Rừng là gì mà có vai trò cực kỳ quan trọng đối với trái đất và sự sống. Quần xã sinh vật này đóng góp không nhỏ trong việc làm sạch môi trường, cung cấp nguồn tài nguyên phong phú.

Rừng là gì?

Rừng là quần xã sinh vật bao gồm các loại cây rừng, các loài thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật, đất… trong một khu vực nào đó. Thành phần chính là cây thân gỗ tre nứa, cây họ cau và hệ thực vật đặc trưng khác.

Theo luật lâm nghiệp 2017, khi hệ sinh thái đó có diện tích liên vùng từ 0,3ha trở lên và độ tàn che từ 0,1 trở lên là đạt điều kiện được gọi là vùng.

rừng là gì
Rừng là tập hợp nhiều cây cối trong cùng một diện tích

Nếu hơn 70% trái đất là đất liền thì rừng chiếm 31% diện tích đất trong đó. Qua đó có thể thấy rằng diện tích rừng trên thế giới hiện nay rộng lớn và có tầm ảnh hưởng sâu sắc đối với cuộc sống của con người.

Khi xã hội chưa phát triển, loài người còn ở các thời kỳ sơ khai, đây là nơi cung cấp lương thực nuôi sống họ. Ngày nay, với tầm quan trọng của rừng, có rất nhiều quy định pháp luật được Nhà nước đưa ra để quản lý và bảo vệ tránh các tác động xấu.

Giải đáp: Núi lửa phun trào là gì? Hiện tượng dung nham tỏng lòng đất phun trào có ảnh hưởng gì đến rừng không?

Đặc điểm của tài nguyên rừng

Rừng là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của con người. Cũng như các tài nguyên khác, nó có các đặc điểm riêng biệt.

Tập hợp cá thể, quần thể trong quần xã

Rừng là tập thể những cá thể nhỏ trong quần thể, các quần thể lại tập hợp thành một quần xã to lớn gọi là rừng. Nó còn có thể hiểu đơn giản là trong cùng một diện tích sẽ có nhiều loại cây cối, thảm thực vật lớn nhỏ, loài động vật khác nhau.

đặc điểm của rừng
Rừng tập hợp nhiều cây trong một quần xã

Mỗi một loài sẽ là một cá thể riêng biệt, tập hợp tạo thành một quần thể theo loài, các quần thể sẽ hợp thành quần xã. Chính vì vậy, rừng được gọi là hệ sinh thái vì có đa dạng nhiều loại cây trồng, thực vật, động vật khác nhau.

Khả năng phục hồi và phát triển

Với sự đa dạng các loại cây cối khác nhau cùng sống trong một quần xã rừng. Chúng đều có tính cạnh tranh vươn lên để hút ánh sáng, chính vì vậy, khi có cây chết, rừng sẽ có khả năng phục hồi tự nhiên.

đặc điểm của rừng là gì
Loại rừng có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay là rừng phòng hộ

Phân bố khắp nơi trên trái đất

Rừng chiếm 31% diện tích đất trên thế giới, do đó, nó phân bố khắp nơi trên trái đất, nhất là ở những quốc gia có diện tích đất tự nhiên rộng, khí hậu tốt. Sự phân bố rừng trên thế giới có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu.

Các loại rừng phổ biến

Có hai loại rừng đó là rừng tự nhiên và rừng trồng. Trong rừng trồng sẽ được chia làm 3 loại rừng đó là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

Rừng tự nhiên

Đây là loại rừng có sẵn trong tự nhiên từ lâu đời, rừng tự sinh sôi và phát triển mà không phải do con người trồng, chăm sóc. Các rừng tự nhiên này đa phần có diện tích to lớn, rừng có khả năng tự phục hồi và phát triển.

Trong rừng tự nhiên sẽ được phân thành các loại rừng như.

  • Rừng nguyên sinh.
  • Rừng thường sinh.
  • Rừng rậm.
  • Rừng thưa.
  • Rừng mưa.
  • Rừng ngập mặn.
  • Rừng lá kim ôn đới.
  • Rừng lá kim nhiệt đới và cận nhiệt đới.
  • Rừng ôn đới.
  • Rừng ngập nước.
  • v.v.

