14 cái tên sau đây thuộc danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ tối đa. Sự tác động từ con người và các yếu tố tự nhiên khiến môi trường sống của động thực vật dần thay đổi. Ngày càng có nhiều loài đứng trên bờ vực “biến mất hoàn toàn” nếu chúng ta không thay đổi.

1/ Tê giác 1 sừng

Tên khoa học Rhinoceros Sondaicus Snnamiticus
Tên thường gọi Tê giác một sừng Việt Nam, Tê giác Việt Nam, Tê giác Java
Thông tin loài
  • Lớp cao hơn: Tê giác Java
  • Bộ (ordo): Perissodactyla
  • Chi (genus): Rhinoceros
  • Giới (regnum): Animalia
  • Họ (familia): Rhinocerotidae
  • Lớp (class): Mammalia
  • Ngành (phylum): Chordata
Phân bố Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar
Tình trạng bảo tồn Tuyệt chủng – EX

Theo nhiều bài báo, tê giác 1 sừng là một trong những con vật đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam khi cá thể cuối cùng chết. Đây là cá thể cái, được phát hiện đã chết do tác động của con người vào năm 1988 ngoài bìa rừng Cát Lộc (Thuộc phía bắc Vườn Quốc gia Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng).

động vật tuyệt chủng
Tê giác 1 sừng bị săn bắn để lấy sừng

Tuy nhiên, đến năm 1989, các nhà khoa học đã phát hiện thêm dấu vết của ít nhất 15 con tê giác tại khu vực dọc sông Đồng Nai. Khu vực sinh sống của chúng đã được sáp nhập vào vườn quốc gia để thuận tiện bảo tồn.

Ngày 29/4/2020, xác cá thể Tê giác Java cuối cùng tại đây được phát hiện trong tình trạng mất sừng. Nguyên nhân cái chết là do vết thương từ đạn bắn gây tổn thương diện rộng. Sự tác động của con người đã đưa tê giác 1 sừng vào danh sách động vật tuyệt chủng tại nước ta.

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) thông báo đây là cá thể cuối cùng của loài vào 10 năm 2011. Tê giác tuyệt chủng tại Việt Nam do nạn săn bắn lấy sừng và ý thức bảo vệ của con người.

2/ Sao la – Loài vật được xếp hạng cực kỳ nguy cấp

Tên khoa học Pseudoryx nghetinhensis
Tên thường gọi Sao la, Kỳ lân Châu Á
Thông tin loài
  • Giới: Animalia
  • Ngành: Chordata
  • Lớp: Mammalia
  • Bộ: Artiodactyla
  • Họ: Bovidae
  • Phân họ: Bovinae
  • Tông: Bovini
  • Chi: Pseudoryx
  • Loài: P. nghetinhensis
Phân bố Dãy Trường Sơn thuộc Việt Nam và Lào
Điều kiện sống Rừng tự nhiên, gần suối, độ cao từ 200 đến 600m.
Thời gian sinh sản Tháng 5 và đầu tháng 6
Tình trạng bảo tồn Cực kỳ nguy cấp – CR
Số cá thể còn lại

Sao la đã tuyệt chủng chưa cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tại Việt Nam, đây là loại được xếp vào cấp độ Cực kỳ Nguy cấp (CR) trong Sách đỏ của IUCN.

Cá thể sao la đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam vào năm 1992 tại Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh). Tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu đã ghi nhận thêm 20 con cũng tại khu vực này. Sau đó, khu vực dãy Trường Sơn tại Nghệ An, Hã Tính, Huế, Quảng Nam cũng ghi nhận thêm nhiều cá thể.

Năm 1998, tiếp tục chụp được ảnh sao la tại Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An). Đến năm 1999 tại Bolikhamxai người dân cũng bắt được một cá thể tại Lào. Sau gần 15 năm, đến tháng 9 năm 2013, WWF và Chi cục Kiểm lâm tỉnh ghi được hình ảnh của 1 cá thể tại Quảng Nam.

động vật có nguy cơ tuyệt chủng
Cá thể sao la được phát hiện tại Nghệ An năm 20213

Sao la trưởng thành dài khoảng 1.5m, cao 90 đến 100cm, trọng lượng 80 đến 120kg. Trên mặt có các sọc, đốm trắng đen nhạt, sừng thẳng, nhẵn bóng hướng về phía sau. Chiều dài sừng có thể ngoài 50cm.

