Mưa đá là gì và tuần xuất xuất hiện của chúng như thế nào là vấn đề được quan tâm của nhiều người. Đây là dạng thời tiết cực đoan gây ra khá nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất… Cập nhật các thông tin liên quan để có thêm kiến thức và cách phòng tránh tác hại.

Mưa đá là gì?

Mưa đá là hiện tượng mưa xuất hiện các viên đá (ngưng tụ từ nước) rơi xuống một khu vực. Chúng có kích thước khác nhau, từ khoảng 5mm đến hàng chục cm. Mỗi viên có dạng khối cầu không cân xứng. Trạng thái rắn và lạnh của chúng tương tự nước được làm đông trong tủ lạnh.

hiện tượng mưa đá
Tìm hiểu mưa đá là gì?

Trọng lượng các viên đá từ vài gam đến cả trăm gam. Chúng rơi trong khí quyển với vận tốc khá cao từ 30 – 60m/s. Đối với những viên lớn có thể lên đến 90m/s.

Mỗi trận thường kéo dài trong khoảng 5 đến 15 phút. Hiếm có đợt dài hơn 30 phút. Đá kèm theo mưa rào nặng hạt với kích thước lớn. Tại Việt Nam, hiện tượng mưa đá thường xuất hiện tại vùng núi, vùng giáp biển.

Theo dõi khí hậu Hà Giang hay khí hậu ở Hồ Chí Minh cũng thấy thường xuyên xảy ra hiện tượng này.

Tại sao lại có mưa đá? Cơ chế hình thành mưa đá

Nguyên nhân hình thành mưa đá là do sự xung đột giữa các dòng đối lưu (khối không khí) nóng và lạnh. Đây là lý do hiện tượng này thường xuyên xuất hiện thời điểm chuyển mùa nóng sang lạnh hay ngược lại.

Ở khối không khí lạnh phía trên, nhiệt độ các đám mây nhỏ hơn -20 độ C. Hơi nước ngưng tụ thành hạt băng nhỏ và rơi xuống dưới. Khi chúng gặp các tầng mây thấp sẽ biến thành giọt nước nhưng nhiệt độ vẫn nằm ở mức 0 độ C.

tại sao lại có mưa đá
Tìm hiểu cơ chế hình thành mưa dạng các viên đá

Thành phần không khí nóng ẩm phía dưới tạo nên dòng thăng mạnh không ngừng bốc lên cao. Chúng đẩy các giọt nước lạnh tiếp tục lên tầng trên và đông kết với các hạt băng khiến tăng thể tích.

Đến trọng lượng nhất định, hạt băng này sẽ rơi xuống phía dưới và va chạm liên tục. Chúng kết dính với nhau tạo thành khối lớn hơn. Khi rơi xuống trái đất sẽ tạo thành mưa đá với dạng khối rắn, hình cầu không cân đối.

Dấu hiệu nhận biết mưa đá sắp xảy ra là gì?

Nguyên nhân mưa đá là do mây đối lưu nên cũng sẽ có những dấu hiệu để nhận biết sắp có hiện tượng này. Cụ thể:

  • Đám mây có hình dạng như cái đe hoặc bầu vú màu đen sẫm và cảm giác dày đặc.
  • Cảm nhận thấy gió lớn kèm theo dông mạnh cùng những hạt mưa rào đầu tiên. Ngay sau đó là không khí mang theo hơi lạnh, nhiệt độ giảm do các viên đá bắt đầu rơi xuống.
  • Tiếng mưa rơi trên mái lớn với các hạt nhỏ sau đó thể tích và kích thước có thể tăng dần.
dấu hiệu nhận biết mưa đá
Những đám mây có thể dự báo trước sắp có mưa đá

Các dạng mưa đá thường thấy nhất ở Việt Nam

Vì sao có mưa đá đã được giải thích. Từ nguyên nhân này có thể phân chia thành 2 dạng khác nhau bao gồm:

  • Dạng hạt băng – mưa nhỏ: Kích thước các viên đá nhỏ chỉ khoảng 3 đến 5mm, thường là dạng khối cầu khá tròn hoặc hình nón.
  • Dạng hạt nước đóng băng – mưa lớn: Đường kính các viên đá từ 5 đến 50mm, dạng cầu hoặc đa giác không cố định. Chúng có thể rơi rời rạc trong cơn mưa rào hoặc kết thành màn.