Các đới khí hậu trên trái đất khác nhau dẫn đến đặc điểm rừng khác nhau. Chẳng hạn, đặc điểm của rừng nhiệt đớirừng mưa nhiệt đới là có cấu trúc rất phức tạp.

 

các loại rừng
Rừng lá kim mọc thẳng tắp

Rừng trồng

Rừng trồng là các rừng do con người trồng với nhiều mục đích khác nhau như rừng sản xuất, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Mỗi loại rừng đều sẽ được dùng vào các mục đích khác nhau và được quản lý bởi Nhà nước.

Rừng sản xuất

Rừng sản xuất là rừng được trồng để lấy gỗ phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có chất liệu bằng gỗ. Rừng sản xuất được Nhà nước quản lý chặt chẽ kết hợp với rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

Rừng đặc dụng

Rừng đặc dụng là gì sẽ được giải thích là rừng trồng nhằm mục đích môi trường, bảo vệ hệ sinh thái, cân bằng khí hậu, bảo vệ nguồn gen sinh vật. Loại rừng này tuyệt đối sẽ không được khai thác dưới bất kỳ hình thức nào.

Rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ là gì? Đây là rừng được trồng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất khỏi mưa, bão, lũ lụt làm cho bị sạt lở, xói mòn đất. Rừng phòng hộ có thể được kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng, giúp ngành du lịch ngày càng phát triển.

Các loại rừng này sẽ được sử dụng với các mục đích đã được đặt ra và được quy định cụ thể trong văn bản. Cá nhân, tổ chức sử dụng trái pháp luật sẽ bị xử lý.

Ngoài ra, trên thực tế còn có các loại khác như: Rừng nguyên sinh, rừng nhân tạo, rừng non, rừng già, rừng xào, trung niên,…

Tìm hiểu thêm thông tin về hệ sinh thái hoang mạc và các vấn đề khác liên quan tại đây.

Vai trò của rừng đối với con người và khí hậu

Rừng có vai trò quan trọng đối với con người và thời tiết trên trái đất. Có thể nói, các loài vật trên trái đất không thể tồn tại được nếu thiếu rừng.

#5 Vai trò của rừng sẽ được nêu cụ thể dưới đây:

Cung cấp oxy cho con người

Với quá trình quang hợp của cây rừng đã cung cấp oxy cho con người, động vật trên trái đất. Đây là vai trò cực kỳ quan trọng của rừng đối với cuộc sống.

Theo ước tính cứ 01 ha rừng sẽ tạo ra 16 tấn oxy cho các loài vật. Nhờ vậy, chúng có thể hít thở không khí trong lành nhờ có rừng trên trái đất.

Điều hòa khí hậu

Rừng được ví như là “lá phổi xanh của trái đất”. Nhờ quá trình quang hợp, cây rừng hấp thụ một lượng lớn khí CO2 có hại từ môi trường bên ngoài.

Do đó, rừng có tầm quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, giúp ngăn chặn và giảm biến đổi khí hậu có thể xảy ra.

Thông tin thêm: Hàng triệu năm trước, Sahara là ốc đảo với rừng, cây cỏi. Nhưng hiện nay, nơi đây là sa mạc nóng lớn nhất thế giới. Tình trạng này do quá trình vận động của trái đất và khô hạn của khí hậu.

Bảo vệ con người khỏi thiên tai

Nhờ rễ cây đâm vào đất dài và sâu, rừng có tác dụng trong việc làm giảm tốc độ dòng chảy của nước mưa do bão, lũ lụt gây ra. Từ đó ngăn chặn việc sạt lở, xói mòn đất, giảm sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Vì vậy, có thể tránh được những rủi ro mà thiên tai có thể mang lại, đặc biệt là các hộ dân sinh sống tại các vùng núi. Ngoài giảm sạt lở, xói mòn, rừng còn có thể ngăn chặn gió, bão cát có thể xảy ra.

Ví dụ như thời tiết Nghệ An hàng năm phải đối phó với rất nhiều cơn bão lũ, hạn hán nhưng vẫn duy trì được sự ổn định chính nhờ phần lớn vào lá chắn màu xanh trên địa bàn tỉnh.

