Mưa bóng mây là gì được giải thích dưới góc nhìn khoa học để bạn đọc có thêm hiểu biết về hiện tượng thú vị này. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có khá nhiều hình thái thời tiết độc đáo. Tìm hiểu cụ thể về mưa giúp bạn có cái nhìn toàn diện, tổng quan cũng như hiểu hơn về thời tiết.

Mưa bóng mây là gì?

Mưa bóng mây (Shadow rain) là hiện tượng vừa mưa vừa nắng xảy ra bất chợt, không có dự báo trước. Bạn có thể gặp dạng mưa này mặc dù trời vẫn đang nắng, ánh sáng mạnh.

Nếu mặt trời ở vị trí thấp so với đường chân trời còn có thể thấy xuất hiện cầu vồng. Vậy bạn đã biết cầu vồng là gì chưa? Lưu ý: Ngoài trời mưa, chúng còn xuất hiện trong nhiều khoảng thời gian khác.

mưa bóng mây
Tìm hiểu hiện tượng vừa mưa vừa nắng

Mưa xảy ra vào mùa hè, thời gian diễn ra một trận thường chỉ từ 5 đến 10 phút rồi kết thúc. Thậm chí có những trận còn ngắn hơn, chỉ 2 – 3 phút.

Hiện tượng này không xảy ra trong một khu vực diện tích trộng như mưa rào. Bạn có thể đang đứng giữa cơn mưa nhưng cách đó không xa đường vẫn khô ráo, ánh nắng chói chang.

Giải thích hiện tượng mưa bóng mây theo cơ sở khoa học

Hiện tượng mưa bóng mây thường xảy ra vào mùa hè, xuất hiện ở khu vực khô ráo phía khuất gió của khu vực có địa hình núi. Mặc dù các khối mây đủ nặng và rơi xuống tạo thành mưa, tuy nhiên chúng không đủ sức che phủ hết ánh sáng mặt trời nên vẫn có nắng.

Thông thường, lớp không khí phía dưới có độ ẩm và nhiệt độ cao sẽ được đẩy lên cao. Áp suất khí quyển càng trên cao càng giảm khiến không khí ẩm giãn nở và được làm mát.

hiện tượng mưa bóng mây
Giải thích mưa bóng mây theo khoa học

Khi đạt đến giới hạn điểm sương, hơi ẩm sẽ ngưng tụ trên những đám mây. Tuy nhiên, ngọn núi sẽ chặn hướng di chuyển của đa phần gió và mây và tạo ra một phần “bóng” khô ở phía sau.

Tất nhiên, mây được vẫn được hình thành ở khu vực bóng khô này nhưng mật độ và khối lượng khá ít (do phần mây đang di chuyển đều đã bị chặn ngang ở đỉnh núi).

Khi đám mây này di chuyển đến khu vực phù hợp, các giọt nước đủ sức nặng sẽ tạo cơn mưa. Tuy nhiên, hiện tượng kể trên không thể che phủ hết bầu trời phía trên nên tại các khu vực khác, vẫn có nắng.

Như vậy, hiện tượng này có thể xảy ra trong điều kiện khí hậu tỉnh Điện Biên, nơi có nhiều dãy núi và vùng thung lũng bằng phẳng ở giữa.

Ngoài ra, mưa bóng mây hoàn toàn có thể dự đoán trước bằng cách xem dự báo thời tiết, bạn có thể xem nhiệt độ Hải Phòng hoặc các tỉnh khác, các thông tin nhiệt độ hàng giờ cũng như lượng mưa, độ ẩm có thể hiển thị chi tiết để dự báo trước cho bạn.

Tại sao có hiện tượng vừa mưa vừa nắng?

Để giải thích hiện tượng mưa nắng ở cùng một thời điểm có 3 trường hợp. Dựa vào những yếu tố khác nhau mà nguyên nhân xảy ra điều này cũng khác nhau. Trường hợp đầu tiên là mưa bóng mây đã lý giải ở trên.

