Nội dung bài viết
- 1. Bão nhiệt đới là gì?
- 2. Áp thấp nhiệt đới là gì?
- 3. Quá trình hình thành của áp thấp và bão nhiệt đới diễn ra như thế nào?
- 4. Các nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới và bão
- 5. Những đặc điểm quan trọng của bão nhiệt đới
- 6. Hậu quả của áp thấp nhiệt đới - bão đối với đời sống nghiêm trọng ra sao?
- 7. Các biện pháp phòng tránh áp thấp và bão thiết thực
- 8. Một số biện pháp khắc phục hậu quả của áp thấp nhiệt đới và bão
- 9. Các cơn bão nhiệt đới lớn nhất trong lịch sử Việt Nam
- 10. Một số giải đáp liên quan
- 10.1 Giông bão là gì?
- 10.2 Mắt bão là gì?
- 10.3 Cách đặt tên cho các cơn bão như thế nào?
- 10.4 Bão nhiệt đới thường xuất hiện vào tháng mấy?
- 10.5 Áp thấp nhiệt đới thường hình thành vào thời gian nào?
- 10.6 Bão và áp thấp nhiệt đới khác nhau thế nào?
- 10.7 Những khu vực nào thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão?
- 10.8 Áp thấp nhiệt đới có phải thiên tai không?
- 10.9 Xem bản tin áp thấp nhiệt đới và bão chính xác ở đâu?
- 11. Kết luận
Tìm hiểu bão là gì và những vấn đề liên quan thông qua những phân tích khoa học và chuẩn xác. Là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ bão, việc phòng chống và khắc phục hậu quả luôn được nước ta đặt lên hàng đầu.
Bão nhiệt đới là gì?
Bão nhiệt đới (tropical storm) là trạng thái nhiễu động của các tầng khí quyển tạo thành một dạng thời tiết cực đoan với đặc trưng điển hình là gió mạnh và mưa lớn. Chúng có sức gió cấp 8 (trên 62 km/h) và dưới 88 km/h.
Đây là một trong những loại bão thường xuyên xuất hiện tại khu vực nước ta. Hậu quả của thời tiết cực đoan này thường kéo theo những vấn đề nghiêm trọng cho đời sống kinh tế và xã hội.
Áp thấp nhiệt đới là gì?
Áp thấp nhiệt đới là tên gọi của hiện tượng gió xoáy tập trung tại một vùng áp thấp diễn ra trên biển hoặc đất liền. Đây là một cấp độ thấp hơn của bão nhiệt đới.
Đặc điểm của áp thấp nhiệt đới là sức gió yếu dưới 62 km/h. Khi tích tụ đủ năng lượng gió và hơi nước, chúng dễ dàng phát triển thành xoáy thuận nhiệt đới.
Quá trình hình thành của áp thấp và bão nhiệt đới diễn ra như thế nào?
Tại các vùng khí hậu nóng như biển nhiệt đới, các vùng xoáy được hình thành tạo thành áp thấp nhiệt đới. Chúng có đường kính hàng trăm kilomet và có gió xoáy cấp 6 đến cấp 7.
Các vùng áp thấp này có khả năng tích lũy gió và hơi nước trong quá trình chúng di chuyển. Khi đủ mạnh, chúng sẽ phát triển thành bão áp thấp nhiệt đới.
Ngược lại, nếu không gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ suy yếu và tan dần. Chúng sẽ chỉ tạo nên những cơn mưa nhẹ cho khu vực chịu tác động trực tiếp.
Các nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới và bão
Có thể thấy, áp thấp nhiệt đới và bão đều có mối liên hệ mật thiết với nhau khi xuất phát từ các vùng xoáy. Vậy áp thấp và bão hình thành như thế nào, nguyên lý hình thành của chúng ra sao?
Khi có sự chênh lệch nhiệt độ, khí áp (áp suất của khí quyển tác động nên Trái đất) có xu hướng thay đổi. Trong khí quyển, khi một vùng khí nóng lên bất thường so với các khu vực xung quanh, khí áp các vùng lân cận sẽ giảm dần.
Đặc điểm của gió có xu hướng di chuyển từ nơi có khí áp thấp đến nơi có khí áp cao hơn. Do đó, vùng khí nóng sẽ thu hút gió và ngày càng bốc lên cao, tạo thành một vùng áp thấp nhiệt đới.
