nguồn nước

Các dung nham, tro núi lửa khi phun trào là nguyên nhân ô nhiễm không khí. Ngoài ra còn làm ô nhiễm nguồn nước của khu vực lân cận.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp của con người và động vật khi hít phải bụi tro. Không khí ô nhiễm làm cản trở tầm nhìn khi tham gia giao thông, ảnh hưởng đến tính mạng.

Thiệt hại về tài sản

Đối với khu vực người dân sống gần các khu vực có núi lửa, khi nó dung nham phun trào làm phủ lắp các công trình, đường sá, cầu cầu, gây thiệt hại to lớn. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia vì phải khắc phục hậu quả do núi lửa để lại.

Câu hỏi thường gặp

Bên cạnh các vấn đề xoay quanh núi lửa là gì và lợi ích của nó thì còn các thắc mắc khác của nhiều người. Dưới đây là các câu hỏi thường gặp nhất.

Đá núi lửa được hình thành như thế nào?

Đá núi lửa hay còn gọi là trầm tích được hình thành từ quá trình nguội của dung nham. Dung nham được đưa lên từ bên dưới lòng đất thông qua các vết nứt trên miệng núi. Sau khi tràn ra ngoài, dung nham nguội lại tạo thành các đá núi lửa trầm tích.

Hồ núi lửa hình thành như thế nào?

Các miệng núi lửa đang hoạt động mà bên trong có hồ miệng núi lửa nên được gọi là hồ núi lửa. Nước bên trong hồ không có tính axit, có màu xanh đẹp mắt, bão hòa với khí phát ra từ miệng núi lửa.

Có bao nhiêu núi lửa đang hoạt động trên thế giới?

Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ có khoảng 1.350 núi lửa tiềm năng đang còn hoạt động trên thế giới. Chúng được phân bố ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong đó quốc gia có số lượng núi lửa đang hoạt động nhiều nhất là Indonesia với 127 núi đang hoạt động.

Mắc ma là gì?

Mắc ma hay còn được viết là magma là đá nóng chảy, nó thường nằm ở bên trong các lò magma gần trái đất. Chất chính của mắc ma là silicat lỏng, nó tồn tại ở nhiệt độ từ 650 – 1.200 độ C, có khả năng xâm nhập vào phần vỏ cạnh kề hay phun ra bên ngoài trái đất.

Kết luận

Núi lửa là gì, nó hoạt động như thế nào và có lợi ích gì trong cuộc sống đã được phân tích kỹ lưỡng thông qua các thông tin ở trên. Núi lửa là hiện tượng tự nhiên có ở nhiều nước trên thế giới. Khám phá các thông tin về nó sẽ giúp cung cấp thêm kiến thức cho người đọc.