Sóng thần ở Việt Nam vẫn là đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Nước ta đã xảy ra sóng thần chưa vẫn là thắc mắc của nhiều người. Trên thực tế, trong lịch sử đã từng ghi nhận có xảy ra hiện tượng thiên nhiên này ở bờ biển Việt Nam.

Cùng các chuyên gia tại Thoitiet4m.com thống kê đầy đủ nhất về hiện tượng này ở nước ta.

Việt Nam có sóng thần không?

sóng thần ở Việt Nam mặc dù rất hiếm khi xảy ra. Theo các nhà địa chấn, thảm họa thiên nhiên đó có thể bắt nguồn ngay trong khu vực biển Đông. Do đó, việc tác động đến vùng biển nước ta là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Một số địa phương có thể xuất hiện hiện tượng sóng thần tại Việt Nam gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận. Nắm bắt thông tin khí hậu tại Bà Rịa – Vũng Tàukhí hậu của Bình Thuận để dự báo các thảm họa tại đây chính xác hơn.

lịch sử sóng thần ở việt nam
Việt Nam rất hiếm khi xảy ra sóng thần

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra 9 vùng nguồn khác nhau có khả năng sinh ra sóng thần ở biển Đông. Từ đó ảnh hưởng đến bờ biển Việt Nam. Trong đó, có hai vùng nguy hiểm nhất:

  • Thứ nhất là vùng nguồn xa bờ nằm ở phía tây của Philippines. Tại đây hình thành một đới hút chìm, gọi là máng biển sâu Manila.
  • Thứ hai là vùng nguồn gần bờ, thuộc đới đứt gãy kinh tuyến 109 độ. Nằm trên thềm lục địa Nam Trung Bộ và miền Trung nước ta.

Nhắc đến thảm họa thiên nhiên này, tất cả đều nghĩ ngay tới đất nước mặt trời mọc. Sóng thần ở Nhật Bản có tần xuất liên tục và hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại lớn về người và của.

Việt Nam đã xảy ra mấy trận sóng thần?

Việt Nam đã có sóng thần chưa vẫn là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Trong lịch sử đã ghi nhận có 3 trận xảy ra ở nước ta. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của hiểm họa là không đáng kể.

Dưới đây là thông tin cụ thể được ghi nhận giúp bạn biết rõ sóng thần ở Việt Nam năm nào, xảy ra ở những khu vực nào trên cả nước.

Sóng thần vùng biển Trà Cổ, Móng Cái năm 1978

Theo lịch sử sóng thần ở Việt Nam đã từng ghi nhận một trận sóng lớn với chiều cao từ 2 – 3m tràn vào bờ biển Trà Cổ, Móng Cái năm 1978. Hiện tượng thiên nhiên này đã làm nứt tường nhà của nhiều hộ dân, làm đổ các hàng cây phi lao ven bờ biển.

sóng thần việt nam
Sóng thần làm phá hủy các công trình ven biển

Được biết, tại thời điểm xảy ra hiểm họa, xung quanh vùng biển không xuất hiện một sự cố động đất nào. Theo các nhà khoa học, hiện tượng sóng thần bắt nguồn từ khí tượng hoặc trượt đất. Nó có thể được hình thành từ tâm một trận lốc xoáy hoặc vụ trượt đất ở dưới đáy của vùng biển xa.

Sóng thần tại bờ biển Diễn Châu, Nghệ An cuối thế kỷ 19

Theo lời kể của những người cao tuổi, vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, bờ biển Diễn Châu xuất hiện một trận sóng thần. Sóng dâng cao, quét ngang thân tre ven bờ biển, tràn sâu vào đất liền khoảng 1km.

sóng thần ở việt nam năm nào
Hậu quả sau trận sóng thần khiến nhiều công trình bị tàn phá

Trận sóng đi qua đã làm ngập nhà dân, cuốn trôi nhiều nhà cửa, lều trại. Theo các nhà khoa học thì nguyên nhân cũng tương tự như trận sóng thần ở Trà Cổ năm 1978. Nó được hình có thể do trượt lở đất hoặc có nguồn gốc khí tượng.

Sóng thần tại Khánh Hòa năm 1923

Theo ghi chép của Tiến sĩ Armand Krempt, năm 1923 tại bờ biển Nha Trang, Khánh Hòa đã xảy ra sóng thần. Cơn sóng lớn khiến chuồng ngựa của ông cách bờ biển khoảng 5 – 6m bị hư hại.

Nguyên nhân của hiểm họa được các nhà địa chất xác định là từ hiện tượng núi lửa phun trào, gây động đất ở đảo Hòn Tro, quần đảo Phú Quý. Trận động đất 6,1 độ richter chính là khởi nguồn cho sóng thần xuất hiện trên biển Nha Trang.

Những biện pháp ứng phó với sóng thần tại Việt Nam

Mặc dù Việt Nam là quốc gia khá an toàn với hiểm họa sóng thần, tuy nhiên vẫn có nguy cơ xảy ra. Khu vực Trung Trung Bộ, từ biển Đà Nẵng tới Quảng Ngãi là vùng có khả năng chịu ảnh hưởng mạnh nhất hiện tượng thiên nhiên này.

việt nam đã có sóng thần chưa
Cần nâng cao ý thức nhận biết tác hại và cách ứng phó với sóng thần

Người dân, chính quyền địa phương khu vực ven biển cần nâng cao ý thức ứng phó với sóng thần. Dưới đây là những điều cần làm khi gặp dấu hiệu nhận biết sóng thần:

  • Các khu vực địa phương ven biển Trung Trung Bộ, từ biển Đà Nẵng tới Quảng Ngãi cần xây dựng hệ thống cảnh báo sớm sóng thần để chủ động ứng phó kịp thời khi xảy ra tình huống xấu nhất.
  • Quan tâm đến việc trồng, gây dựng các cánh rừng ngập mặn, các loại cây thích hợp ở ven bờ biển Nam Trung Bộ và miền Trung nước ta.
  • Người dân cần nắm rõ được những khu đất cao, các tuyến đường di chuyển gần nơi sinh sống để kịp thời chạy đến nơi an toàn.
  • Bản thân mỗi người nên tự có ý thức học bơi. Trong nhà luôn chuẩn bị sẵn các dụng cụ cứu hộ như phao áo phao, cứu sinh để ở nơi dễ tiếp cận.
  • Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng về những kiến thức liên quan đến sóng thần ở Việt Nam. Cùng với đấy, thường xuyên có các buổi diễn tập ứng phó khi hiểm họa này xảy ra.
  • Những công trình xây dựng ven biển cần được thiết kế có khả năng chống sóng thần. Xây nhà cạnh dài dọc theo hướng đi của sóng sẽ có tác dụng chịu lực tốt hơn.

Kết luận

Sóng thần ở Việt Nam không quá nguy hiểm nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra cao trong tương lai. Việc nâng cao ý thức phòng tránh, ứng phó với những thảm họa thiên nhiên là điều rất cần thiết và cần được quan tâm trong cộng đồng.