Sóng thần Nhật Bản luôn là mối hiểm họa đáng lo ngại của người dân ở đất nước này. Những trận thảm họa lớn gây thiệt hại nặng nề về con người cũng như cơ sở vật chất. Chúng trở thành nỗi ám ảnh mà mỗi lần nhắc đến người dân Nhật Bản nói riêng và toàn thế giới phải xót xa trước hậu quả khi mẹ thiên nhiên nổi giận.

Tại sao Nhật Bản thường xuất hiện sóng thần?

Nhiều người thắc mắc tại sao động đất sóng thần Nhật Bản lại xảy ra nhiều đến vậy. Nguyên nhân là do đất nước mặt trời mọc nằm dọc theo vành đai lửa Thái Bình Dương. Đây là khu vực hình móng ngựa, nơi xảy ra nhiều trận động đất, phun trào núi lửa nhất thế giới.

Nguyên nhân gây ra sóng thần ở nhật bản
Nhật Bản là quốc gia phải hứng chịu nhiều đợt sóng thần

Động đất với cường độ mạnh sẽ làm rung chuyển nền đáy biển một cách đột ngột. Điều này khiến khối nước bên trên cũng di chuyển theo, hình thành nên những cột nước khổng lồ ập vào đất liền gọi là sóng thần.

Vậy Việt Nam đã có sóng thần chưa? Nước ta đã ghi nhận 1 số đợt sóng thần nhưng không quá nghiêm trọng, để lại ít hậu quả.

Những trận sóng thần động đất Nhật Bản gây thiệt hại nặng nề nhất

Nhật Bản động đất sóng thần vẫn luôn là đề tài được giới khoa học quan tâm. Họ hy vọng có thể nghiên cứu sâu hơn nữa các vấn đề liên quan đến thảm họa tự nhiên này. Từ đó, có phương án đề phòng, cảnh báo, ứng phó hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản.

Nhắc đến sóng thần ở Nhật Bản nhiều người vẫn chưa hết kinh hoàng trước những trận sóng lịch sử với sức tàn phá khủng khiếp dưới đây.

Sóng thần ở Nhật Bản 2011

Sóng thần Nhật Bản 2011 là một thảm họa khiến cả thế giới phải kinh hoàng và xót xa trước hậu quả nó để lại. Trận động đất sóng thần diễn ra lúc hơn 14 giờ ngày 11 tháng 3 năm 2011.

Đúng 14 giờ 46 phút theo giờ địa phương, đại địa chấn Honshu khởi phát từ hòn đảo Honshu ở phía Đông Bắc Nhật Bản với độ lớn 9,1 richter. Nó đã gây nên thảm họa sóng thần với độ cao lên đến 40m ập vào đất liền, nhấn chìm và phá hủy mọi thứ trên đường di chuyển.

nhật bản động đất sóng thần
Thảm họa đi qua để lại những hậu quả nặng nề

Sóng thần ở Nhật Bản 2011 chết bao nhiêu người là thông tin được nhiều người quan tâm nhất trong thời gian đó. Theo thống kê, đã có  15.899 người thiệt mạng, hơn 6.000 bị thương. Rất nhiều thị trấn bị càn quét, xóa sổ khỏi bản đồ, tất cả chỉ còn lại là một đống đổ nát.

Đặc biệt, cơn đại hồng thủy đã phá hủy hệ thống làm mát nhiên liệu hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Điều này gây nên thảm họa vô cùng nghiêm trọng, khiến nhiều khu vực bị nhiễm phóng xạ. Sau hơn một thập kỷ, nhiều nơi con người vẫn chưa thể sinh sống trở lại.

Nguyên nhân của cơn thịnh nộ này từ dòng hải lưu Kuroshio chảy qua vùng biển quốc gia này. Có thể thấy hải lưu tác động to lớn như thế nào đối với thời tiết và khí hậu khu vực.

Trận sóng thần Okushiri năm 1993

Sau trận động đất xảy ra vào ngày 12 tháng 7 năm 2023, một cơn sóng thần có sức tàn phá khủng khiếp đã xảy ra ngoài khơi Hokkaido Nhật Bản. Do cảnh báo quá muộn nên người dân và chính quyền không kịp ứng phó khi thảm họa xảy ra.

sóng thần ở nhật bản
Sóng thần với độ cao hàng chục mét nhấn chìm mọi thứ

Hậu quả là khiến 202 người thiệt mạng, hàng trăm người mất tích, bị thương hòn đảo nhỏ Okushiri. Ngoài ra, hàng triệu chú chim cảnh, vật nuôi cũng bị cuốn trôi theo cơn sóng lớn. Trận sóng thần năm 1993 cũng đã làm thay đổi một phần của hòn đảo vốn dĩ bình yên này.