Việc kích thước các viên đá to hay nhỏ không phụ thuộc vào lượng hơi nước trong không khí. Tốc độ của các lớp khí quyển khi chuyển động lên trên mới quyết định khối lượng, trọng lượng hạt mưa.

vì sao có mưa đá
Có dạng mưa đá hạt nhỏ và hạt lớn

Luồng không khí đối lưu di chuyển càng nhiều, các hạt băng càng lên xuống càng nhiều lần. Chúng liên tục được tiếp thêm những hạt nước nhỏ li ti. Khi quan sát mặt cắt ngang của viên đá sẽ thấy các lớp (tương tự như các vòng tuổi đời của cây).

Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu luồng khí đối lưu chuyển động lên trên với vận tốc khoảng 160km/h, khả năng xuất hiện viên đá đường kính đến 12cm khá cao. Hạt đá lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử nặng 750 gam, đường kính lớn nhất 20cm. Chúng xuất hiện trong cơn mưa tại Coffeyville, Kansas năm 1979.

Lưu ý: Mưa đá không nằm trong các loại tuyết, tuy cùng ngưng tụ tạo thành nước ở dạng rắn nhưng

Tác hại của mưa đá gây ra nghiêm trọng ra sao?

Tương tự như tác nhân gây mưa axit, hậu quả của mưa đá cực kỳ nghiêm trọng với đời sống con người lẫn mỗi trường, hoạt động sản xuất, nông nghiệp. Cụ thể:

Ảnh hưởng đời sống con người

Hiện tượng thời tiết này xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới và gây ám ảnh đối với con người. Các viên đá có kích thước lớn, vận tốc cao rơi từ độ cao lớn sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

tác hại của mưa đá
Những viên đá lớn có thể gây chết người, thủng mái nhà, hư hại tài sản

Rất nhiều trường hợp đã được ghi nhận, ví dụ ở Bangladesh ngày 14/4/1986, trận mưa khiến 92 người thiệt mạng. Tại Moradabad và Beheri của Ấn Độ ngày 30/4/1988, hiện tượng cực đoan này cũng đã khiến 246 người thiệt mạng…

Các viên đá khiến giao thông tê liệt, đường trơn trượt là nguy cơ gây tai nạn giao thông. Nhà cửa cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thủng tôn khiến người dân không có chỗ ở.

Cơ sở hạ tầng, hệ thống điện nước cũng sẽ bị ảnh hưởng khi có mưa đá xuất hiện. Chúng là đứt dây điện, hỏng hóc đường ống gây mất điện, phá hoại các công trình.

Tác động đến môi trường

Sau mỗi trận mưa với lượng đá lớn, đất đai bị ảnh hưởng khiến cây trồng không thể phát triển tiếp. Nguyên nhân bởi nhiệt độ lạnh cộng theo nhiều tạp chất có hại ngấm vào trong đất.

Nguồn nước nếu không được xử lý cũng sẽ chịu ảnh hưởng do đá tan. Điều này tác động tiêu cực không chỉ đến đời sống con người mà cả hệ sinh thái, sự phát triển của động thực vật.

Gây thiệt hại nông nghiệp, chăn nuôi và của cải

Tác hại của mưa đá đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi cũng được ghi nhận cực kỳ nghiêm trọng. Mới đây nhất, trận mưa kéo dài gần 20 phút tại xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã gây thiệt hại lớn cho người dân.

hậu quả của mưa đá
Hàng trăm ha lúa tại xã Ea Kly rụng hết hạt

Toàn bộ diện tích lúa chuẩn bị đến thời điểm thu hoạch đã bị rụng hạt. Thống kê thiệt hại mỗi ha lên đến hàng trăm triệu đồng. Người dân hoàn toàn mất nguồn thu nhập.

Cơn mưa ngày 24/4 tại huyện Vân Hồ, Sơn La với các viên đá như quả trứng gà. Thiên tai này cũng gây ra thiệt hại hơn 400 ha hoa màu. Rau cỏ, trái cây dập nát, hơn 30 ngôi nhà hư hại.

Bên cạnh đó, việc không khí lạnh bao trùm và bị đá rơi trúng cũng khiến nhiều loài gia súc, gia cầm chết hàng loạt. Của cải của người dân bị thiệt hại nghiêm trọng sau mỗi trận mưa.

Cách phòng chống mưa đá và giảm thiệt hại khi gặp

Từ nguyên nhân gây ra mưa đá có thể thấy, việc ngăn chặn không xảy ra hiện tượng này rất khó khăn. Việc dự đoán và xác định thời gian địa điểm cụ thể cũng gặp nhiều trở ngại.

