Khái niệm gió là gì vẫn chưa được nhiều người hiểu rõ mặc dù đây là hiện tượng thời tiết quen thuộc hàng ngày. Hãy để Phạm Đức Phương Việt, CEO của Thời Tiết 4M giúp bạn hiểu rõ nguồn gốc, các cấp độ, phân loại và tính chất của gió giúp con người khai thác nguồn năng lượng sạch này một cách hiệu quả nhất.

Gió là gì?

Gió thổi trên trái đất chính là sự chuyển động của các luồng không khí lớn (Bạn hãy tìm hiểu không khí là gì, có tính chất như thế nào, gồm các thành phần gì trước để hiểu rõ khái niệm này). Không khí nóng lên và trở nên nhẹ hơn sẽ có xu hướng di chuyển lên cao.

Không khí lạnh hơn sẽ nặng hơn di chuyển xuống thấp. Sự chuyển động lên xuống này của khí quyển được gọi là gió.

tìm hiểu gió là gì
Gió trên bề mặt Trái đất là sự di chuyển của các luồng khí

Ngoài ra còn có gió trong không gian được phân chia làm hai loại:

  • Gió mặt trời: Là các chất khí hoặc các hạt điện tích phóng ra từ mặt trời đi vào không gian. Đây là dòng hạt liên tục, được phóng thích từ tầng ngoài cùng của bầu khí quyển, bao gồm proton và electron. Gió mặt trời tác động trực tiếp đến môi trường không gian xung quanh trái đất. Nó có thể gây ra các hiện tượng bão từ hoặc cực quang.
  • Gió hành tinh: Hình thành do sự thoát khí của các nguyên tố hóa học có khối lượng nhẹ từ khí quyển của một hành tính nào đó vào không gian. Ví dụ ở sao Thủy có khí quyển mỏng manh nên các hạt khí nhẹ như helium hay hydro dễ dàng thoát ra, tạo nên luồng hạt di chuyển vào không gian.

Nguyên nhân sinh ra gió từ đâu?

Nguyên nhân sinh ra gió xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: Áp suất, nhiệt độ, sự chuyển động của các hành tinh, ma sát trên bề mặt trái đất.

Sự chênh lệch về nhiệt độ tạo ra gió

Thông thường, giữa đường xích đạo và các cực sẽ có sự khác nhau rõ rệt về nhiệt độ. Điều này cũng góp phần tạo ra sự chênh lệch về áp suất – nguyên nhân chính sinh ra gió.

Khu vực xích đạo nhận được nhiều nhiệt năng hơn từ mặt trời. Do đó, không khí sẽ nóng và nhẹ hơn, tạo nên áp suất thấp. Ngược lại, ở các cực không khí lạnh hơn nên nặng hơn, tạo nên áp suất cao.

Sự khác biệt lớn về nhiệt độ ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ của gió. Chẳng hạn như gió Tín Phong sẽ di chuyển mạnh mẽ ở xích đạo do chênh lệch nhiệt độ lớn.

Sự chênh lệch áp suất khí quyển sinh ra gió

Nguyên nhân chính tạo ra gió chính là do sự chênh lệch trong áp suất khí quyển. Nếu hai khu vực có sự khác biệt về áp suất, không khí sẽ di chuyển từ nơi có áp cao về nơi áp thấp. Sự chuyển động này tạo thành dòng không khí được gọi là gió.

Tốc độ gió mạnh hay yếu phụ thuộc vào mức độ chênh lệch áp suất. Chênh lệch càng nhiều thì chúng thổi càng mạnh và ngược lại.

Hiệu ứng Coriolis

Hiệu ứng Coriolis khiến dòng không khí bị di chuyển chệch hướng trên trái đất do sự chuyển động của các hành tinh. Ở khu vực xích đạo thì hiệu ứng này thường rất yếu hoặc không xuất hiện.

nguyên nhân sinh ra gió
Có nhiều nguyên nhân sinh ra gió

Nhờ có hiệu ứng Coriolis mà con người giải thích được nguồn gốc, sự hình thành của các dòng gió lớn trên toàn cầu. Chẳng hạn như: Gió Tây ôn đới, gió tín phong v.v.

Ma sát của bề mặt trái đất

Ma sát giữa không khí và bề mặt của trái đất làm chậm tốc độ gió và thay đổi hướng của nó. Khi ma sát đạt đến mức độ cân bằng nhất định, gió sẽ có xu hướng thổi ổn định, không quá mạnh.

Có những loại gió nào trên Trái đất?

