Miền Nam có mấy mùa và khí hậu như thế nào là thông tin hữu ích nếu bạn đang dự định sinh sống hoặc tham quan khu vực này trong thời gian sắp tới. Với sự hóa rõ rệt, bạn có thể dễ dàng nhận biết và cảm nhận được nét đặc trưng của khí hậu nơi đây.
Miền Nam Việt Nam có mấy mùa?
Miền Nam chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, sự phân hóa về thời tiết các mùa ở miền Nam khá rõ rệt.
Với mỗi mùa, đặc điểm về lượng mưa, nhiệt độ,… sẽ có nhiều điểm khác biệt. Đồng thời, giai đoạn chuyển giao mùa cũng sẽ có nhiều biến đổi tùy thuộc vào từng năm.
Giải đáp chi tiết miền Nam có mấy mùa với những phân tích cụ thể dưới đây.
Mùa mưa ở miền nam bắt đầu từ tháng mấy?
Mùa mưa miền Nam dễ dàng nhận biết với những cơn mưa xuất hiện với tần suất dày đặc. Lượng mưa trong thời gian này chiếm tỷ lệ lớn trong năm, giao động từ khoảng 1500mm đến 2000mm.
Lợi ích của mưa đối với sự phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp rất lớn. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng gây ra một số bất lợi cho sinh hoạt của người dân trong khu vực.
Tháng mưa ở miền Nam kéo dài trong khoảng 6 đến 7 tháng. Những cơn mưa đầu mùa có thể bắt đầu từ cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5.
Tình trạng này sẽ kéo dài liên tục cho đến cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11. Trong đó, tháng 9 và 10 là thời gian có lượng mưa cao nhất.
Đặc điểm của mùa mưa ở miền Nam là mưa nắng gián đoạn trong ngày. Trưa, chiều tối có xu hướng diễn ra mưa trên diện rộng. Ở khu vực này sẽ không gặp tình trạng rét đậm rét hại như miền Bắc.
Mùa khô ở miền Nam có đặc điểm gì?
Mùa khô là một phần khí hậu không thể thiếu ở khu vực miền Nam Việt Nam. Gần như trái ngược với mùa mưa, đặc trưng của mùa khô là nhiệt độ cao và độ ẩm cực thấp.
Nắng nóng kéo dài với nhiệt độ trung bình giao động từ khoảng 23 đến 38 độ C. Khu vực đồng bằng thường có mức nhiệt trung bình cao hơn so với khu vực miền núi.
Hằng năm, mùa khô sẽ bắt đầu từ khoảng đầu tháng 11. Khí hậu này có thể kéo dài cho đến cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 cho đến khi mùa mưa bắt đầu.
Các cơn mưa gần như không xuất hiện trong suốt thời gian nắng nóng diễn ra. Nguy cơ thiếu hụt nguồn nước và tình trạng hạn hán (xem tác hại của hạn hán để biết hậu quả mang lại) có thể thường xuyên xảy ra.
Có thể thấy: Miền Bắc có mấy mùa với câu trả lời khác hoàn toàn miền Nam, khu vực phía Bắc nước ta có sự phân hóa giữa các mùa xuân, hạ, thu, đông khá rõ ràng.
Tham khảo thêm các vấn đề liên quan tới khí hậu nước ta:
Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta? Tác động tích cực, tiêu cực đến khí hậu và thiên nhiên Việt Nam.
Điểm qua khí hậu miền Nam qua các tháng (Tháng 1 – Tháng 12)
Mùa khô và mùa mưa ở miền Nam đều mang những nét riêng biệt so với thời tiết của các vùng miền khác. Điểm qua khí hậu Miền Nam của từng tháng để có cái nhìn tổng quan và toàn diện hơn.
- Tháng 1: Nhiệt độ khoảng 26 độ C với độ ẩm khoảng 60%. Đây là thời gian lý tưởng cho du lịch tại khu vực miền Nam.
- Tháng 2: Trời ấm dần với nhiệt độ trung bình khoảng 27 độ C. Môi trường khô ráo, trời trong xanh với độ ẩm khoảng 48 đến 69%.
- Tháng 3: Nắng nóng đỉnh điểm với nhiệt độ gia tăng vượt mức 36 độ C. Tình trạng khan hiếm nguồn nước bắt đầu diễn ra nghiêm trọng.
- Tháng 4: Nắng nóng vẫn tiếp tục kéo dài trên diện rộng nhưng nhiệt độ có xu hướng giảm từ khoảng 26 độ C đến 32 độ C
- Tháng 5: Như thông tin mùa mưa tháng mấy ở miền Nam được nêu ở trên, đây là thời gian giao mùa. Mưa rào rải rác bắt đầu xuất hiện khiến nền nhiệt có xu hướng giảm.
- Tháng 6: Mưa diễn ra thường xuyên với lượng mưa cao khoảng 300 mm đến 330 mm. Độ ẩm đạt mức cao lên tới hơn 80%.
- Tháng 7: Tháng 7 đã được nhận mạnh là một trong những tháng trọng điểm của mùa mưa tại phần giải đáp mùa mưa miền nam từ tháng mấy. Độ ẩm và lượng mưa tiếp tục duy trì ở mức cao.
- Tháng 8: Mưa đột ngột và nặng hạt theo từng khu vực. Thời tiết vẫn khá nắng nóng với nhiệt độ trung bình từ 24 độ C đến 30 độ C.