Các cơ quan Khí tượng thủy văn có trạm quan trắc hoặc sóng radar thời tiết. Tuy nhiên thiết bị chỉ có thể cảnh báo trước 1 đến 2h trước khi nó xuất hiện. Bạn có thể theo dõi thời tiết Đắk Lắk hoặc các tỉnh thành khác trên cả nước tại website của chúng tôi để nắm được thông tin xuất hiện mưa đá sớm nhất.

cách phòng chống mưa đá
Tìm hiểu các phương thức phòng tránh, hạn chế tác hại của mưa đá

Những nơi không có trạm hay sóng hầu như việc đưa ra cảnh báo là không thể. Chỉ dựa vào những dấu hiệu nhận biết để phán đoán tình hình. Con người có thể phòng tránh và hạn chế tác hại trong cơn mưa. Ví dụ:

  • Với hoa màu: Dựng mái che chắc chắn để giảm thiểu tác hại khi các viên đá va chạm làm dập nát.
  • Mái nhà: Không sử dụng những chất liệu dễ vỡ, giòn… Thay vào đó, bạn cần dùng những loại mái có thể chịu được va đập, dẻo dai. Khi xây dựng đảm bảo độ dốc phù hợp.
  • Khung và nền móng nhà: Không chỉ phần mái, các khu vực nền móng, xà gồ cũng cần gia cố thường xuyên trước mùa mưa bão. Điều này hạn chế được việc đổ. sập gây nguy hiểm tính mạng, tài sản.
  • Động vật, gia súc, gia cầm: Tại những khu vực thường xuyên có hiện tượng mưa đá, khu vực chuồng trại cũng cần được xây dựng chắc chắn, lợp mái chịu lực.

Nếu trận mưa diễn ra trong khoảng thời gian dài, kích thước viên đá lớn, cần tìm chỗ trú ẩn vững chãi. Ví dụ như gầm bàn, gầm giường hay tìm các vật cứng để che chắn.

Sau cơn mưa, đá tan ra, bạn không nên sử dụng nước ngay. Trong nước thường có lượng nhất định các chất có hại có thể xâm nhập. Cần sử dụng máy lọc để đảm bảo an toàn. Điều này giúp bạn không gặp các vấn đề về dị ứng, da, tiêu hóa.

Câu hỏi thường gặp về hiện tượng mưa đá

Mưa đá là gì đã được giải thích cụ thể. Sau đây là một số câu hỏi liên quan đến hiện tượng này. Hy vọng thông tin giúp bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích:

Mưa đá có ăn được không?

Không, các viên đã rơi trong cơn mưa không ăn được. Về cơ bản, bản chất của chúng cũng là nước gặp lạnh cao biến thành đá. Tuy nhiên, trong thành phần có thể có nhiều chất độc hại gây bệnh.

mưa đá có ăn được không
Mưa đá không ăn được vì có thể có nhiều chất độc hại tích tụ

Nguyên nhân bởi trong quá trình bay hơi, hơi nước kèm theo nhiều khói bụi, chất độc. Chúng được sinh ra từ các hoạt động sản xuất, công nghiệp, giao thông… Các chất này ngưng tụ, đông đặc và vẫn chứa lượng độc tố đó khi rơi xuống.

Mưa đá ở Việt Nam diễn ra vào thời gian nào?

Mưa đá ở Việt Nam xuất hiện chủ yếu vào mùa nóng và thời gian chuyển mùa từ nóng sang lạnh hay ngược lại. Cụ thể là vào tháng 4 5 hoặc 9, 10, 11.

Nguyên nhân bởi lúc này những dòng đối lưu di chuyển mạnh trong khí quyển. Kết hợp với độ ẩm trong không khí cao, tầng khí phía dưới nóng lên nhanh chóng còn phía trên vẫn lạnh. Đây là điều kiện lý tưởng tạo nên hiện tượng này.

Mưa đá tốt hay xấu?

Mưa đá xấu và gây nên nhiều thiệt hại đối với đời sống con người. Chúng cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh tế, môi trường. Tuy nhiên hiện nay, việc ngăn chặn và dự báo chưa thực sự hiệu quả. Điều đó khiến hiện tượng này để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Làm sao để đề phòng trước mưa đá?

Để có thể đề phòng trước các nguy cơ có thể xảy ra của mưa đá, người dân có thể theo dõi các thông tin thời tiết khu vực địa phương cập nhật theo từng giờ, từng phút. Ví dụ bạn muốn xem thời tiết Hải Phòng hôm nay thế nào, các thông tin chi tiết về lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, các cảnh báo cần thiết đều sẽ hiển thị để giúp bạn có những chuẩn bị tốt nhất.

Kết luận

Mưa đá là gì đã được giải thích kèm theo những tác hại của hiện tượng thời tiết này. Con người cần có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, hạn chế tình trạng nóng lên của trái đất. Từ đó giảm được nhiều thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng toàn cầu.