Bên cạnh hiểu rõ gió là gì, chúng ta cần nắm rõ các loại chính và tính chất cụ thể. Từ đó, biết được tác động của hiện tượng tự nhiên này đến khí hậu, đời sống con người. Dưới đây là các loại gió trên trái đất:

  • Gió Tín phong: Còn được gọi là gió mậu dịch, thổi ở khu vực cận xích đạo. Phạm vi từ vĩ độ 30° Bắc đến vĩ độ 30° Nam. Đặc điểm của chúng là khô, ít mưa. Nguyên nhân là do sự chênh lệch về khí áp từ vùng cao áp chí tuyến xuống vùng áp thấp xích đạo.
  • Gió Tây ôn đới: Thổi từ khu vực có áp cao cận nhiệt đới (cận chí tuyến) về khu áp thấp ôn đới. Phạm vi hoạt động của nó là từ 30° đến 60° ở mỗi bán cầu. Đặc điểm của gió Tây ôn đới là mang theo độ ẩm cao cùng lượng mưa lớn do xuất phát từ khu áp cao cận nhiệt đới.
  • Gió Đông cực: Thổi từ vùng áp cao Bắc cực và Nam cực về vùng áp thấp trong khu vực gió Tây. Phạm vi hoạt động của loại này từ 90° Bắc, Nam về vĩ tuyến 60° Bắc, Nam. Đặc điểm của gió đông cực là lạnh và hanh khô.
  • Gió địa phương: Là các loại được thổi từ những vùng khác nhau đến nước ta. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của địa hình nên mang nét đặc trưng riêng. Gió địa phương gồm các loại sau: Gió biển, gió đất, gió phơn.
  • Gió mùa: Loại này có sự thay đổi theo mùa với hướng thổi hoài toàn khác nhau. Nó đi theo hướng Đông Bắc (tìm hiểu gió mùa đông bắc là gì để hiểu hơn về nó tại đây) (tháng 11 đến tháng 4 năm sau) và Tây Nam (Khám phá các đặc trưng của gió mùa Tây Nam tại đây) (tháng 5 đến tháng 10). Đây là loại gió rất phổ biến ở Việt Nam, nếu bạn tìm hiểu về khí hậu tại Sài Gòn hoặc khí hậu của Đà Nẵng sẽ đọc được thông tin này.

Tìm hiểu thông tin chi tiết về các loại gió trên:

Nguồn gốc của gió Tín phong. Ảnh hưởng của nó đến khí hậu Việt Nam.

Gió Tây ôn đới có nguồn gốc xuất phát từ đâu?

 

các loại gió
Mỗi khu vực chịu ảnh hưởng của những loại gió khác nhau

Các cấp độ của gió (từ 1 đến 17)

Cấp độ gió được phân chia dựa vào tốc độ, độ cao sóng trung bình mà nó tạo nên. Dưới đây là bảng các cấp độ cụ thể và mức độ nguy hại theo từng thang đo cụ thể:

Cấp độ gió (tháng sức gió) Tốc độ gió (km/giờ) Độ cao sóng trung bình (m) Mức độ nguy hại
0 <1 0 – Gió rất nhẹ.

– Không gây ra nguy hại.

1 1-5 0,1
2 6-11 0,2
3 12-19 0,6
4 20-28 1 – Cây nhỏ có hiện tượng lay động, có thể ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu.

– Khu vực biển hơi có biến động.

– Thuyền đánh cá ngoài khơi bị chao nghiêng,cần phải cuốn bớt buồm.

5 29-38 2
6 39-49 3 – Cây cối có sự rung chuyển nhiều.

– Khó khăn trong việc di chuyển ngược gió.

– Biển động mạnh, gây nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

7 50-61 4
8 62-74 5,5 – Gió mạnh làm gãy cành cây, mái nhà bị tốc.

– Không thể di chuyển ngược chiều gió.

– Khu vực biển động rất mạnh, cảnh báo rất nguy hiểm với tàu, thuyền.

9 75-88 7
10 89-102 9 – Gió rất mạnh, làm đổ cây, công trình xây dựng, công trình dân sinh, gây thiệt hại rất nặng nề.

– Biển động dữ dội, tàu thuyền bị đắm.

11 103-117 11,5
12 118-133 14 – Sức phá hoại ở mức cực kỳ lớn trên diện rộng.

– Tạo nên sóng biển cực kỳ mạnh, có thể làm đắm tàu thuyền có trọng tải lớn.

13 134-149
14 150-166
15 167-183
16 184-201
17 202-220

Vai trò và tác hại của gió đối với con người, thiên nhiên

Bên cạnh việc hiểu rõ gió là gì, chúng ta cần biết đến vai trò, tác hại của chúng để biết cách sử dụng nguồn nguyên liệu sạch này một cách hiệu quả

Vai trò to lớn của gió đối với cuộc sống

Gió không chỉ là một yếu tố quan trọng trong hệ thống khí hậu tự nhiên mà còn đóng vai trò to lớn trong đời sống con người. Dưới đây là những lợi ích của gió đối với khí hậu và hoạt động sản xuất.

Góp phần tạo nên bản chất thời tiết và khí hậu

Gió là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và điều tiết khí hậu ở các khu vực trên trái đất (Bạn đã biết khí hậu là gì chưa, nếu chưa hãy tìm hiểu tại đây). Ví dụ: Gió khô nóng sẽ làm tăng nhiệt độ khu vực. Ngược lại, nếu chúng mang theo hơi ẩm từ đại dương có thể tạo nên mưa, bão.