Cung cấp gỗ

Hơn 80 – 90% cây trong rừng là cây để lấy gỗ, chính vì vậy, rừng là nguồn cung cấp gỗ lớn cho quốc gia. Các sản phẩm được làm ra từ gỗ có thể giúp bảo vệ môi trường được thân thiện, ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Bảo tồn hệ sinh thái

Vai trò quan trọng của rừng đối với môi trường là bảo tồn hệ sinh thái với các thảm thực vật, động vật quý hiếm. Rừng là nhà, là nơi che chắn cho các loại động thực vật có thể sinh sống.

vai trò của rừng
Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở đồng bằng sông Cửu Long

Trồng thêm nhiều thảm thực vật là cách bảo vệ thiên nhiên tốt nhất, ngăn chặn các ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu tàn phá tự nhiên trong tương lai.

Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật, ngoài ra nó còn đem lại rất nhiều lợi ích cho con người nên đó là lý do tại sao phải bảo vệ rừng và môi trường sinh thái một cách tốt nhất.

Thực trạng rừng hiện nay tại Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay đang xảy ra thực trạng cháy rừng, nạn chặt phá rừng với mục đích lấy củi, lấy gỗ để sản xuất và xây dựng. Rừng là nơi cung cấp gỗ lớn nhất với nhiều loại gỗ quý hiếm.

Hậu quả cháy rừng là gì? Tổng hợp vụ cháy gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử.

Chính vì vậy, nạn chặt phá rừng hiện nay xảy ra rất nhiều. Đặc biệt là rừng ở vùng sâu, vùng xa nơi sự kiểm soát và canh phòng không chặt chẽ.

Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì?

Hậu quả của việc phá rừng ảnh hưởng như thế nào chắc chắn mọi người đều nắm rõ. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đang không ngừng xây dựng chế tài, tuyên truyền giáo dục để bảo vệ tài nguyên này.

Rừng bị chặt phá lấy gỗ không có kiểm soát làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, có khoảng trống. Điều này về lâu về dài vô cùng nguy hiểm và đe dọa đến sự tồn tại của con người. Đặc biệt là khi trái đất đang ngày càng nóng lên và biến đổi khí hậu ngày càng cao.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích rừng cả nước năm 2022 là 14.790.075 ha. Trong đó. Rừng trồng chiếm 4.655.993 ha, còn 10.134.082 ha là rừng tự nhiên. Con số đã có sự cải thiện so với năm 2001 cho thấy, biện pháp của nước ta đang dần có hiệu quả.

Các biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả đã được áp dụng

Với thực trạng rừng hiện nay đang ngày càng suy giảm bởi nạn phá rừng xảy ra ngày càng nhiều thì việc đưa ra các biện pháp bảo vệ rừng là cần thiết.

Tuyên truyền vai trò của rừng

Tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống luôn là biện pháp thực hiện đi đầu. Một số người dân ở miền núi chưa có sự hiểu biết về sự quan trọng của rừng.

Nhất là người dân ở 4 điểm cực của Việt Nam, những nơi vùng sâu vùng xa với điều kiện kinh tế khó khăn nhất cả nước.

Xây dựng công tác bảo vệ chặt chẽ

Nhà nước cần có chính sách hậu hĩnh dành cho những người hy sinh để bảo vệ rừng. Ngoài ra, cần có kế hoạch và phương án cũng như bố trí nhân lực canh giữ rừng hợp lý, an toàn.

Ban hành văn bản bảo vệ rừng

Đây là biện pháp cụ thể để răn đe những người phá rừng, cưa cây rừng lấy gỗ với mục đích kinh tế. Do đó, cần xây dựng và ban hành văn bản pháp luật bảo vệ rừng chặt chẽ. Hiện nay, danh sách các văn bản pháp luật liên quan đến lâm nghiệp, tài nguyên rừng gồm:

  • Luật lâm nghiệp 2024
  • Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT quy định về phân định ranh giới rừng.
  • Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý rừng bền vững.
  • Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
  • Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định về phương pháp định giá rừng; khung giá rừng.
  • Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về biện pháp lâm sinh.
  • Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp 2017.
  • Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
  • Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
  • Nghị định 83/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp 2017.
  • Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
  • Nghị định 84/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
  • Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT quy định về danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
  • Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về biện pháp lâm sinh.
  • Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
  • Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
  • Thông tư 13/2023/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý rừng bền vững.
  • Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT sửa đổi các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp.
  • Thông tư 20/2023/TT-BNNPTNT quy định về phương pháp định giá rừng; hướng dẫn định khung giá rừng (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024).
  • Thông tư 21/2023/TT-BNNPTNT về Quy định định mức kinh tế – kỹ thuật về Lâm nghiệp.
  • Nghị định 27/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp 2017.

Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia pháp lý, quy định về bảo vệ rừng và khoáng sản rừng tại Việt Nam vẫn còn lỏng lèo. Nhiều đối tượng có thể lợi dụng kẽ hở pháp lý để vi phạm mà không bị xử phạt hoặc xử lý chưa đủ răn đe.

Trồng rừng bổ sung

Đối với một số rừng bị chặt phá và tạo nên khoảng trống cây rừng thì cần có kế hoạch trồng rừng bổ sung, lấp chỗ trống đó của rừng. Việc làm này giúp duy trì rừng luôn phát triển tốt.

biện pháp bảo vệ rừng
Trồng rừng bổ sung lấp khoảng trống bị chặt phá

Câu hỏi thường gặp

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến khái niệm rừng là gìvai trò của rừng thì còn nhiều thắc mắc khác đến rừng. Một số câu hỏi thường gặp đến chủ đều này ở bên dưới.

Rừng có ảnh hưởng gì đến khí hậu toàn cầu không?

Rừng có ảnh hưởng quan trọng đến khí hậu toàn cầu. Rừng giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu trên trái đất.

Nhờ quá trình quang hợp, rừng hút một lượng lớn khí CO2 thải ra từ trong không khí. Điều này giúp không khí được trong lành, ngăn chặn khả năng biến đổi khí hậu có thể xảy ra.

Các quốc gia nào có diện tích rừng lớn nhất trên thế giới?

Hơn 31% diện tích trái đất là rừng, tuy nhiên tỷ lệ phân bố rừng của các quốc gia là không giống nhau. Có nước có diện tích rừng lớn, có nước nhỏ hoặc không có rừng.

Trong đó Nga là quốc gia có diện tích rừng lớn nhất trên thế giới với 8.149.300 km2. Diện tích rừng chiếm 49,40% so với diện tích toàn quốc gia.

Dưới đây là bảng xếp hạng 10 quốc gia có diện tích rừng lớn nhất.

Thứ hạng Quốc gia Diện tích rừng

km2

% Rừng
1 Nga 8.149.300 49,40
2 Canada 4.916.438 49,24
3 Brazil 4.776.980 56,10
4 Hoa Kỳ 3.100.950 33,84
5 Trung Quốc 2.083.210 21,83
6 Úc 1.470.832 19,90
7 Cộng hòa Dân chủ Congo 1.172.704 50,00
8 Indonesia 974.181 51,07
9 Argentina 902.395 32,4
10 Ấn Độ 802.088 23,68

Bảng xếp hạng quốc gia có diện tích rừng lớn trên thế giới

Rừng cung cấp tài nguyên gì cho con người?

Rừng là lá chắn che chở và bảo vệ con người trước những cơn thịnh nộ của thiên tai. Rừng cung cấp nhiều tài nguyên cho con người, một số loại có thể được kể đến bên dưới.

  • Tài nguyên gỗ: Cung cấp sản lượng gỗ lớn giúp kinh tế ngày càng phát triển.
  • Cung cấp dược liệu quý hiếm phục vụ cho ngành y dược.
  • Cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người như mật ong, rau, nấm, măng,…
  • Tạo ra cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm.
Tài nguyên rừng
Rừng cung cấp sản lượng gỗ lớn phát triển kinh tế

Ở nước ta có những loại rừng phổ biến nào?

Ở nước ta rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất rừng phổ biến ở nước ta. Trong đó sẽ có các loại cụ thể như rừng ngập mặn, rừng thông, rừng lấy gỗ,…

Kết luận

Rừng là gì có tầm quan trọng như thế nào đối với con người là câu hỏi đã được giải đáp chi tiết. Con người cần nâng cao ý thức bảo vệ rừng, chính là bảo vệ cuộc sống trước những biến đổi của khí hậu.