Tùy thuộc vào vị trí ở bắc hay nam bán cầu, hướng di chuyển của chúng sẽ khác nhau do ảnh hưởng của chiều gió. Từ đó, chúng tạo nên những xoáy nghịch nhiệt đới hoặc xoáy thuận nhiệt đới.
Với sự trợ giúp của gió và hơi nước thu hút được, áp thấp có thể phát triển nhanh chóng gia tăng tốc độ di chuyển. Tùy thuộc vào cấp độ gió, người ta có thể chia chúng thành những loại bão khác nhau.
Những đặc điểm quan trọng của bão nhiệt đới
Bão gần giống như một có gió xoáy, phần gần trung tâm có tốc độ gió mạnh. Không khí theo hình xoắn ốc tập trung vào giữa và thổi lên cao, sau đó đẩy gần ra tứ phía.
Để hiểu rõ hơn bão ở Việt Nam có những đặc điểm nào, bạn cần nắm rõ các thành phần cấu thành của bão. Về cơ bản, chúng gồm 3 thành phần chính dưới đây.
1/ Mắt bão
Mắt bão là phần trung tâm nhất, có bán kính từ 30 đến 60 km. Do áp suất không khí rất thấp, phần tâm này gần như yên tĩnh không bị xáo động nhiều.
2/ Thành mắt bão
Thành mắt bão là một vòng tròn bao quanh mắt bão. Không khí ở vùng này thấp và xoáy rất nhanh trước khi đổ về tâm.
Đây là không gian có thời tiết tiêu cực nhất với vận tốc gió mạnh nhất và lực ly tâm cực lớn.
3/ Các dải mưa xoắn
Dải mưa xoắn là các lớp khí nằm bên ngoài thành mắt bão. Chúng có thể kéo dài hàng trăm kilomet xung quanh tâm.
Tốc độ di chuyển chúng chậm và càng ra xa càng giảm dần.
Hậu quả của áp thấp nhiệt đới – bão đối với đời sống nghiêm trọng ra sao?
Hậu quả của bão và áp thấp nhiệt đới đến đời sống là không nhỏ. Là quốc gia có bờ biển kéo dài, khí hậu biển Đông mang tính chất khiến cho Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp và phải gánh chịu nhiều thiệt hại nghiêm trọng.
Mưa dông kéo dài dẫn đến tình trạng ngập cục bộ tại các tỉnh thành. Hệ thống thoát nước của các thành phố ven biển không thể kịp thời đáp ứng.
Khi áp thấp chuyển hóa thành bão, mực nước ngày càng nâng cao gây lũ lụt theo diện rộng (tìm hiểu cách phòng tránh lũ lụt, từ đó đưa ra biện pháp phòng chống hiệu quả). Gió mạnh đổ bộ vào đất liền khiến cuốn bay nhà cửa, công trình xây dựng.
Kinh doanh sản xuất bị gián đoạn nghiêm trọng. Hoạt động đánh bắt cá buộc phải dừng lại, gia súc – gia cầm và hoa màu bị hủy hoại do chìm trong biển nước.
Mưa bão làm gia tăng những vấn đề về ô nhiễm môi trường nói chung và đặc biệt là nguồn nước. Rác thải, xác động vật,… là một trong những vấn đề cấp bách cần được xử lý khi bão đi qua.
Các biện pháp phòng tránh áp thấp và bão thiết thực
Với những hậu quả của bão ở nước ta, việc phòng ngừa là vô cùng cần thiết để hạn chế tối đa những thiệt hại về người và của. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp cơ bản dưới đây:
1/ Cập nhật thông tin thời tiết thường xuyên
Do nguyên nhân hình thành bão chủ yếu đến từ biển Đông, Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với loại thiên tai này. Cập nhật tin tức liên quan đến nhiệt độ, sức gió và hướng di chuyển trước là cần thiết để chủ động phòng tránh và sắp xếp công việc, sinh hoạt.
Tại Thời Tiết 4M, chúng tôi liên tục cập nhật các thông tin về thời tiết nhanh chóng & chính xác. Trong đó có bảng tin bão được đăng tải liên tục khi hiện tượng này có dấu hiệu ảnh hưởng đến nước ta.