Khi tra cứu thông tin dự báo thời tiết Bình Dương, bạn sẽ thấy chỉ số gió được thống kê rất chi tiết, điều này chứng tỏ nó là một phần quan trọng của khí tượng học, liên quan mật thiết với các chỉ số khác như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm,…

Tác động đến nền nông nghiệp

Gió tác động trực tiếp đến nông nghiệp, giúp điều hòa nhiệt độ, độ ẩm cho cây trồng. Hỗ trợ quá trìn

h thụ phấn của các loại cây hoa màu. Ngoài ra, còn giúp điều chỉnh nhiệt độ môi trường sống của các loài thủy, hải sản, gia súc, gia cầm…

Tạo nên nguồn năng lượng sạch

Gió được con người sử dụng để sản xuất điện thông qua các tua-bin gió. Đây là nguồn năng lượng sạch, bền vững, góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí hiệu quả.

lợi ích của gió
Gió tạo ra nguồn năng lượng sạch

Dự báo thời tiết

Các nhà khoa học nghiên cứu tốc độ và hướng di chuyển của gió để đưa ra các dự báo thời tiết chuẩn xác hơn. Từ đó, đưa ra giải pháp ứng phó, phòng tránh hiệu quả trước những hiện tượng cực đoan.

Hiện nay, Thời Tiết 4M cũng đang áp dụng chỉ số này vào hoạt động dự báo thời tiết hàng ngày. Ví dụ như tra cứu dự báo thời tiết Bình Thuận, một tỉnh thành bị tác động lớn bởi gió thì yếu tố này sẽ được ưu tiên hiển thị đầy đủ.

Giao thông vận tải đường thủy

Gió là yếu tố quan trọng được quan tâm khi thiết kế tàu thuyền, đặc biệt là tàu buồm. Con người sẽ tận dụng sức gió để các phương tiện đường thủy di chuyển một cách thuận tiện nhất.

Tác hại khủng khiếp của những cơn gió mạnh

Bên cạnh những lợi ích mang lại cho người, gió lớn cũng có thể gây ra nhiều rủi ro, thiệt hại về người và tài sản. Dưới đây là những tác hại của gió có thể gây ra:

  • Gió tốc độ mạnh gây cản trở trong việc di chuyển của các phương tiện giao thông và người đi bộ.
  • Gió ở cấp độ cao có thể gây hư hại các công trình xây dựng, làm đổ cây cối, gây tắc nghẽn giao thông. Thậm chí, nguy hiểm đến tính mạng con người.
  • Gây nên bão tố, lốc xoáy, sạt lở đất khi gió từ cấp 7 trở lên, làm hư hỏng nặng nề các công trình, tốc mái nhà, gây thiệt hại lớn về tài sản, đe dọa sự an toàn của người dân.
  • Gió mạnh ngoài biển có khả năng làm đắm tàu thuyền, đe dọa tính mạng của ngư dân, thuyền viên và hành khách.
tác hại của gió
Gió gây thiệt hại tài sản, cây cối, nhà cửa, con người

Q&A liên quan đến gió

Để hiểu rõ gió là gì, chúng ta cùng tham khảo thêm những kiến thức thú vị liên quan đến hiện tượng tự nhiên này.

Tại sao các vùng biển thường có gió mạnh?

Trả lời: Ở vùng biển không có các vật chắn như đồi núi, công trình xây dựng…nên lực cản đối với sự chuyển động của không khí là rất nhỏ. Do đó, gió thổi ở biển thường có tốc độ mạnh.

Tại sao khu vực thung lũng thường có gió to?

Trả lời: Thung lũng thường có diện tích lớn, ít xuất hiện các vật cản nên tạo điều kiện cho gió di chuyển mạnh hơn.

Sử dụng gió như thế nào hiệu quả?

Trả lời: Để sử dụng gió hiệu quả, con người nên sử dụng nhiều hệ thống tua-bin khác nhau, quy mô nhỏ đến lớn để đáp ứng tối đa nhu cầu sản xuất điện. Chọn những vị trí có gió to, ổn định quanh năm, đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu nhất.

Đồng thời, thường xuyên kiểm tra các thông tin về điều kiện meteo của khu vực. Hệ thống tuabin phải được thiết kế có khả năng chịu được những tác động của thời tiết.

Cuối cùng, cần sử dụng pin điện để lưu trữ nguồn điện được sản xuất từ hệ thống gió. Vào những thời điểm gió hoạt động yếu, không sản xuất đủ lượng điện theo nhu cầu thì pin điện đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết.

Kết luận

Hiểu rõ gió là gì, các loại gió trên trái đất và cấp độ gió giúp con người biết cách sử dụng nguồn năng lượng này hiệu quả, bền vững. Đồng thời, có phương án phòng tránh, ứng phó kịp thời với các loại gió địa phương hoặc hiện tượng thời tiết cực đoan do gió gây nên.