Châu Nam Cực có khí hậu như thế nào là câu hỏi của nhiều người hiện nay. Đây là lục địa nằm ở phía Nam trên Trái Đất nên nơi đây có khí hậu khắc nghiệt quanh năm.

Giới thiệu tổng quan về châu Nam Cực

Lục địa Nam Cực là tên gọi khác của châu Nam Cực. Lục địa này nằm xa về phía Nam và Tây nhất trên Trái Đất và được bao quanh bởi Nam Đại Dương.

Khu vực này có diện tích 14.200.000 km2 (khoảng 5.500.000 dặm vuông Anh), gần gấp đôi diện tích nước Úc. Với khoảng 98% Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng dày gần 2km. Ngoài ra, nơi đây chứa khoảng 70% tổng lượng nước ngọt trên Trái đất.

Châu Nam Cực có khí hậu như thế nào
Châu Nam Cực nằm xa về phía Nam trên Trái Đất

Tuy nhiên, do tình trạng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu, hiện tượng băng tan ở Nam Cực đang xuất hiện liên tục và gây ảnh hưởng nặng nề đến toàn thế giới.

Khí hậu của Châu Nam Cực như thế nào?

Nam Cực có khí hậu hoang mạc và là châu lục lạnh nhất trên Thế Giới. Có thể bạn chưa biết hoang mạc là gì nên cứ nghĩ rằng chỉ có những vùng khô nóng mới được gọi như vậy, tuy nhiên Nam Cực mới là hoang mạc lớn nhất thế giới.

Nơi đây gần như không bao giờ có mưa và độ ẩm trong không khí gần như ở mức 0%. Khí hậu vùng cực tại đây được chia làm 3 khu vực chính: Lục địa, bờ biển và bán đảo.

Khí hậu trong lục địa châu Nam Cực

Điều kiện thời tiết trong vùng lục địa rất khắc nghiệt và lạnh hơn các khu vực khác, nhiệt độ Nam Cực trung bình vào mùa đông là từ -40°C – -70°C. Vào mùa hè nhiệt độ dao động từ -15°C – -35°C.

Các nhà nghiên cứu ghi nhận nhiệt độ thấp nhất là -89°C vào năm 1983 tại trạm nghiên cứu Vostok. Tuy nhiên vào năm 2010, ở giữa dãy núi Dom Argus và Dome Fuji có độ cao 3.900m ghi nhận nhiệt độ thấp nhất là -93.2°C.

Khám phá: Chim cánh cụt sống ở đâu? Nam cực hay Bắc cực?

Khí hậu vùng bờ biển châu Nam Cực

Khí hậu vùng bờ biển chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đại dương. Thời tiết tại đây nhìn chung ôn hòa và không quá lạnh so với các vùng khác. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông là từ -15°C – -32°C và mùa hè là -5°C – 5°C. Lượng mưa tại khu vực này cũng nhiều hơn, từ 200mm – 600mm.

Do có khí hậu không quá lạnh nên vùng biển châu lục này thường được lựa chọn để tổ chức các tour du lịch và thám hiểm Nam Cực.

Khí hậu vùng Bán đảo châu Nam Cực

Bán đảo Nam Cực có khí hậu ẩm và ẩm ướt hơn cả so với các vùng khác tại lục địa. Nơi đây như một bức tường chắn gió thổi từ phía Tây xuống phía Nam. Nhiệt độ trung bình năm vào mùa đông là từ -10°C – -30°C và mùa hè từ 0°C – 5°C.

Khu vực bán đảo là nơi duy nhất tại lục địa này có lượng mưa đều mỗi năm với lượng mưa hàng năm lên tới 1000mm.

Không chỉ vậy, bán đảo còn là nơi ít băng tuyết nhất trên lục địa ở phía nam của Trái đất (ít hơn 2% toàn bộ lục địa). Vì điều kiện thời tiết không quá khắc nghiệt nên nơi đây tập trung nhiều loài động vật hoang dã.

giới thiệu về châu nam cực
Địa hình châu Nam Cực đươc bao phủ bởi băng tuyết

Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Châu Nam Cực được các nhà khoa học phát hiện vào cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên, đến những năm đầu của thế kỷ XX một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên vùng đất này. Từ đó, họ tiến hành khám phá và nghiên cứu về châu lục băng giá.

Có thể thấy rằng, đây là châu lục được phát hiện muộn nhất trên Thế Giới.

Vào năm 1957, lục địa Nam Cực bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Từ đó dẫn đến các quốc gia bao gồm: Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Nhật Bản tiến hành xây dựng trạm nghiên cứu khoa học tại đây.

Ngày 1/12/1959 có 12 quốc gia trên Thế Giới ký kết Hiệp ước Nam Cực (Antarctic Treaty). Hiệp ước quy định việc khảo sát khu vực này chỉ được giới hạn vì mục đích hòa bình.

Ngoài ra không công nhận những đòi hỏi về phân chia lãnh thổ và tài nguyên trên khu vực này giữa các quốc gia. Đến nay, đã có hơn 50 quốc gia là thành viên của hiệp ước kể trên.

Lịch sử khám phá và nghiên cứu của châu Nam Cực
Lịch sử khám phá châu Nam Cực

Thực trạng của tầng ozon hiện nay tại Nam Cực đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Lỗ lủng ở nơi này ngày một lớn, ảnh hưởng đến toàn bộ Trái đất và cần có biện pháp khắc phục sớm, hiệu quả.

Q&A

Giải đáp những câu hỏi liên quan đến Nam Cực nhằm cung cấp thêm thông tin về châu lục này.

Châu Nam Cực gồm những nước nào?

Trả lời: Theo luật pháp quốc tế Nam Cực không gồm nước nào. Tuy nhiên, có 7 quốc gia bao gồm: Argentina, Úc, Chile, Pháp, New Zealand, Na Uy và Vương quốc Anh từng tuyên bố một phần lục địa là của họ.

Châu Nam Cực có đặc điểm gì nổi bật?

Trả lời: Đặc điểm của châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất thế giới và toàn bộ bề mặt được bao phủ bởi băng.

Nam Cực có người sống không?

Trả lời: Nam Cực hiện nay không có tộc người nào sinh sống, chỉ có 1.000 – 5.000 nhà nghiên cứu sống tại các trạm nghiên cứu.

Diện tích của châu Nam Cực là bao nhiêu?

Trả lời: Diện tích của châu Nam Cực là 14.200.000 km2, to gần gấp đôi diện tích nước Úc.

Châu Nam Cực hiện nay thuộc chủ quyền của quốc gia nào?

Trả lời: Đối với luật pháp quốc tế và theo hiệp ước Nam Cực, không có phần nào tại lục địa này thuộc sở hữu của bất kỳ quốc gia nào.

Ngày nào trong năm ở Nam Cực có mặt trời xuất hiện 24 giờ?

Trả lời: Ngày duy nhất ở Nam Cực có mặt trời xuất hiện 24 giờ là ngày hạ chí ở Nam bán cầu (21 – 22 tháng 12).

Vào thời gian này, Nam bán cầu nghiêng về phía mặt trời. Nhờ vậy, mặt trời xuất hiện 24 giờ và không có đêm.

Kết luận

Châu Nam Cực có khí hậu như nào được giải đáp chi tiết trong bài viết. Đây là một châu lục không có dân cư sinh sống. Lý do là vì thời tiết khắc nghiệt và lạnh khô quanh năm. Do đó, bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị thật kỹ nếu có ý định tham quan nơi này.