Lớp lông và da màu nâu sẫm, phần lưng có vạch trắng phân cách với 2 chân. Trên mỗi móng chân xuất hiện đốm trắng. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 50 đến 60 cá thể đang được nuôi dưỡng và bảo tồn tại các vườn quốc gia.

3/ Bò tót – Bò rừng Mã Lai

Tên khoa học Bos gaurus
Tên thường gọi Bò tót, bò rừng Mã Lai, bò rừng bison Ấn Độ
Thông tin loài
  • Giới (regnum): Animalia
  • Ngành (phylum): Chordata
  • Lớp (class): Mammalia
  • Bộ (ordo): Artiodactyla
  • Họ (familia): Bovidae
  • Phân họ (subfamilia): Bovinae
  • Chi (genus): Bos
  • Loài (species): B. gaurus
Phân bố Vùng đồi của Ấn Độ, Đông Á và Đông Nam Á
Tập tính Sống bầy đàn
Tình trạng bảo tồn Sắp nguy cấp – VU
Số cá thể còn lại Khoảng 60 con

Đây là loại được xếp loại động vật quý hiếm nhóm 1B, thuộc mức Sắp Nguy cấp. Tại Việt Nam, bò tót hiện được bảo tồn và nuôi dưỡng tại các rừng quốc gia. Ví dụ như ở Điện Biên, Tây Nguyên, Kom Tum, Lâm Đồng, Huế… Tổng số lượng cá thể khoảng 300 con.

có bao nhiêu loài động vật cần được bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta
Các thể bò tót đực trong tự nhiên

Về hình thái, phía trước bò giống trâu và phía sau giống bò. Con trưởng thành có chiều cao từ 1.8 đến 1.9m, dài khoảng 3 đến 3.8m và cân nặng khoảng 1.3 đến 1.7 tấn. Đây là loài thú xếp thứ 3 thế giới về chiều cao và hầu như không có thiên địch, ngoại trừ hổ.

Con đực có màu đen bóng, lông ngắn còn con cái màu nâu sẫm, có thể chuyển hung đỏ tùy địa hình. Sừng bò tót to, cong về phía trước, chiều dài từ 80 đến 85cm. Giữa trán, khu vực hai hốc sừng thường có chỏm lông màu vàng.

Đuôi bò tót dài ngang khuỷu chân, từ khuỷu trở xuống màu trắng. Cá thể đực có luồng cơ bắp từ sống lưng đến vai và yếm lớn trước ngực.

4/ Hổ Đông Dương

Tên khoa học Panthera tigris corbetti
Tên thường gọi Hổ Đông Dương, hổ Corbett
Thông tin loài
  • Giới (regnum): Animalia
  • Ngành (phylum): Chordata
  • Lớp (class): Mammalia
  • Bộ (ordo): Carnivora
  • Họ (familia): Felidae
  • Chi (genus): Panthera
  • Loài (species): P. tigris
Phân bố Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam
Tập tính Sống đơn độc trong rừng sâu
Tình trạng bảo tồn Cực kỳ nguy cấp – CR
Số cá thể còn lại Khoảng 25 con

Trước năm 1960, loài hổ này xuất hiện tại nhiều vùng núi, thậm chí cả trung du. Đến năm 1990, chúng chỉ còn xuất hiện ở 14 khu bảo tồn và không còn trong tự nhiên từ năm 1997.

Đây là động vật có nguy cơ tuyệt chủng do số lượng cá thể hổ giảm dần do sinh sản kém, ít thích nghi.

những con vật đã bị tuyệt chủng ở việt nam
Hổ Đông Dương trong tình trạng bảo tồn cực kỳ nguy cấp

Năm 2001, ước tính số lượng hổ tại Việt Nam khoảng 100 con. Đến năm 2010 còn ít hơn 30 con và 2015 chỉ còn khoảng 5 con. Đây là thông tin từ Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).

Hổ Đông Dương trưởng thành dài 1.55 đến 2.85m, nặng 150 đến 195kg. Tuy nhiên những cá thể lớn hơn có thể nặng đến 250kg.Con cái có chiều dài và trọng lượng nhỏ hơn con đực. Hổ con khi sinh khoảng 1kg và sau 18 tháng có thể tự săn mồi.

