Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu là thắc mắc chung của rất nhiều người trên khắp châu lục. Do có lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo nên khí thời tiết Châu Á được phân hóa thành nhiều đới khí hậu khác nhau.
Châu Á có mấy đới khí hậu?
Châu Á có tổng cộng 5 đới khí hậu, là châu lục duy nhất có đủ các đới khí hậu trên trái đất do đặc điểm trải dài của khu vực.
Đới khí hậu cực và cận cực
Đới khí hậu này phân bố ở khu vực Bắc Á cụ thể là trải dài từ cùng cực Bắc đến vùng cực với thời tiết vô cùng khắc nghiệt.
Với khí hậu cực hay còn gọi là hàn đới (mời bạn tìm hiểu thêm hàn đới là gì và các tính chất của khu vực này):
- Vào mùa Đông, đới khí hậu này vô cùng khắc nghiệt với những cơn lạnh thấu xương và thường xuyên xảy ra bão tuyết dữ dội.
- Còn về mùa Hạ hay có sương mù, mưa tuyết thường có gió Bắc và thời tiết lạnh. Lượng mưa trung bình năm khá ít chỉ dao động từ 100mm đến 200m.
Tìm hiểu: Nam Cực hay Bắc Cực lạnh hơn? Nơi lạnh nhất thế giới là ở đâu, có phải phần Bắc cực thuộc châu Á hay không?
Với khí hậu cận cực:
- Mùa Đông chịu ảnh hưởng bởi khối khí cực lục địa còn có sự biến đổi của gió thổi từ phía Đại Tây Dương nên rất lạnh. Ở vùng Đông và Trung Siberi có nhiệt độ trung bình tháng duy trì trong khoảng -40 độ C đến -50 độ C.
- Ở mùa Hạ khá mát ẩm ướt nhờ có khối khí ôn đới tác động vào. Nhiệt độ trung bình tháng từ 8 độ C – 10 độ C.
Đặc biệt, ở đới này được chia làm 3 kiểu:
- Khí hậu cận cực lục địa
- Khí hậu cận cực hải dương nằm phía Tây
- Phía Đông của khí hậu cận cực hải dương
Đới khí ôn đới
Đới khí hậu ôn đới có diện tích rộng nhất, kéo dài từ 40 độ Bắc ở Trung Á đến 35 độ Bắc ở Triều Tiên, Nhật Bản. Khí hậu của khu vực này có sự thay đổi từ Tây sang Đông. 3 kiểu khí hậu chính tại đây gồm:
- Kiểu ôn đới lục địa: Về mùa Đông rất lạnh và khô còn mùa Hạ thì nóng bức ở phía Nam và ấm hơn ở phía Bắc.Lượng mưa rơi giảm dần từ Bắc xuống Nam
- Kiểu ôn đới gió mùa: Có gió Đông Bắc từ biển thổi vào nền mùa hạ khá mát mẻ có lượng mưa cả năm lên đến 60-70%. Mùa đông chịu tác động của hướng gió Tây Bắc thổi từ lục địa nên rất lạnh và khô
- Kiểu ôn đới hải dương: Về mùa Hè có gió Nam và Đông Nam nên thời tiết rất mát mẻ có nhiệt độ trung bình vào tháng 7 từ 10 – 18 độ C. Còn mùa Đông ảnh hưởng bởi làn gió Bắc và Tây Bắc nên nhiệt độ thấp khoảng -10 độ C đến -20 độ C có tuyết phủ quanh năm
Đới khí cận nhiệt đới
Đây là một trong các đới khí hậu ở Châu Á với đặc điểm dài từ bờ Địa Trung Hải đến bờ Thái Bình Dương và được làm 4 nhóm chính như sau:
- Kiểu cận nhiệt Địa Trung Hải (bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Armenia, Syria, Iraq,…) có thời tiết khá khô và nóng nảy vào mùa Hạ và có mưa nhiều vào mùa Đông. Có lượng mưa trung bình đạt từ 500 – 700 mm
- Kiểu cận nhiệt gió mùa (chiếm phần phía Đông Trung Quốc, phía Nam Triều Tiên và Nam Nhật Bản) có thời tiết khá nóng và mưa nhiều chiếm đến 60-75% lượng mưa cả năm. Nhìn chung, mùa đông rất giá rét, thỉnh thoảng có các trận mưa đạt từ 1.000mm đến 15.000mm lượng mưa trung bình năm
- Kiểu cận nhiệt lục địa (đồng bằng Trung Á, Nội Á, sơn nguyên Iran,…): Mùa Hạ ít mưa, độ ẩm thấp và thời tiết rất nóng đạt đến 30 độ C vào tháng 7. Về mùa Đông nhiệt độ hạ xuống cực thấp chỉ còn -20 độ C thậm chí xuống tới -30 độ ở khu vực Trung Á
- Kiểu núi cao (Pamir, Tây Tạng) đây là một dạng biến đổi của kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa xuất hiện ở các vùng núi cao từ 3.500 mm – 4.000 mm
Đới khí nhiệt đới
Khí hậu nhiệt đới là gì? Đây là kiểu chiếm các khu vực thuộc vùng Tây Nam Châu Á gồm có: Tây Bắc Ấn Độ, bán đảo Ả Rập và phía Nam sơn nguyên Iran. Vì chịu ảnh hưởng bởi gió mậu dịch và khối khí nhiệt đới lục địa nên mùa Hạ khô nóng còn mùa Đông hơi lạnh.