Trường hợp thứ hai là đám mây gây mưa không vuông góc với khu vực có mưa. Điều kiện:

  • Tại một địa điểm nào đó cách xa đang có mưa.
  • Gió mạnh khiến các hạt mưa đang lơ lửng trong không trung di chuyển đến khu vực khác trời quang đãng không có mây.
mưa nắng
Lý giải hiện tượng mưa bóng mây là gì?

Trường hợp thứ ba đó chính là đám mây gây mưa vuông góc với khu vực có mưa. Điều kiện:

  • Gió nhẹ hoặc không có gió.
  • Mặt trời chiếu một góc lệch so với đám mây. Nói cách khác, mây không đủ che phủ bầu trời.

Lúc này, mặt trời ở góc lệch so với đám mây nên không bị che khuất. Ánh sáng từ hành tinh ở góc đủ thấp khi chiếu xuống mặt đất (khoảng 42 độ so với đường chân trời) sẽ xuyên qua những hạt mưa (có tác dụng như thấu kính) tạo cầu vồng. Đây chính là lý do tại sao trong các cơn mưa bóng mây thường kèm theo cả cầu vồng.

Với địa hình đồi núi trập trung, khí hậu thành phố Đà Lạt thường xuyên xuất hiện kiểu mưa này. Nó tạo ra hiện tượng thú vị, ấn tượng cho khách du lịch thăm quan nơi đây.

Truyền thuyết về mưa bóng mây ở Nhật Bản

Hiện tượng này trong tiếng Nhật được gọi là Kitsune no yomeiri. Theo ý nghĩa từng cụm, “Kitsune” nghĩa là “hồ ly” còn “yomeiri” nghĩa là “đám cưới”. Vậy nên Kitsune no yomeiri cũng có liên quan đến truyền thuyết về đám cưới của loài hồ ly.

Người ta cho rằng, khi hồ ly cưới nhau không thể để con người nhìn thấy. Vậy nên chúng muốn gọi mưa để che giấu. Tuy nhiên, năng lực không đủ nên chỉ có thể tạo nên hiện tượng này trong thời gian ngắn vài phút.

vừa mưa vừa nắng
Truyền thuyết về đám cưới của loài cáo

Loài người nhầm lẫn đó là cơn mưa lớn nên sẽ vội vã trở về nhà. Chính thời điểm này đám cưới sẽ được diễn ra một cách chóng vánh. Đây cũng chính là lý do các cơn mưa này không thể báo trước.

Một truyền thuyết khác về cơn mưa bất chợt là câu chuyện tình yêu giữa hồ ly và người. Do hạn hán dai dẳng, con người quyết định hiến tế người sống cho thần linh.

Tuy nhiên, việc lựa chọn khó khăn do không có ai tình nguyện. Họ quyết định lừa một con hồ ly có khả năng cải trang thành người bằng một đám cưới với chàng trai trong làng.

Hồ ly và người đàn ông dần phải lòng nhau, và nó cũng được tiết lộ về việc hiến tế. Tuy nhiên, nó vẫn đồng ý hy sinh bản thân để cứu cả làng.

Khi nghi lễ đang diễn ra thì bất chợt xuất hiện cơn mưa dù trời đang nắng. Người ta cho rằng đó là giọt nước mắt của hồ ly thể hiện sự đau buồn và không được ở bên người mình yêu.

Ngoài ra, một dạng khác cũng được giải thích là tháng 7 mưa ngâu với truyền thuyết về Ngưu Lang, Chức Nữ cảm động.

Kết luận

Mưa bóng mây là gì được giải thích dưới góc nhìn khoa học và truyền thuyết dân gian. Đây cũng là hiện tượng đã nhiều lần đi vào các tác phẩm văn học và cả phim ảnh.

Bạn có thể theo dõi thời tiết Quảng Ngãi với nguồn dữ liệu chính xác, nơi thường xuyên xuất hiện kiểu mưa này và nhiều hiện tượng thú vị khác đáng để chú ý.