Sóng thần ở vịnh Oshima năm 1923

Ngày 1 tháng 9 năm 1923, một trận đại động đất Tokyo đã làm rung chuyển đất nước mặt trời mọc. Với cường độ ước tính 7,9 – 8,2 độ Richter, nó đã tạo nên một cơn sóng thần ở vịnh Sagami. Sau đó tấn công vào hòn đảo Oshima với độ cao sóng lên đến 12m.

Ngoài ra, những con sóng lớn cao hơn 6m cũng đánh vào các bán đảo Boso và Izu. Hậu quả là bờ Bắc của vịnh Sagami đã tăng mực nước biển vĩnh viễn lên gần 2m. Ngoài ra, các phần của bán đảo Boso cũng bị dịch chuyển theo chiều ngang khoảng 5m.

động đất sóng thần nhật bản
Công trình bị sập đổ, tàn phá khi sóng thần đi qua

Thảm họa kéo đã khiến 142.800 người chết và mất tích, 103.733 người bị thương, trên 1,90 triệu người phải đi sơ tán. Hàng loạt các công trình bị sập đổ, tàn phá, hỏa hoạn xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại nặng về cho nền kinh tế Nhật Bản.

Sóng thần ở bán đảo Noto 2024

Sóng thần Nhật Bản 2024 trên bán đảo Noto xuất phát từ trận động đất xảy ra vào ngày 1 tháng 1 năm 2024 tại bán đảo Noto của tỉnh Ishikawa, Nhật Bản. Thảm họa kép ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thành phố Suzu, Wajima và thị trấn Noto.

sóng thần nhật bản 2024
Sóng thần động đất ở bán đảo Noto 2024 khiến nhiều người thiệt mạng

Sau khi thảm họa đi qua, đã khiến 221 người thiệt mạng, 24 người mất tích, hơn 1.100 người bị thương. Các công trình nhà ở, tòa nhà cao tầng, cầu cống cũng bị phá hủy nặng nề. Kể từ năm 2016 đến nay thì đây là trận động đất sóng thần có số người thiệt hại nhiều nhất tại quốc gia hoa anh đào.

Có thể bạn chưa biết, sóng thần có tên quốc tế là Tsunami. Từ này xuất phát từ chính Nhật Bản và được công nhận trong từ điển Anh ngữ. Xem thêm các từ ngữ miêu tả thời tiết, khí hậu tại đây: https://thoitiet4m.com/tu-vung-ve-thoi-tiet/.

Sóng thần Nhật Bản 1983

Đúng 11 giờ 59 phút theo giờ địa phương ngày 26 tháng 5 năm 1983, Nhật Bản phải hứng chịu thảm họa động đất, sóng thần với sức phá hủy lớn. Trận địa chấn có cường độ 7,8 richter, tâm chấn độ sâu 14km, cách bờ biển Noshiro, tỉnh Akita khoảng 100 km.

sóng thần động đất nhật bản
Tất cả đều bị nhấn chìm bởi nước biển

Do cường độ lớn nên đã tạo nên sóng thần cao 14m đánh ập vào Mindhama, tỉnh Akita. Hậu quả khiến 104 người chết, 163 người bị thường, các công trình xây dựng bị đánh sập, cuốn trôi. Nhiều khu vực chìm trong nước biển và rác thải khiến công cuộc khắc phục gặp nhiều khó khăn.

Sóng thần Sanriku 1896

Sóng thần Nhật Bản 1986 xảy ra vào lúc 19 giờ 32 phút giờ địa phương, ngày 15 tháng 6 năm 1986. Nguyên nhân xuất phát từ trận động đất với cường độ 8.5 richter.

Cơn sóng lớn, sức mạnh kinh hoàng với độ cao 38,1m đã cuốn trôi mọi thứ ở khu vực nó đi qua. Hậu quả khiến 21.915 người chết, 44 người mất tích, 4.398 người bị thương.

Kết luận

Sóng thần Nhật Bản – một trong những thảm họa luôn đe dọa đến đời sống của người dân. Tuy nhiên, bằng tri thức, ý chí kiên cường, mạnh mẽ, đất nước mặt trời mọc đã đứng dậy sau những đau thương, mất mát. Giờ đây, nhờ vào khoa học hiện đại, tân tiến, con người đã có nhiều phương án để ứng phó kịp thời, hạn chế tối ra rủi ro khi thảm họa xảy ra.