Ở những vùng này có độ ẩm khá thấp và có nhiệt độ trung bình tháng 7 biến đổi trong khoảng 28 – 30 độ C và tháng 1 từ 12-20 độ C.
Đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo
Đới khí hậu cận xích đạo gồm khu vực Nam Á, bán đảo Trung Ấn, Nam Trung Ấn và Đông Nam Á. Còn được gọi với cái tên khác là gió mùa xích đạo là một trong những kiểu khí hậu Châu Á khá đặc biệt được thể hiện qua 2 mùa:
- Mùa Hạ: Không khí khá nóng, có mưa nhiều nhất châu lục và thỉnh thoảng có các cơn bão xuất hiện.
- Mùa Đông: Bầu trời khá khô ráo tuy nhiên do ảnh hưởng bởi khí xoáy nên phía Bắc bán đảo Trung Ấn có mưa và gió lạnh còn phía Nam thì trong lành và hơi nóng nảy.
Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào thì câu trả lời chính là kiểu cận xích đạo này với các tính chất gió và chia thành 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
Trong khi đó, đới khí hậu xích đạo khá phổ biến ở khu vực châu Á. Có vị trí nằm ở phía Nam Đảo Srri Lanka, Mã Lai, phần lớn Indonesia nên có biên độ nhiệt hằng năm chỉ 1-2 độ C khá ổn định. Lượng mưa thì dồi dào, hay có mưa giông trung bình tháng khoảng 2.000 mm – 4.000 mm.
Vì sao khí hậu Châu Á chia thành nhiều đới?
Châu Á chia thành nhiều đới khí hậu bởi vì nơi đây có vị trí địa lý trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. Ngoài ra, khu vực này có nhiều sơn nguyên và dãy núi cao ngăn chặn ảnh hưởng từ biển xâm nhập vào nội địa nên Châu Á có nhiều đới khí hậu.
Một số câu hỏi liên quan về các kiểu khí hậu phổ biến ở Châu Á
Để hiểu rõ hơn thì mời bạn đọc cùng xem một số giải đáp liên quan đến khí hậu của Châu Á tại đây.
1/ Đới khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất Châu Á
Kiểu khí hậu ôn đới có diện tích lớn nhất Châu Á có đường ranh giới trong khoảng 40 độ Bắc ở Trung Á đến 35 độ Bắc Triều Tiên, Nhật bản.
2/ Đới khí hậu nào khắc nghiệt nhất Châu Á
Đới cực và cận cực có khí hậu lạnh nhất và khắc nghiệt nhất tại châu lục này.
3/ Khu vực nào mưa nhiều nhất Châu Á
Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mưa nhiều nhất tại nơi đây. Hầu hết những khu vực này giáp biển, có nhiều gió nên rất dễ mưa.
Kiểu khí hậu phổ biến ở Châu Á là gì?
Kiểu khí hậu phổ biến ở Châu Á là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
Tổng kết
Thông tin Châu Á có các đới khí hậu nào đã được trình bày chi tiết. Kiểu khí hậu phổ biến, vị trí địa lý, đặc điểm địa hình ảnh hưởng rất lớn đến thời tiết các quốc gia nơi đây trong đó có Việt Nam.