Nội dung bài viết
- 1. Nhiệt độ trung bình năm là gì?
- 2. Công thức tính nhiệt độ trung bình năm cơ bản (công thức tính theo tháng, ngày)
- 3. Câu hỏi thường gặp
- 3.1 1/ Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta bao nhiêu?
- 3.2 2/ Nhiệt độ trung bình năm ở phần lãnh thổ phía Bắc là bao nhiêu?
- 3.3 3/ Nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về hai cực là gì?
- 3.4 4/ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở đâu? Thấp nhất ở đâu?
- 3.5 5/ Đặc điểm nhiệt độ trung bình năm trên lãnh thổ nước ta là gì?
- 3.6 6/ Nước ta có nhiệt độ trung bình năm cao là do đâu?
- 4. Kết luận
Cách tính nhiệt độ trung bình năm được xây dựng nhằm đánh giá khí hậu từng khu vực có sự khác biệt ra sao. Tùy địa phương, số liệu này có thể chênh lệch ít nhiều.
Nhiệt độ trung bình năm là gì?
Nhiệt độ trung bình năm là thông số của 12 tháng trong năm ở một địa phương hay một quốc gia nào đó. Nó cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ ngày, tháng của địa phương hay quốc gia đó.
Trong đó, nhiệt độ là đại lượng vật lý để đo độ nóng lạnh của vật thể, không gian. Chỉ số này càng cao sẽ mang lại cảm giác càng nóng. Ngược lại, khi nó thấp thì trời sẽ lạnh.
Ngoài ra, nhiệt độ trung bình còn phụ thuộc vào vị trí địa lý và kiểu khí hậu của quốc gia. Mỗi địa phương sẽ có khí hậu khác nhau, nên nền nhiệt cao, thấp khác nhau.
Tham khảo từ vựng thời tiết tiếng Anh với rất nhiều từ liên quan đến nhiệt độ tại đây. Khi tra cứu bằng thông tin nước ngoài, chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.
Công thức tính nhiệt độ trung bình năm cơ bản (công thức tính theo tháng, ngày)
Cách tính nhiệt độ trung bình năm như thế nào cho chuẩn xác là thắc mắc của rất nhiều người. Nhất là những ai đang nghiên cứu về khí hậu của một nơi nào đó.
Dưới đây là công thức chính xác nhất.
Nhiệt độ trung bình năm = Nhiệt độ trung bình 12 tháng / 12 (Trung bình cộng nhiệt độ của 12 tháng trong năm)
Vậy bạn cần biết cách tính nhiệt độ trung bình tháng, cụ thể như sau:
Nhiệt độ trung bình tháng = Nhiệt độ trung bình các ngày trong tháng / số ngày trong tháng (Trung bình cộng nhiệt độ tất cả các ngày trong tháng)
Trong đó, cách tính nhiệt độ trung bình ngày là:
Nhiệt độ trung bình ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày / số lần (Trung bình cộng nhiệt độ các lần đo trong ngày)
Ví dụ:
Theo thông tin khí hậu Đà Lạt được thu thập trong 12 tháng, nhiệt độ trung bình năm của thành phố này = (16+17+18+19+20+19+18+16+17+15+16+18) / 12 = 17,4° C.
Do đó, để tính được nhiệt độ trung bình cần biết được chỉ số của từng ngày, tháng của nơi cần tính là bao nhiêu. Từ đó có thể áp dụng công thức ở trên để tính toán con số của một địa phương nào đó.
Ví dụ muốn tính nhiệt độ trung bình năm hay tháng tại Hà Nội thì bạn sẽ cần xem nhiệt độ Hà Nội chính xác mỗi ngày sau đó ghi lại, sau 1 tháng hoặc 1 năm cần tính sẽ tổng hợp lại và chia trung bình để ra được kết quả chính xác.
Ngoài ra, các chuyên gia tại website dự báo thời tiết Thời Tiết 4M còn sử dụng công thức tính biên độ nhiệt để xác định được tính chất khí hậu, thời tiết của các địa phương trên cả nước.
Câu hỏi thường gặp
Bên cạnh các vấn đề liên quan đến khái niệm nhiệt độ trung bình năm là gì và cách tính thì còn rất nhiều thắc mắc khác. Dưới đây là các câu hỏi thường gặp nhất.
1/ Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta bao nhiêu?
Dựa trên dữ liệu khí tượng từ các trạm thời tiết trong cả nước thì nhiệt độ trung bình năm của nước ta sẽ dao động trong khoảng từ 13 – 27,7° C. Với mức cao như vậy, Việt Nam được coi là vượt quá so với nhiệt độ đáng có của vùng khí hậu nhiệt đới.
