Nội dung bài viết
- 1. Việt Nam có rừng nhiệt đới không?
- 2. Kể tên các rừng nhiệt đới ở Việt Nam
- 2.1 1/ Rừng Cúc Phương - Rừng mưa nhiệt đới đa dạng sinh học
- 2.2 2/ Rừng Cát Tiên - Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
- 2.3 3/ Rừng tràm Trà Sư - Kết hợp phát triển sinh thái và du lịch
- 2.4 4/ Rừng U Minh - Rừng nhiệt đới ở Việt Nam hơn 2.000km2
- 2.5 5/ Rừng Yok Đôn - TOP rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam
- 2.6 6/ Rừng nguyên sinh Tam Đảo - Vườn quốc gia Tam Đảo
- 3. Lời kết
Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng giúp rừng nhiệt đới ở Việt Nam phát triển mạnh. Khắp từ Bắc đến Nam, các khu rừng mưa mang đến sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái cũng như nguồn tài nguyên lớn cho nước ta. Khám phá 5 khu rừng lớn và đặc điểm cụ thể để có thêm hiểu biết về địa lý, tự nhiên.
Việt Nam có rừng nhiệt đới không?
Có. Rừng nhiệt đới ở Việt Nam còn có tên khác gọi là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Toàn bộ diện tích chủ yếu gồm các cây lá xanh quanh năm. Kiểu rừng này có diện tích lớn và phân bổ rộng khắp lãnh thổ nước ta.
Đặc điểm phân bố của loại rừng này là những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, nhiều mưa. Các thực vật đa dạng tầng, tán và chủng loại để hỗ trợ nhau sinh trưởng.
Một số đặc điểm rừng mưa nhiệt đới ở Việt Nam cụ thể như:
- Độ cao: Từ dưới 700 ở miền Bắc đến dưới 1000m ở miền Nam.
- Nhiệt độ trung bình năm: 20 – 25ᵒC. Trong đó, tháng lạnh nhất thường có nhiệt độ 15 độ C.
- Lượng mưa trung bình năm: 1.200 – 3.000 mm. Mùa mưa mùa khô có sự phân biệt rõ ràng.
- Cấu trúc rừng mưa nhiệt đới: Tầng thảm tươi, tầng dưới tán, tầng tán chính, tầng vượt tán.
- Thực vật gồm các loại cây nhiệt đới với đặc điểm là không có chồi ngủ qua đông, lá nhẵn và bóng, phần đầu có mũ lồi. Phân chia từ 3 đến 5 tầng
- Tầng đất sâu và đầy, không có đá ong. Chủ yếu là đất ferralit đỏ vàng.
Kể tên các rừng nhiệt đới ở Việt Nam
Trải dài từ Bắc đến Nam trên lãnh thổ nước ta có khá nhiều khu rừng nhiệt đới. Cụ thể:
1/ Rừng Cúc Phương – Rừng mưa nhiệt đới đa dạng sinh học
Rừng Cúc Phương – vườn Quốc gia Cúc Phương mang đầy đủ các đặc trưng của rừng nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Với hệ thống động thực vật phong phú, nơi đây có sự đa dạng sinh học cao. Rất nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng được ghi tên trong sách đỏ xuất hiện ở đây. Thông tin:
- Vị trí: Miền Bắc
- Địa phận: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa
- Diện tích: 222,00 km²
- Năm thành lập vườn Quốc gia: 1966
- Cơ quan quản lý: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Năm 1960, Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng đầu tiên tại Việt Nam. Toàn bộ khu vực nằm ở phía Đông dãy núi đá vôi Tam Điệp. Phần núi bao quanh rừng có chiều dài khoảng 25km và rộng 10km.
Địa hình khiến phần lớn nước bị hút nhanh bởi mạch ngầm, sau đó chảy ra khe nhỏ bên sườn núi. Trong khu vực không có ao hồ tự nhiên mà chỉ có dòng chảy thường xuyên của sông Bưởi.
2/ Rừng Cát Tiên – Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Đây là rừng nhiệt đới ở Việt Nam có diện tích lớn nhất. Toàn bộ khu vực nằm trên diện tích của 3 tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Rừng Cát Tiên thành lập năm 1992 khi kết hợp rừng cấm Nam Cát Tiên với khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên. Thông tin:
- Vị trí: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
- Địa phận: Lâm Đồng (278,50 km²), Đồng Nai (392,67 km²), Bình Phước (44,43 km²).
- Diện tích: 719,20 km²
- Năm thành lập vườn Quốc gia: 1992
- Cơ quan quản lý: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Rừng Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam. Trong rừng có gần 50% số loài chim tại Việt Nam, hơn 50% số loài bướm và nhiều loại động vật đặc trưng như voi châu Á, bò tót, gấu, trâu rừng, hổ…
Về thực vật, khoảng 50% diện tích rừng là cây thường xanh, 40% mọc các loại tre và 10% là nông trại. Trong đó, có nhiều loài cây gỗ, dược liệu, hoa lan quý hiếm đã được phát hiện tại đây.
3/ Rừng tràm Trà Sư – Kết hợp phát triển sinh thái và du lịch
Rừng tràm Trà Sư là khu rừng nhiệt đới Việt Nam và du lịch sinh thái được nhiều du khách lựa chọn. Địa hình ngập nước tiêu biểu khu vực Tây sông Hậu khiến nơi đây có nhiều loài sinh vật đa dạng, tiêu biểu cho rừng đặc dụng tại Việt Nam.