5/ Voọc mũi hếch xám

Tên khoa học Rhinopithecus brelichi
Tên thường gọi Voọc lông xám
Thông tin loài
  • Giới (regnum): Animalia
  • Ngành (phylum): Chordata
  • Lớp (class): Mammalia
  • Bộ (ordo): Primates
  • Họ (familia): Cercopithecidae
  • Chi (genus): Rhinopithecus
  • Loài (species): R. brelichi
Phân bố Vùng rừng núi Hà Giang
Tình trạng bảo tồn Bị đe dọa – EN
Số cá thể còn lại 200 cá thể trên thế giới trong đó có 160 tại Việt Nam

Loại voọc mũi hếch xám là loài linh trưởng đặc hữu ở Việt Nam. Số lượng cá thể còn lại khoảng 160 và sinh sống tại các vùng núi cao thuộc tỉnh Hà Giang. Hiện tại, công tác bảo tồn loài này đang được triển khai tại rừng Khau Ca với sự hợp tác của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang và Quỹ động vật Denver Hoa Kỳ.

tuyệt chủng các loài đông vật quý hiếm
Loại voọc mũi hếch xám hiện có khoảng 160 cá thể

Năm 2002, quần thể voọc mũi hếch xám có khoảng 60 cá thể. Sau 20 năm đã tăng số lượng lên 160 cá thể. Điều này cho thấy hiệu quả bảo tồn, chăm sóc và nhân giống loài này đang khá hiệu quả.

Voọc mũi hếch xám có bộ lông màu nâu đen, phần xám trắng quanh mặt, đỉnh đầu, lan xuống cánh tay và ngực. Phần mũi có đặc trưng là ngắn và hếch lên trên nên rất dễ nhận biết.

6/ Hươu vàng

Tên khoa học Hyelaphus porcinus
Tên thường gọi Hươu vàng, hươu vàng Ấn Độ
Thông tin loài
  • Giới (regnum): Animalia
  • Ngành (phylum): Chordata
  • Lớp (class): Mammalia
  • Bộ (ordo): Artiodactyla
  • Họ (familia): Cervidae
  • Chi (genus): Hyelaphus
  • Loài (species): H. porcinus
Phân bố Tây Nguyên
Tình trạng bảo tồn Nguy cấp – EN
Số cá thể còn lại Đang thống kê

Một trong những con vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam đó chính là hươu vàng. Chúng sinh sống trong các khu vực đầm lầy ở các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng) và Đồng Nai. Tuy nhiên, những năm gần đây số lượng cá thể đã giảm mạnh, chỉ còn khoảng vài trăm con và chủ yếu được bảo tồn trong khu vực riêng.

những con vật có nguy cơ tuyệt chủng ở việt nam
Phần gạc hươu vàng được chia 3 nhánh

Hươu vàng trưởng thành có trọng lượng từ 30 đến 50kg. Bộ lông của chúng dày và có thể thay đổi màu sắc theo mùa. Cụ thể là màu nâu tối vào mùa đông và nâu đỏ hoặc nâu đậm vào mùa xuân. Đến hè, phần lưng và hông của hươu thường xuất hiện những chấm nhạt màu dọc thân.

Mặt bên dưới đuôi có màu trắng. Gạc của con đực trưởng thành chia 3 nhánh, màu nâu và thuộc gạc trán. Có các góc nhọn được tạo thành giữa gạc chính và 2 gạc còn lại.

7/ Voọc Cát Bà

Tên khoa học Trachypithecus poliocephalus
Tên thường gọi Voọc đầu vàng, voọc thân đen đầu vàng Cát Bà
Thông tin loài
  • Giới (regnum): Animalia
  • Ngành (phylum): Chordata
  • Lớp (class): Mammalia
  • Bộ (ordo): Primates
  • Họ (familia): Cercopithecidae
  • Chi (genus): Trachypithecus
  • Nhóm loài (species group): T. francoisi
  • Loài (species): T. p. poliocephalus
Phân bố Cát Bà Hải Phòng
Tình trạng bảo tồn Cực kỳ nguy cấp – CR
Số cá thể còn lại 50 đến 60 cá thể

Trong danh sách tuyệt chủng các loài động vật quý hiếm thì Voọc Cát Bà là một trong những loài có nguy cơ cao. Đây cũng được đánh giá là loài linh trưởng hiếm nhất tại châu Á.

những loại cây đã bị tuyển chủng
Voọc Cát Bà và con với bộ lông vàng cam

Hiện tại, loài này chỉ còn khoảng 50 đến 60 cá thể sinh sống tại đảo Cát Bà, Hải Phòng. Con trưởng thành có lông dày, thô cứng, đầu có mào với lông màu vàng nhạt phớt xám. Phần mông có màu xám nhạt, đuôi dài và thon. Con non mới sinh màu lông vàng nhạt hoặc vàng cam.