Vậy nước ta có nóng không, bạn cứ xét theo thang đo thời tiết bao nhiêu độ là nóng thì sẽ biết.
2/ Nhiệt độ trung bình năm ở phần lãnh thổ phía Bắc là bao nhiêu?
Theo dữ liệu về thời tiết, nhiệt độ trung bình năm của miền Bắc sẽ dao động trong khoảng từ 12 – 19° C. Con số này do miền Bắc chủ yếu là đồi núi, khí hậu hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mang theo hơi lạnh. Ngoài ra, vào mùa đông còn chịu ảnh hưởng của khối khí ôn đới có tính lạnh và khô.
Nhiệt độ trung bình của miền Bắc và miền Nam Việt Nam là khác nhau. Điều này do vị trí địa lý cùng địa hình đất nước hình chữ S, có dãy Bạch Mã làm ranh giới.
Đôi khi ở miền Bắc chịu cảnh rét buốt khiến các hoạt động không thể tiếp tục. Theo dõi thời tiết bao nhiêu độ thì học sinh được nghỉ học để nắm được quy định về việc này, qua đó bảo vệ sức khỏe cho con em của mình.
3/ Nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về hai cực là gì?
Dựa vào nghiên cứu về khí hậu của các chuyên gia, nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về hai cực là do góc nhập xạ giảm. Điều này làm cho lượng bức xạ, nhiệt và ánh sáng giảm từ xích đạo về hai cực.
4/ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở đâu? Thấp nhất ở đâu?
Theo nghiên cứu khoa học, nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. Điều này có thể lý giải do sự hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt của đất nhanh hơn nước.
Do đó, đại dương là nơi có biên độ nhiệt nhỏ và lục địa có biên độ nhiệt lớn. Đất hấp thụ nhiệt nhanh, nhưng cũng tỏa nhiệt nhanh. Còn nước hấp thụ nhiệt chậm nhưng tỏa nhiệt chậm.
5/ Đặc điểm nhiệt độ trung bình năm trên lãnh thổ nước ta là gì?
Nước ta mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên nhiệt độ trong năm cũng ảnh hưởng bởi khí hậu. Chỉ số tăng dần từ Bắc vào Nam, nhìn chung mức nhiệt trong năm ở nước ta cao, hơn 20° C, trừ các khu vực ở miền núi.
Vào mùa đông, nền nhiệt của nước ta sẽ dao động trong khoảng từ 4 – 26° C đối với các tỉnh ở miền Bắc. Với địa hình đặc trưng, khu vực này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ thấp hơn so với miền Nam.
Vào mùa hè, thông số trung bình của cả nước sẽ cao hơn. Do tính chất khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ sẽ dao động trong khoảng từ 18 – 29° C.
Tóm lại, nhiệt độ của nước ta cao so với đặc trưng khí hậu nhiệt đới, cụ thể luôn trên 20° C. Mỗi mùa khác nhau sẽ có mức nhiệt khác nhau, sự biến đổi đôi khi đột ngột, diễn ra qua từng ngày.
6/ Nước ta có nhiệt độ trung bình năm cao là do đâu?
Nguyên nhân chính là cho nhiệt độ trung bình năm ở nước ta cao là do góc nhập xạ lớn và có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh. Tổng lượng bức xạ quanh năm lớn làm cho chỉ số này cao so với các nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Kết luận
Cách tính nhiệt độ trung bình năm xác định đặc điểm về mức nhiệt của một địa phương nào đó. Từ chỉ số này, bạn có thể biết được nơi đó nóng hay lạnh quanh năm.
Nội dung bài viết
- 1. Nhiệt độ trung bình năm là gì?
- 2. Công thức tính nhiệt độ trung bình năm cơ bản (công thức tính theo tháng, ngày)
- 3. Câu hỏi thường gặp
- 3.1 1/ Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta bao nhiêu?
- 3.2 2/ Nhiệt độ trung bình năm ở phần lãnh thổ phía Bắc là bao nhiêu?
- 3.3 3/ Nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về hai cực là gì?
- 3.4 4/ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở đâu? Thấp nhất ở đâu?
- 3.5 5/ Đặc điểm nhiệt độ trung bình năm trên lãnh thổ nước ta là gì?
- 3.6 6/ Nước ta có nhiệt độ trung bình năm cao là do đâu?
- 4. Kết luận