Bạn có thể xem tình hình thời tiết Quảng Trị và nhiều tỉnh thành khác để cập nhật thông tin bão lũ nhanh nhất. Từ đó có các kế hoạch ứng phó kịp thời, giảm thiểu tối đa thiệt hại.
2/ Cắt tỉa cây xanh
Trước tác động của mưa và gió lớn, các cây lớn rất dễ bị bật gốc và đổ gãy. Cắt tỉa cây xanh là một trong những nhiệm vụ khẩn cấp trước các mùa bão.
Bạn cần chủ động dọn dẹp và chặt bỏ những cây cối bị mục rỗng gần khu dân cư, hệ thống lưới điện để tránh những thiệt hại về người và tài sản. Trong đó, ưu tiên cắt tỉa các loại cây có đường kính và chiều cao lớn, mọc lệch, nặng tán,… như xà cừ, muồng, phượng, thông.
3/ Xây dựng hệ thống nhà kiên cố, vững chắc
Nhà ở, công trình cần được xây dựng kiên cố để đảm bảo độ vững chắc cần thiết để chống chọi với mưa bão lớn. Tường nên có chiều dày ít nhất là 22 cm, kết cấu móng bằng gạch đá hoặc bê tông cốt thép có khả năng chịu lực tốt.
Tại khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai này, bạn cần tiến hành nẹp mái nhà bằng gỗ, bao cát,.. để tránh tình trạng tốc mái.
4/ Dự trữ nhu yếu phẩm
Trong thời gian áp thấp và bão diễn ra, việc di chuyển và giao dịch mua bán gần như bị tê liệt toàn bộ. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn lương thực, thực phẩm trong thời gian này, việc chuẩn bị trước là cần thiết.
Nên chuẩn bị những thực phẩm dễ bảo quản và chế biến như mì gói, nước lọc, bánh mì,..
5/ Sơ tán khi cần thiết
Ở Việt Nam, vùng nào ít chịu ảnh hưởng của bão thì người dân chỉ cần trú ẩn trong nhà. Tuy nhiên, đối với khu vực gần tâm bão, cần có chính sách sơ tán nhanh chóng đến nơi an toàn.
Các rủi ro như ngập lụt, sạt lở,… hoàn toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Những hiểm họa này không nằm trong khả năng kiểm soát của con người và không thể lường trước.
Một số biện pháp khắc phục hậu quả của áp thấp nhiệt đới và bão
Với đặc điểm của bão ở nước ta diễn ra với tần thất thường xuyên và thiệt hại nặng nề, khắc phục hậu quả sau thiên tai là một trong những vấn đề trọng tâm cần thực hiện để ổn định cuộc sống.
1/ Khắc phục thiệt hại về người
Khi áp thấp và bão đi qua, việc khắc phục thiệt hại về người là công việc cấp bách hàng đầu cần thực hiện. Các tỉnh, thành cần bám sát từng hộ dân, hỏi thăm, động viên và chia sẻ với những gia đình có người thiệt mạng và mất tích.
Kịp thời cung cấp thuốc men, điều trị bệnh cho người dân. Đặc biệt quan tâm đến các đối tượng dễ bị ảnh hưởng như người già, trẻ em, gia đình neo đơn,…
2/ Khắc phục thiệt hại về tài sản
Hàng loạt nhà cửa, công trình, đường xá,… bị hư hỏng và phá hủy dưới tác động lớn của gió và mưa lũ. Để đưa cuộc sống trở lại bình thường, việc khắc phục những thiệt hại cần được tiến hành càng sớm càng tốt.
Khai thông đường xá để đảm bảo công tác cứu trợ và lưu thông hàng hóa. Mạng lưới điện và hệ thống nước sạch cần được khôi phục nhanh chóng, khôi phục tình trạng sản xuất và sinh hoạt bình thường.
3/ Khôi phục môi trường sống
Xác chết động vật, rác thải,.. và môi trường ẩm ướt,.. là điều kiện khiến vi khuẩn và dịch bệnh phát triển. Người dân cần tập trung dọn dẹp, thu gom và tẩy uế để hạn chế những tác nhân gây bệnh.
Các cơn bão nhiệt đới lớn nhất trong lịch sử Việt Nam
Trong vòng 20 năm qua, nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn khi phải hứng chịu những cơn bão lớn. Với mức độ tàn phá khủng khiếp, chúng là nỗi khiếp sợ với những hậu quả nặng nề về người và của.