8/ Cò Quăm cánh xanh

Tên khoa học Pseudibis davisoni
Tên thường gọi Cò Quăm cánh xanh, Cò quăm vai trắng
Thông tin loài
  • Giới (regnum): Animalia
  • Ngành (phylum): Chordata
  • Lớp (class): Aves
  • Bộ (ordo): Pelecaniformes
  • Họ (familia): Threskiornithidae
  • Chi (genus): Pseudibis
  • Loài (species): P. davisoni
Phân bố Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Lào, Việt Nam, Trung Quốc
Tình trạng bảo tồn Cực kỳ nguy cấp – CR
Số cá thể còn lại Toàn cầu khoảng 1000 cá thể, tại Việt Nam hiện vẫn đang thống kê

Cò Quăm cánh xanh cũng là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam. Đây cũng là loài chim đứng trước thảm họa diệt vong nghiêm trọng nhất khu vực Đông Nam Á.

Chúng sinh sống trong các đầm lầy, khu vực nước chảy chậm, rừng cây thưa, các con sông rộng có rải cát ở khu vực phía Nam Việt Nam. Do sinh sống phụ thuộc hoạt động nông nghiệp nên có thể tìm thấy cò Quăm xanh tại những nơi gần khu dân cư.

con vật có nguy cơ tuyệt chủng ở việt nam
Cò Quăm xanh là loài có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam

Tuy nhiên do hoạt động săn bắt và môi trường sống bị thu hẹp, nguồn thức ăn hạn hẹp, các quần thể đã bị thu hẹp từ cuối thế kỷ 20. Trong khoảng 3 thập kỷ gần đây cũng hiếm hoi nhìn thấy sự xuất hiện của chúng.

Cá thể trưởng thành cao từ  60–85 cm. Cánh và đuôi có màu xanh đen, lông màu đen, phần chân đỏ thẫm và mống mắt màu đỏ cam. Một số cá thể có thể quan sát thấy màu trắng ở phần trên cổ và cằm.

9/ Rùa Hồ Gươm – Những loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam

Tên khoa học Rafetus swinhoei
Tên thường gọi Rùa Hồ Gươm, Rùa Hoàn Kiếm
Thông tin loài
  • Giới (regnum): Animalia
  • Ngành (phylum): Chordata
  • Lớp (class): Reptilia
  • Bộ (ordo): Testudines
  • Họ (familia): Trionychidae
  • Chi (genus): Rafetus
  • Loài (species): R. swinhoei
Phân bố Việt Nam
Tình trạng bảo tồn Tuyệt chủng trong tự nhiên – EW
Số cá thể còn lại 3

Có bao nhiêu loài động vật cần được bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta là điều được nhiều người quan tâm. Theo sách giáo khoa Địa lý 8, tổng cộng có 365 loài nằm trong danh sách bảo vệ. Trong đó rùa Hồ Gươm đã tuyệt chủng trong tự nhiên.

Loài rùa này trước đây có thể tìm thấy khá nhiều ở đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, việc săn bắt trái phép ở thập niên 70, 80 và 90 khiến số lượng hao hụt đáng kể. 4 cá thể đã chết tại Việt Nam bao gồm:

  • Một con chết ngày 2/7/1967 hiện được lưu giữ trong đền Ngọc Sơn.
  • Một con lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội.
  • Một con bị giết khi bò lên vườn hoa Lý Thái Thổ năm.
  • Một con chết ngày 19/1/2016 tại Hồ Gươm
những loài vật có nguy cơ tuyệt chủng ở việt nam
Rùa Hồ Gươm với phần mai trơn

Trên thế giới hiện còn 1 con đực tại vườn thú Tô Châu, 2 cá thể khu vực hồ Đồng Mô. Ngoài ra, còn có thể thêm 1 con ở hồ Xuân Khanh nhưng chưa được quan sát rõ.

Rùa Hoàn Kiếm kích thước lớn, chiều dài có thể lên đến hơn 2m, cân nặng 220 đến 250kg. Kích thước thân lớn, đầu nhỏ rộng, phần mõm ngắn. Lưng rùa màu vàng lục chấm đốm vàng, mai trơn không quá cứng, bụng màu trắng nhạt.