- Vị trí: Tây Nam bộ
- Địa phận: An Giang
- Diện tích: 8.45 km²
Phần lớn diện tích rừng đều là các cây tràm trên 10 năm tuổi. Chiều cao thân cây từ 5 đến 8m và nhiều cây con đang phát triển mạnh mẽ. Tại đây đã phát hiện ra 70 loài chim, 11 loài thú. 25 loài bò sát ếch nhái, 23 loài cá…
Bên cạnh đó còn có hơn 140 loại thực vật gồm gỗ, cây bụi, dây leo, cỏ, thủy sinh, sinh cảnh, cây thuốc… Rừng tràm Trà Sư là khu vực quan trọng trong việc bảo tồn đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tại, Công ty cổ phần Du lịch An Giang đã thuê lại diện tích nhỏ để phát triển du lịch tại đây.
4/ Rừng U Minh – Rừng nhiệt đới ở Việt Nam hơn 2.000km2
U Minh là một trong các rừng nhiệt đới ở Việt Nam với diện tích lớn khoảng 2.000 km². Khu vực nằm sát vịnh Thái Lan và được chia thành 2 khu U Minh Thượng – U Minh Hạ. Thông tin:
- Vị trí: Phía Nam
- Địa phận: Cà Mau, Kiên Giang
- Diện tích: 2.000 km²
Đây là kiểu rừng đặc thù mang đậm dấu ấn phương Nam với sự đa dạng sinh học độc đáo. Toàn bộ có vẻ đẹp hoang sơ với loài cây đặc trưng là tràm và các loại dây leo cộng sinh. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện hơn 250 loài thực vật, 180 loài chim, 20 loài bò sát… tại rừng U Minh.
5/ Rừng Yok Đôn – TOP rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam
Khu rừng này cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 40km đi về phía Tây Bắc. Vườn quốc gia chiếm 85% diện tích rừng và nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng. Thông tin:
- Vị trí: Tây Nguyên
- Địa phận: Đắk Nông, Đắk Lăk
- Diện tích: 1.155,45 km²
- Năm thành lập vườn Quốc gia vườn quốc gia: 1992
- Cơ quan quản lý: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Rừng Yok Đôn chủ yếu là rừng tự nhiên – rừng khộp. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra tại đây có 89 loài động vật có vú, hơn 300 loài chim, gần 50 loài bò sát, 858 loài thực vật…
Đặc biệt, có nhiều loài có tên trong sách đỏ như bò xám, mang lớn, nai cà tông, voi châu Á, bò bangteng… Công tác bảo tồn được đẩy mạnh để đảm bảo sự đa dạng sinh học cũng như phát triển các loài.
6/ Rừng nguyên sinh Tam Đảo – Vườn quốc gia Tam Đảo
Đây là địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng được nhiều người lựa chọn. Không chỉ được xả stress căng thẳng, bạn còn có thể khám phá hệ thống động thực vật đa dạng phong phú, tận hưởng không khí trong lành nơi đây. Thông tin:
- Vị trí: Miền Bắc Việt Nam
- Địa phận: Vĩnh Phúc
- Diện tích: 368,83 km²
- Năm thành lập vườn Quốc gia vườn quốc gia: 1996
- Cơ quan quản lý: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Rừng nguyên sinh Tao Đảo nằm trên dãy núi lớn chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Chiều dài núi khoảng 80km và rộng 10 – 15km. Hệ sinh thái tại đây là rừng tự nhiên mưa ẩm thường xanh quanh năm. Độ che phủ của rừng lớn hơn 70%, thảm thực vật xanh tốt quanh năm.
Tại đây, ban ngày sẽ cảm thấy sự mát mẻ dễ chịu, đêm xuống thời tiết trở lạnh. Khu vực đã được phát hiện tổng cộng 904 loài thực vật thuộc 478 chi, 213 họ thực vật bậc cao.
Về động vật, có 307 loài, trong đó thú 64 loài, chim 239 loài, bò sát 76 loài và lưỡng cư 28 loài. Đây là một trong những khu rừng có hệ thống động thực vật phong phú với nhiều loài quý hiếm trong sách đỏ.
Lời kết
Rừng nhiệt đới ở Việt Nam có sự đa dạng sinh học độc đáo mang nét đặc trưng riêng. Cần chú trọng công tác bảo tồn, phát triển và hạn chế tối đa tác động tiêu cực từ con người để bảo vệ môi trường sống của sinh vật.
Nội dung bài viết
- 1. Việt Nam có rừng nhiệt đới không?
- 2. Kể tên các rừng nhiệt đới ở Việt Nam
- 2.1 1/ Rừng Cúc Phương - Rừng mưa nhiệt đới đa dạng sinh học
- 2.2 2/ Rừng Cát Tiên - Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
- 2.3 3/ Rừng tràm Trà Sư - Kết hợp phát triển sinh thái và du lịch
- 2.4 4/ Rừng U Minh - Rừng nhiệt đới ở Việt Nam hơn 2.000km2
- 2.5 5/ Rừng Yok Đôn - TOP rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam
- 2.6 6/ Rừng nguyên sinh Tam Đảo - Vườn quốc gia Tam Đảo
- 3. Lời kết