Nạn chặt phá rừng ở Việt Nam đang ngày càng nghiêm trọng. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, tài nguyên này sẽ dần biến mất và ảnh trực tiếp đến cân bằng sinh thái, khí hậu và con người. Hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng sẽ giúp đưa ra các giải pháp tối ưu nhất.

Tại sao người dân chặt phá rừng?

Có nhiều nguyên nhân chặt phá rừng, khiến độ che phủ bị suy giảm trầm trọng. Tình trạng này diễn ra từ rất lâu và có xu hướng tăng cao để phục vụ cho nhu cầu của con người.

chặt phá rừng 
Lý do người dân chặt phá rừng

Tăng đất làm nông nghiệp

Tàn phá rừng diễn ra do thiếu đất nông nghiệp, nhu cầu lương thực tăng, người dân chặt cây lấy đất trồng trọt kinh doanh. Nông nghiệp tự cung tự cấp cũng chiếm một phần lớn trong vấn nạn này.

Phục vụ mục đích chăn nuôi gia súc

Người dân chọn chặt phá rừng để có đất chăn nuôi, trồng thức ăn cho gia súc. Họ sử dụng đất một thời gian, khi không còn đáp ứng chất lượng để phát triển cây cối sẽ mở rộng sang khu vực mới.

Mục đích khai thác gỗ và các sản vật khác từ rừng

Khai thác rừng cũng có thể lấy gỗ để kinh doanh đồ gỗ, giấy, tấm gỗ xây dựng,… xảy ra khá nhiều. Dù có nhiều công ty trồng cây bù lại vị trí mới bị chặt nhưng không đảm bảo được như ban đầu. Khi đó, chất dinh dưỡng của đất bị thiếu hụt và dễ xói mòn.

Đẩy mạnh mở rộng cơ sở hạ tầng

Chặt rừng đáp ứng nhu cầu mở rộng cơ sở hạ tầng, mở rộng đô thị (Quá trình đô thị hóa gây ra hậu quả gì, ngoài mất rừng còn có nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác mà bạn nên biết). Tình trạng này thường xảy ra ở những nơi có tốc độ gia tăng dân số nhanh.

Lâm tặc chặt phá rừng để buôn gỗ

Vấn nạn lâm tặc chặt rừng lấy gỗ bán ở nước ta vẫn diễn ra rất nhiều. Đây cũng là nguyên nhân chiếm phần lớn tỷ lệ cây rừng bị chặt.

Thực trạng chặt phá rừng tại Việt Nam hiện nay

Trong năm 2023, cả nước có hơn 14.86 triệu ha rừng. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, diện tích thảm xanh cả nước bị thiệt hại là 88.6 ha, bị cháy là 0.7 ha và bị chặt phá rừng là 87.8 ha. Khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc là những “điểm nóng” về vấn nạn trên.

phá rừng
Thực trạng chặt phá rừng ở Việt Nam

Tây Nguyên

Theo báo cáo bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vào năm 2020, tổng diện tích rừng Tây Nguyên là 2.559 triệu ha, chiếm 17.5% trên cả nước.

Tuy nhiên, năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020, có 4.863 vụ vi phạm pháp luật lâm nghiệp, tịch thu được 9.898 m3 gỗ các loại. Trong giai đoạn này, trên toàn khu vực đã phát hiện và xử lý 2.764 vụ khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

Ngoài ra, nguyên nhân gây cháy rừng tăng cao cũng khiến thảm thực vật xanh tại vùng này giảm đi nhanh chóng trong những năm gần đây.

Tây Bắc

Nơi có nhiều vụ tàn phá rừng nhất ở khu vực này là tỉnh Điện Biên. Cụ thể, ở huyện Mường Nhé trong năm 2016 – 2017 đã có 295 vụ phá rừng trái pháp luật, gây thiệt hại hơn 288 ha.

Hậu quả của việc phá rừng nguy hại như thế nào?

Hậu quả của việc chặt phá rừng ảnh hưởng tiêu cực cho cả môi trường lẫn con người. Nếu tình trạng này không giảm bớt sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

nguyên nhân chặt phá rừng
Hậu quả khôn lường nếu tiếp diễn vấn nạn chặt rừng

Mất đa dạng sinh học

Tác hại của việc phá rừng là làm mất nơi sinh sống của động vật và thực vật, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, chu kỳ sinh học. Nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng trong môi trường tự nhiên, dẫn đến ảnh hưởng kinh tế, du lịch, y học và khoa học.