10/ Voọc quần đùi trắng

Tên khoa học Trachypithecus delacouri
Tên thường gọi Voọc mông trắng
Thông tin loài
  • Giới (regnum): Animalia
  • Ngành (phylum): Chordata
  • Lớp (class): Mammalia
  • Bộ (ordo): Primates
  • Họ (familia): Cercopithecidae
  • Chi (genus): Trachypithecus
  • Nhóm loài (species group): T. francoisi
  • Loài (species): T. delacouri
Phân bố Chỉ còn ở Việt Nam tại các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình và Thanh Hóa
Tình trạng bảo tồn Cực kỳ nguy cấp – CR
Số cá thể còn lại Hơn 200 cá thể

Đây là loại động vật đặc hữu của Việt Nam có tên trong sách đỏ Thế giới. Voọc quần đùi trắng đang bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp độ toàn cầu. Chúng sống trong các khu rừng nhiệt đới nguyên sinh, rừng già ở những nơi có nhiều hang động.

động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở việt nam
Voọc quần đùi trắng rất quý hiểm ở nước ta

Ngoài một số đàn trong tự nhiên, hiện tại, loài được bảo tồn tại hai nơi. Đó là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình) và Vườn Quốc gia Cúc Phương (thuộc Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa).

Mỗi cá thể trưởng thành nặng từ 8.1 đến 9 kg, chiều cao từ 0.46 đến 0.66m, đỉnh đầu có mào lông đen. Hai bên má voọc quần đùi có vệt lông trắng kéo dài đến vành tai. Chân màu đen có phần trắng ở ngang mông kéo dài tận gốc đuôi nên được gọi là voọc quần đùi trắng.

11/ Trà hoa vàng Bù Gia Mập

Tên khoa học Camellia bugiamapensis
Tên thường gọi Kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng
Thông tin loài
  • Giới (regnum): Plantae
  • Ngành (phylum): Tracheophyta
  • Lớp (class): Magnoliopsida
  • Họ (familia): Theaceae
  • Loài (species): Camellia
Phân bố Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Bình Phước
Tình trạng bảo tồn Cực kỳ nguy cấp – CR
Số cá thể còn lại 49 đến 70 cây

Loại trà hoa vàng này là đặc hữu và là một trong các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam. Chúng được tìm thấy ở vườn Quốc gia Bù Gia Mập và ghi tên vào sách đỏ Thế giới năm 2018. Chỉ có thể tìm thấy chúng tại khu vực nhỏ khoảng 1km2 tại đây.

thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở việt nam
Trà hoa vàng đang có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ

Ngoài tác dụng bảo tồn nguồn gen, đây còn là dược liệu quý. Trong thành phần cây có hơn 400 hoạt chất, có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, đường huyết, thải độc gan, tăng cường sức khỏe…

Về đặc điểm nhận dạng, cây thân gỗ nhỏ màu xanh, chiều cao từ 2 đến 5m, cành thưa, vỏ xám nhạt. Lá dài và hẹp dạng đơn, mọc cách, hình thuôn tròn, dài 11 đến 14cm, rộng 4 đến 5cm. Phiến lá không có lông, mép có răng cưa nhỏ.

Hoa màu vàng, mỗi bông có 8 đến 10 cánh, chính giữa có 3 – 4 vòi nhụy chỉ dính nhau 1 phần. Đường kính bông khoảng 5 đến 6cm. Hoa thường nở từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

12/ Thủy tùng – Thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở việt nam

Tên khoa học Glyptostrobus pensilis
Tên thường gọi Thông nước, thủy tùng
Thông tin loài
  • Giới (regnum): Plantae
  • Ngành (divisio): Pinophyta
  • Lớp (class): Pinopsida
  • Bộ (ordo): Pinales
  • Họ (familia): Cupressaceae
  • Phân họ (subfamilia): Taxodioideae
  • Chi (genus): Glyptostrobus
  • Loài (species): G. pensilis
Phân bố Vùng cận nhiệt đới Đông Nam Trung Quốc và Việt Nam
Tình trạng bảo tồn Nguy cấp – EN
Số cá thể còn lại Đang thống kê

Những loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam bao gồm Thủy tùng được xếp ở mức nguy cấp. Tại nước ta và cả trên thế giới, quần thể thông nước tự nhiên duy nhất nằm tại Ea H’leo và Krông Năng thuộc Đắk Lắk.

loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở việt nam
Cây Thủy tùng mọc dưới nước, gỗ thơm nhẹ

Cây mọc dưới nước hoặc ven nước, thân có thể cao đến 30m hoặc hơn, đường kính thân từ 0.6 đến 1m. Vỏ cây màu xám, dày, xốp và có các vết nứt dọc. Phần rễ khí sinh, mọc lan cách gốc 6 đến 7m nên dễ dàng sinh trưởng dưới nước.