Dưới đây là tổng hợp những siêu bão ở Việt Nam trong những năm qua:
- Bão số 6 năm 2006 (bão Xangsane): Đổ bộ vào Đà Nẵng – Quảng Nam với sức gió cấp 13 – 14. Cơn bão làm 72 người chết, 532 người bị thương và 4 người mất tích.
- Bão số 9 năm 2009 (Bão Ketsana): Đổ bộ vào Quảng Nam – Quảng Ngãi với sức gió giật cấp 11 đến cấp 14. Nó đi qua để lại hậu quả nặng nề với 179 người chết, 1.140 người bị thương và 8 người mất tích.
- Bão số 8 năm 2012 (bão Sơn Tinh): Đổ bộ vào Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình với sức gió cấp 11 – 12, giật cấp 14. Trận cuồng phong này đi qua khiến 8 người chết, 2 người mất tích và 90 người bị thương.
- Bão số 14 năm 2013 (bão Haiyan): Đổ bộ vào Philippin và càn quét vùng biển Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình với sức gió cấp 17. Cơn bão đã khiến 18 người chết, 93 người bị thương và 2 người mất tích.
- Bão số 1 năm 2016 (bão Mirinae): Đổ bộ vào khu vực Thái Bình – Ninh Bình với cấp gió 8 – 9. Sự kiện đã khiến 21 người bị thương và thiệt hại nghiêm trọng về tài sản.
- Bão số 12 năm 2017 (bão Damrey): Đổ bộ vào Nam Trung Bộ và phía Nam Tây Nguyên với sức gió cấp 11 – 12, giật cấp 13 – 14. Nó làm 107 người chết, 341 người bị thương và 16 người mất tích.
- Bão số 9 năm 2020 (bão Molave): Đổ bộ vào Quảng Ngãi với sức gió lên tới 176 km/h. Thảm họa đã khiến 80 người chết và mất tích.
Một số giải đáp liên quan
Giải đáp thắc mắc xung quanh câu hỏi bão là gì để nắm rõ hơn về những khó khăn mà người dân nước ta phải đối mặt trong suốt chiều dài lịch sử.
Giông bão là gì?
Giông bão là hiện tượng thời tiết đối lưu cường độ mạnh, thường đi kèm với mưa lớn và sấm sét. Đây là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm khi chúng giải phóng điện tích cực lớn.
Mắt bão là gì?
Mắt bão là tâm của cơn bão, có áp suất không khí rất thấp. Xung quanh mắt bão là không khí ở tầng thấp và xoáy nhanh đổ về trung tâm áp thấp.
Có thể hình dung đây là một cái ống được tạo thành từ mây, bên trong không khí gần như không quay. Do đó, trong phạm vi mắt bão không khí rất yên ả, trời quang mây tạnh.
Cách đặt tên cho các cơn bão như thế nào?
Hiện nay, việc đặt tên các cơn bão do Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) tiến hành thực hiện. Đây là tổ chức chuyên môn về khí tượng của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, cập nhật và dự báo thời tiết.
Các quốc gia nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão sẽ đề xuất về tên gọi và WMO sẽ đặt tên dựa trên những đề cử được đưa ra.
Bão nhiệt đới thường xuất hiện vào tháng mấy?
Xuất phát từ nguyên nhân gây ra bão như nhiệt độ nước biển cao, khí quyển hoạt động mạnh mẽ, mùa hè và thu là thời gian hoạt động chính của bão. Chúng thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 11 ở Bắc bán cầu, từ tháng 12 đến tháng 3 tại Nam bán cầu.
Mùa bão ở Việt Nam tập trung chủ yếu từ đầu tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11, nửa đầu tháng 12. Trong đó, tháng 8, 9 và 10 chiếm tổng 70% số cơn bão trong năm.
Áp thấp nhiệt đới thường hình thành vào thời gian nào?
Do áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, áp thấp và bão nhiệt đới chỉ khác nhau về độ mạnh. Cả hai hiện tượng này cùng nguyên lý hoạt động và có thời gian hình thành tương tự nhau.
Bão và áp thấp nhiệt đới khác nhau thế nào?