- Tháng 9: Độ ẩm cao nhất trong năm với mức từ 80 đến 86 %. Tình trạng mưa vẫn chiếm ưu thế khiến các hoạt động vui chơi bị gián đoạn.
- Tháng 10: Số lượng ngày mưa bắt đầu giảm dần. Nhiệt độ giao động từ khoảng 28 độ C đến 33 độ C.
- Tháng 11: Thời gian chuyển tiếp từ mùa mưa sang mùa khô. Số lượng cơn mưa xuất hiện không đáng kể.
- Tháng 12: Nắng rực rỡ với biên độ nhiệt giao động từ 23 độ C đến 31 độ C. Đây là thời gian thích hợp cho các hoạt động du lịch và dã ngoại.
Bạn có thể xem thông tin thời tiết miền Nam đầy đủ và chính xác với nguồn dữ liệu từ Trung tâm dự báo KTTV quốc gia tại đây để cập nhật tình hình hiện tại chuẩn nhất.
Các vùng ở miền Nam có khí hậu như thế nào?
Khí hậu tại miền Nam có sự phân hóa theo từng vùng miền. Tùy khu vực, đặc điểm khí hậu sẽ có những điểm đặc trưng riêng.
Khí hậu vùng Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ chủ yếu là đồng bằng và bình nguyên có độ cao trung bình khoảng 200m so với mực nước biển. Với phía Đông và Đông Nam tiếp giáp với biển đông, khí hậu của khu vực này mang đặc trưng của vùng cận xích đạo.
Nếu mùa khô và mùa mưa ở miền Nam có đặc điểm gì nổi bật thì Đông Nam Bộ cũng mang đầy đủ tính chất đó nhưng có xu hướng ổn định hơn. Nhiệt độ khu vực cao quanh năm và lượng mưa trung bình thấp hơn so với mặt bằng chung của khu vực này.
Khí hậu vùng Tây Nam Bộ
Tây Nam Bộ thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu ở đây mang đặc trực của cận xích đạo nóng và ẩm.
Khu vực này mang đặc trưng 2 mùa ở miền Nam: Mùa khô và mùa mưa. Tuy nhiên, thời tiết ôn hòa hơn với lượng mưa khá lớn từ 1300mm đến 2000mm.
Nền nhiệt tại khu vực ổn định giao động từ khoảng 25 độ C đến 27 độ C. Mưa thuận gió hòa giúp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản phát triển.
Nếu đang có ý định ghé quan Xứ dừa, bạn có thể tra cứu dự báo thời tiết Bến Tre để nắm bắt được tình hình cụ thể và chính xác của tỉnh này tại đây.
Trả lời câu hỏi về thời tiết và khí hậu miền Nam
Những thắc mắc mùa mưa từ tháng mấy, thời tiết mùa khô,.. và những vấn đề xung quanh đến khí hậu miền Nam luôn nhận được sự quan tâm lớn của bạn đọc.
Tại sao miền Nam không có mùa đông lạnh như miền Bắc?
Khác biệt với miền Bắc, Nam Bộ chỉ có hai mùa mưa và nắng. Việc miền Nam có mùa đông không phụ thuộc hoàn toàn vào vị trí địa lý.
Miền bắc nằm ở vĩ độ cao hơn và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc. Khối khí này mang lại đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm với bốn mùa xuân – hạ – thu – đông.
Tại sao miền Nam có 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt?
Miền Nam thuộc vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu. Khu vực này chịu ảnh hưởng của đường xích đạo với kiểu khí hậu xavan nhiệt đới một cách rõ ràng.
Đồng thời, Nam Bộ có một phần tiếp giáp với biển Đông và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mậu dịch. Khối khí này thổi từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp xích đạo với tính chất chủ yếu là khô và nóng.
Ngoài ra, Nam bộ bị ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam. Khối khí nhiệt đới ẩm này hoạt động mạnh vào tháng 5 đến tháng 10, mang lại những cơn mưa lớn cho vùng chúng đi qua.
Với sự cộng hưởng của những yếu tố này, mùa mưa và khô tại miền Nam được phân định rõ rệt với những đặc điểm khí hậu khác biệt.
Tìm hiểu thêm: Miền Trung có mấy mùa? Đặc điểm khí hậu miền Trung Việt Nam
Tháng mấy mới hết mưa ở miền Nam?
Kết thúc mùa mưa sẽ phụ thuộc vào diễn biến thời tiết của từng năm cụ thể. Tuy nhiên, mưa ở Nam Bộ chỉ thực sự chấm dứt vào tháng 11.
Vào thời gian này, lượng mưa bắt đầu giảm dần. Các cơn mưa có xu hướng diễn ra bất chợt và chỉ kéo dài trong một thời lượng khiêm tốn.
Mùa mưa hay mùa khô dễ sống hơn?
Nhìn chung, mùa mưa ở miền Nam được đánh giá có khí hậu dễ chịu hơn so với mới mùa khô. Đồng thời, nền nhiệt giảm và lượng mưa gia tăng giúp hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra thuận lợi hơn.
Kết luận
Miền Nam có mấy mùa được trả lời với 2 mùa: mưa và khô rất rõ rệt. Nơi đây có điều kiện thời tiết ôn hòa, thích hợp để phát triển kinh tế trong cả năm, không thường gặp phải các dạng khắc nghiệt như tính chất khí hậu Việt Nam ở một số vùng khác.