Gây ra tình trạng biến đổi khí hậu

Rừng hấp thụ Carbon Dioxide (CO2) và sản sinh ra Oxy, giảm khí nhà kính (Nguyên nhân gây ra thực trạng nóng lên toàn cầu hiện nay). Chặt rừng làm CO2 tăng lên, làm biến đổi khí hậu, gây ra hạn hán, lũ lụt.

Tình trạng nóng lên toàn cầu diễn ra và nước biển ngày càng nâng cao. Những vấn đề này gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và sức khỏe con người.

Xảy ra tình trạng xói mòn đất

Rừng bảo vệ đất trước tác động của gió và nước. Nhờ cây cối, đất đảm bảo độ ẩm và giàu chất dinh dưỡng hơn. Việc diện tích thảm xanh suy giảm khiến đất bị xói mòn, khô cằn, bạc màu, rửa trôi và thiếu hụt chất dinh dưỡng đáng kể.

Tìm hiểu: Thế nào là ô nhiễm môi trường? Hiện trạng này gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với con người và tàn phá tự nhiên.

Chất lượng cuộc sống của con người bị ảnh hưởng

Chặt rừng mang đến nguồn gỗ, thuốc, thức ăn và nước sạch lớn. Nếu tiếp tục bị phá bỏ, những nguồn tài nguyên này bị thiếu hụt, không khí ô nhiễm và cảnh quan thiên nhiên cũng bị ảnh hưởng.

Con người dần đối diện với nhiều vấn đề hơn: Chất lượng không khí suy giảm, nguồn nước sạch giảm sút, nguồn sống và nguồn thu nhập của những người sống gần rừng cũng bị ảnh hưởng.

Xuất hiện tình trạng ngập úng

Việc phá rừng có có thể gây ra hiện tượng ngập úng ở những nơi có mực nước ngầm cao. Hiện tượng lũ lụt xuất hiện ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn.

Tham khảo: Nguyên nhân gây ra lũ lụt là gì? Sự việc này khiến nhà cửa, ruộng vườn hay thậm chí cả con người bị cuốn trôi, gây mất mát cực lớn.

Giải pháp khắc phục nạn phá rừng cấp thiết hiện nay

Những hậu quả của phá rừng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, chất lượng cuộc sống con người. Trước những vấn đề này, cần có những giải pháp thích hợp bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả.

giải pháp khắc phục chặt phá rừng
Một số giải pháp giúp khắc phục việc chặt phá rừng

Nâng cao nhận thức cho người dân

Những người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa chưa hiểu rõ việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì. Vì vậy, họ chỉ biết tìm kiếm đất đai để phục vụ nhu cầu của mình.

Do đó, vấn đề quan trọng đầu tiên chính là nâng cao nhận thức cho người dân. Họ cần biết rõ vai trò của rừng và tàm quan trọng khi bảo vệ rừng. Ngoài ra, những cơ quan chức năng cũng cần có biện pháp nâng cao trình độ dân trí, nêu rõ trách nhiệm của người dân.

Các ban ngành cần tuyên truyền bảo vệ môi trường hiệu quả hơn. Kết hợp với việc hỗ trợ người dân phát triển kinh tế bền vững, ổn định.

Xây dựng quy định pháp luật về bảo vệ rừng nghiêm ngặt

Cần có sự quản lý nghiêm ngặt hơn thông qua hệ thống văn bản pháp luật. Những kẻ chặt phá rừng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, xử lý nghiêm minh. Cơ quan chức năng cũng cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời những vụ chặt rừng bất hợp pháp.

Ngăn chặn tình trạng săn bắn động vật quý hiếm, xây dựng các khu bảo tồn, vườn thực vật, vườn quốc gia,… Cần có kế hoạch thúc đẩy sử dụng gỗ tái chế thay vì khai thác gỗ tự nhiên.