Tán là hình nón hẹp chia thành:

  • Cành dinh dưỡng hình dùi, dài 0,6 đến 1,3 cm, xếp 2  3 dãy, rụng vào mùa khô.
  • Cành sinh sản hình vảy, dài 0.4cm và không rụng.

Nón đơn tính mọc đầu cành, quả không có hạt. Cây con mọc từ thân mẹ cũng rất dễ chết. Vậy nên việc sinh sản trong tự nhiên kém hiệu quả. Gỗ thủy tùng đẹp, nhiều vân có màu xanh đen, xanh ngọc, nâu đỏ hoặc tím, vàng, đỏ… tùy điều kiện sinh trưởng. Vân có dạng chỉ, vân chuối hoặc đôi khi không quan sát rõ.

13/ Mun – Xếp hạng cực kỳ nguy cấp

Tên khoa học Diospyros mun
Tên thường gọi Mun
Thông tin loài
  • Giới (regnum): Plantae
  • Bộ (ordo): Ericales
  • Họ (familia): Ebenaceae
  • Chi (genus): Diospyros
  • Loài (species): D. mun
Phân bố Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Nam Định, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Quảng Bình, Khánh Hòa
Tình trạng bảo tồn Cực kỳ nguy cấp – CR
Số cá thể còn lại Đang thống kê

Đây là loại thực vật thân gỗ thuộc họ Thị, cao từ 7 đến 18m, đường kính khoảng 30cm. Vỏ màu đen có các đường nứt dọc nông, cành nhẵn, tán rậm. Lá dạng đơn, hình trứng nhọn, mọc cách và có gân nổi rõ. Chiều dài lá 5.5 đến 6.5cm, rộng 2 đến 2.2cm.

các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở việt nam
Gỗ mun được xếp hạng cực kỳ nguy cấp

Hoa gỗ mun nhỏ, màu vàng và có sự khác nhau giữa hoa đực, hoa cái. Hoa đực mọc thành chùm từ 3 đến 5 bông ở nách, đài hợp hình cốc ngắn, có 4 thùy màu lục. Hoa cái mọc đơn độc. Phần quả có đường kính 1.5 đến 2cm, đen, vỏ dày, xẻ 4 thùy

Gỗ mun khi tươi có màu đen pha xanh, khô màu đen bóng, độ cứng cao. Mặc dù khó gia công nhưng đây được xem là chất liệu làm đồ thủ công, mỹ nghệ cao cấp. Vậy nên tình trạng khai thác trái phép diễn ra thường xuyên khiến số lượng cá thể bị suy giảm nghiêm trọng.

14/ Lan hài Việt Nam – Loài thực vật đã tuyệt chủng trong tự nhiên

Tên khoa học Paphiopedilum vietnamense
Tên thường gọi Lan hài
Thông tin loài
  • Giới (regnum): Plantae
  • Bộ (ordo): Asparagales
  • Họ (familia): Orchidaceae
  • Phân họ (subfamilia): Cypripedioideae
  • Chi (genus): Paphiopedilum
  • Loài (species): P. vietnamense
Phân bố Miền Bắc Việt Nam
Tình trạng bảo tồn Tuyệt chủng trong tự nhiên – EW
Số cá thể còn lại Đang thống kê

Danh sách những loài cây đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên có tên Lan hài. Đây là cây đặc hữu tại khu vực miền Bắc, sống trên đá vôi. Do khai thác quá mức và phân bố hạn chế, lan hài đã tuyệt chủng trong tự nhiên, hiện loài này được trồng và bảo tồn tại Hoa Kỳ.

top loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở việt nam
Giống Lan hài Việt Nam đã tuyệt chủng trong tự nhiên

Hoa lan có cánh hoa dài 8 đến 10cm, màu hồng. Môi hoa màu tím đậm mặt trước và càng về sau càng nhạt. Phần mép cánh hoa cuộn vào trong, bên trong có nhiều đốm tía đậm. Ngay dưới chân trụ có dải lông trắng mọc dày.

Kết luận

Những loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam được liệt kê một số cái tên quan trọng. Danh sách được cập nhật trong Sách đỏ với nhiều động vật, thực vật quý hiếm khác. Ngoài nguyên nhân do săn bắn, khai thác, chặt phá rừng thì việc biến đổi khí hậu, các điều kiện tự nhiên không còn phù hợp cũng là điều dẫn đến số lượng các loài giảm trầm trọng.