Khi tìm hiểu áp thấp nhiệt đới là gì, bạn có thể gì dàng nhận thấy bản chất của chúng không có nhiều khác biệt so với bão nhiệt đới. Đây là hai hình thái của bão nói chung.
Nguyên nhân gây ra áp thấp nhiệt đới cũng chính là nguyên nhân tạo ra bão nhiệt đới. Hai loại này chỉ được phân biệt dựa trên độ mạnh.
Cụ thể:
- Áp thấp nhiệt đới: Gió cực đại từ 39 đến 61 km/h, cấp gió từ 6 đến 7. Trong phạm vi hoạt động, chúng có thể khiến cây cối rung chuyển và gây ra biển động.
- Bão nhiệt đới: Gió cực đại từ 62 đến 88 km/h, cấp gió từ 8 đến 9. Bão có thể gây ra hiện tượng tốc mái nhà, bẻ gãy cành cây lớn, biển động rất mạnh.
Những khu vực nào thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão?
Theo thống kê, ở nước ta có 5 vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ các cơn bão. Bao gồm:
- Quảng Ninh – Thanh Hóa
- Nghệ An – Thừa Thiên Huế
- Đà Nẵng – Bình Định
- Phú Yên – Khánh Hòa
- Ninh Thuận – Cà Mau
Vậy ở Việt Nam vùng nào sau đây ít chịu ảnh hưởng của bão nhất?. Câu trả lời chính xác là Ninh Thuận – Cà Mau với cấp bão tối đa xuất hiện cho đến nay là cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới có phải thiên tai không?
Theo luật Phòng chống thiên tai hiện hành, Việt Nam có tổng thể 22 loại thiên tai thường gặp. Trong đó áp thấp nhiệt đới cũng thuộc danh sách này.
Nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới không có sự khác biệt với nguyên nhân hình thành bão ở nước ta. Đồng thời, tùy vào tầm ảnh hưởng, hậu quả mà chúng gây ra cũng vô cùng nặng nề.
Xem bản tin áp thấp nhiệt đới và bão chính xác ở đâu?
Hiện nay, có rất nhiều phương tiện thông tin đăng tải các dự báo liên quan đến thời tiết. Một trong các kênh thông tin tổng hợp đầy đủ nhất không thể bỏ qua là Thời tiết 4M.
Với nguồn tin tức chính thống, thời tiết tại mọi miền đất nước được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng. Bản tin áp thấp nhiệt đới và bão luôn được đăng tải một cách chính xác và đáng tin cậy.
Các bạn có thể cập nhật thông tin dự báo thời tiết miền Trung để biết bão xuất hiện ở đâu, khi nào trong khu vực này và lên kế hoạch ứng phó kịp thời.
Kết luận
Những chia sẻ chi tiết về bão là gì hứa hẹn mang lại cho bạn đọc những kiến thức hữu ích. Hy vọng những tin tức được tổng hợp trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới tại nước ta.
Nội dung bài viết
- 1. Bão nhiệt đới là gì?
- 2. Áp thấp nhiệt đới là gì?
- 3. Quá trình hình thành của áp thấp và bão nhiệt đới diễn ra như thế nào?
- 4. Các nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới và bão
- 5. Những đặc điểm quan trọng của bão nhiệt đới
- 6. Hậu quả của áp thấp nhiệt đới - bão đối với đời sống nghiêm trọng ra sao?
- 7. Các biện pháp phòng tránh áp thấp và bão thiết thực
- 8. Một số biện pháp khắc phục hậu quả của áp thấp nhiệt đới và bão
- 9. Các cơn bão nhiệt đới lớn nhất trong lịch sử Việt Nam
- 10. Một số giải đáp liên quan
- 10.1 Giông bão là gì?
- 10.2 Mắt bão là gì?
- 10.3 Cách đặt tên cho các cơn bão như thế nào?
- 10.4 Bão nhiệt đới thường xuất hiện vào tháng mấy?
- 10.5 Áp thấp nhiệt đới thường hình thành vào thời gian nào?
- 10.6 Bão và áp thấp nhiệt đới khác nhau thế nào?
- 10.7 Những khu vực nào thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão?
- 10.8 Áp thấp nhiệt đới có phải thiên tai không?
- 10.9 Xem bản tin áp thấp nhiệt đới và bão chính xác ở đâu?
- 11. Kết luận