Trồng rừng kinh tế xen kẽ với rừng phòng hộ

Nhằm giúp bảo vệ rừng, nhà nước cần khuyến khích trồng cây gỗ kinh tế xen kẽ với rừng phòng hộ. Một số loại cây có thể trồng cho mục đích kinh tế là: Cao su, cây ăn trái,…

Thông qua mô hình hỗn hợp này, sự đa dạng sinh học sẽ được bảo vệ, đồng thời đảm bảo về lợi ích kinh tế.

Q&A liên quan nạn phá rừng

Một số giải đáp thắc mắc liên quan sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về vấn nạn phá rừng.

Nên áp dụng giải pháp ngăn chặn nạn chặt phá rừng nào?

Có nhiều giải pháp ngăn chặn việc chặt phá rừng:

  • Quản lý chặt chẽ diện tích, đất rừng: Tuân thủ quy hoạch đã phê duyệt, kiểm soát việc chuyển mục đích sử dụng rừng.
  • Phối hợp với các ban ngành và cộng đồng bảo vệ rừng: Tăng hiểu biết về trách nhiệm bảo vệ thảm thực vật, từ đó xây dựng cộng đồng chung tay thực hiện.
  • Ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao hiệu quả quản ý.
  • Xây dựng khung pháp lý chặt chẽ, có quy định rõ ràng về việc bắt giam, khởi tố và truy tố người phá rừng.

Các chương trình trồng rừng đang được triển khai là gì?

Một số chương trình trồng rừng được triển khai ở Việt Nam là:

  • Rừng xanh lên 2024: Được tổ chức bởi PanNature với mục tiêu phục hồi 50ha trong tổng hơn 500ha cần phục hồi ở hành lang rừng tự nhiên giữa Hòa Bình, Sơn La.
  • Lễ tổng phát động Tết trồng cây và trồng rừng năm 2024: Tổ chức ở Lào Cai để hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025” của chính phủ.
  • Góp một cây để có rừng năm 2024: Chương trình mở rộng diện tích từ khu rừng đầu tiên ở bản Kè (Lâm Hóa – Tuyên Hóa) tới 17 xã thuộc tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Sơn La. Đến tháng 3/2024, chương trình đã trồng được hơn 521ha cây giống bản địa (Lim, đồi, vàng tím, lát, xoan,…).

Có phải phá rừng là lý do gây ra lũ lụt, sạt lở không?

Phá rừng là một trong các lý do gây ra lũ lụt và sạt lở. Trong câu hỏi nguyên nhân gây ra lũ lụt là gì, việc mất đi thảm thực vật xanh chắc chắn đứng ở vị trí số 1.

Khi đó, khả năng hấp thụ nước của thảm thực vật bị giảm và tăng lượng nước chảy vào sông. Rừng bị tàn phá cũng có thể làm giảm độ bám dính của đất, tăng nguy cơ sạt lở.

nạn phát rừng gây sạt lở
Phá rừng gây ra lũ lụt và sạt lở

Nạn phá rừng trên thế giới diễn ra như thế nào?

Chặt phá rừng trên thế giới cũng đang diễn ra ở mức đáng báo động. Năm 2023, Tổ chức quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã cảnh báo thế giới “không đạt được các tiến bộ hướng tới mục tiêu toàn cầu về rừng”.

Tình trạng nghiêm trọng của vấn đề phá rừng trên toàn cầu được thể hiện qua các thông số:

  • Có 96% vụ phá rừng diễn ra ở vùng nhiệt đới.
  • Diện tích thảm thực vật bị tàn phá nói chung: 6.6 triệu ha.
  • Diện tích rừng nhiệt đới nguyên sinh bị phá hủy: 4.1 triệu ha.

Thế giới đã mất một phần rừng nhiệt đới có diện tích tương đương với lãnh thổ Đan Mạch. Suy thoái trên diện rộng do ảnh hưởng của vấn nạn này diễn ra trên diện rộng gồm 3 lưu vực nhiệt đới lớn nhất gồm: Amazon, Conga, Đông Nam Á.

Lời kết

Nạn chặt phá rừng không được ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy nguy hiểm. Không chỉ vấn đề mất cân bằng sinh thái, tình trạng biến đổi khí hậu cũng diễn ra gay gắt, cuộc sống con người sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng.

Hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả của vấn nạn này, các đơn vị chức năng cần có kế hoạch triển khai biện pháp khắc phục nhanh chóng và triệt để.