Hiện tượng mưa là gì chắc chắn nhiều người biết vì chúng thường xuyên xuất hiện. Tuy nhiên, để giải thích cụ thể theo khoa học, tìm hiểu các đặc tính như thế nào, nguyên nhân hình thành và các vấn đề liên quan không phải ai cũng biết.

Cùng các chuyên gia khí tượng và thủy văn tại https://thoitiet4m.com/ tìm hiểu tất tần tận về hiện tượng tự nhiên này.

Mưa là gì?

Mưa (hay vũ) là hiện tượng hơi nước ngưng tụ trên bầu trời khi gặp nhiệt độ thấp tạo thành các giọt nước và rơi xuống dưới tác dụng của trọng lực. Đây là thành phần chính của chu trình nước, liên quan đến sự lắng đọng phần lớn nước ngọt trên bề mặt trái đất.

hiện tượng mưa là gì
Tìm hiểu hiện tượng mưa là gì?

Hiện tượng này cũng đóng vai trò quan trọng để ổn định hệ sinh thái, mang lượng nước dồi dào cho nhà máy thủy điện, phục vụ sản xuất và nhu cầu sử dụng của con người.

Tìm hiểu kỹ hơn nhà máy thủy điện là gì và cơ chế hoạt động, sản xuất ra năng lượng của nó tại đây.

Tuy nhiên, không phải tất cả các giọt mưa đều sẽ rơi xuống mặt đất. Sẽ có một phần nhỏ bị bốc hơi trong quá trình di chuyển do đi qua khu vực có không khí khô.

Nguyên nhân hình thành mưa từ đâu?

Hiện tượng mưa là gì thì ai cũng có thể hiểu. Tuy nhiên, các nguyên nhân hình thành lại cần lý giải theo khoa học để bạn đọc có cái nhìn chính xác nhất.

Nguyên nhân tự nhiên gây ra mưa

Nguyên nhân có mưa là do hơi nước di chuyển qua các khu vực 3 chiều gọi là frông thời tiết. Đây là ranh giới phân tách 2 khối không khí với nhiệt độ, độ ẩm đối lập.

nguyên nhân có mưa
Nguyên nhân có mưa là sự kết hợp của tự nhiên và con người

Khi lượng hơi nước từ sông suối, ao hồ bốc lên trên đủ lớn sẽ xảy ra hiện tượng giáng thủy từ các đám mây có chuyển động lên cao mạnh (Bạn có biết: Không phải tất cả các loại mây đều có thể tạo ra mưa, chỉ những dạng mây đặc trưng mới gây ra hiện tượng này mà thôi).

Đến thời điểm lớp không khí có nhiệt độ thấp, hơi nước ngưng tụ thành hạt nhỏ.

Các hạt nhỏ tiếp tục kết hợp với nhau để tạo thành đám mây. Đến kích thước phù hợp đạt độ nặng hơn không khí sẽ rơi xuống đất tạo thành mưa và tiếp tục vòng tuần hoàn này.

Nguyên nhân do con người tạo thành mưa

Các hoạt động của con người cũng là một trong những nguyên nhân gây ra và khiến lượng mưa tăng nhanh. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông… làm tăng lượng khí thải. Từ đó tăng hiệu ứng nhà kính, khiến khí quyển nóng hơn và hấp thụ nhiệt nhiều hơn.

Điều này khiến quá trình bay hơi diễn ra nhanh chóng, độ ẩm không khí tăng. Mưa cũng vì thế hình thành sớm và khắc nghiệt hơn bình thường.

Làm thế nào để biết trời sắp mưa?

Để biết được trời sắp có mưa, người Việt có những kinh nghiệm dân gian về thời tiết được đúc kết nhiều đời qua quá trình quan sát. Cụ thể:

  • Dựa theo hướng mây: Mây ở hướng Đông dày và đen kịt chứng tỏ mưa sẽ rất nhanh đến với khối lượng nước lớn. Ngược lại, mây ở hướng Nam sẽ không cần quá lo lắng vội vàng.
  • Dựa theo hình dạng mây: Nếu có dạng từng miếng nhỏ xếp chồng đều lên nhau, khả năng trời chuẩn bị có mưa trong ngày mai.
  • Theo các hiện tượng trong tự nhiên: Ví dụ chuồn chuồn bay thấp khả năng có mưa cao, bay cao trời có nắng.
  • Dựa theo cầu vồng: Cầu vồng xuất hiện khi nào? Khi chúng ở trên cao chỉ có gió còn ở dưới thấp sẽ có mưa.
  • Dựa theo gió: Trời lặng gió, không khí nóng bức khó chịu sẽ có khả năng mưa lớn.
  • Dựa theo trăng: Nếu mặt trăng có quầng xung quanh rõ nét, khả năng mưa thấp và ngược lại, trăng tán với nhiều vòng tròn nhỏ không phân cách rõ ràng, cơ hội xuất hiện hiện tượng này lớn.
mưa dông
Có những dấu hiệu để nhận biết được sắp có mưa

Ngoài những dấu hiệu trên, người dân hoàn toàn dễ dàng để cập nhật nhanh chóng thời tiết trên cả nước. Ví dụ bạn muốn xem thời tiết hôm nay Hải Phòng hoặc thời tiết Hải Dương hôm nay ngay lập tức bạn sẽ nhận được các thông tin về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, hướng gió,… một cách chính xác dù chỉ ngồi trong nhà, thậm chí là ngồi ở một khu vực khác.

Phân loại mưa trong tự nhiên (7 loại thường gặp nhất)

Phân loại mưa dựa theo nhiều yếu tố như hình dạng, kích thước, mật độ… giọt nước. Cụ thể:

  • Mưa phùn: Tạo thành do các đám mây tầm thấp, giọt nước có đường kính bé khoảng 0.5mm. Tổng lượng nước tối đa chỉ khoảng 1mm/ngày và thường xuất hiện vào mùa đông hay đầu xuân.
  • Mưa rào: Các giọt nước có kích thước lớn, rơi dày, nhiều, mật độ cao trong thời gian ngắn.
  • Mưa đá: Các giọt nước gặp không khí lạnh đối lưu mạnh từ đám mưa dông. xuất hiện dưới dạng cục băng với các hình dáng khác nhau. Kích thước hạt băng có thể bằng hạt đậu đến vài cm.
  • Mưa axit: Các giọt nước có tính axit bất thường với độ pH thấp từ 4 đến 5 thay vì trung tính từ 6.5 đến 8.5.
  • Mưa ngâu: Xuất hiện đầu tháng 7 âm lịch, rơi rả rích không liên tục với hạt nhỏ, dày.
  • Mưa bóng mây: Hiện tượng các giọt nước từ trên trời rơi xuống khi đang có nắng.
  • Mưa dông: Hiện tượng kèm theo sấm sét, gió mạnh do đối lưu mạnh, tiên lượng xấu có thể kèm theo cả lốc xoáy, vòi rồng. Bạn đã biết tại sao có sấm sét không, chúng được hình thành do sự va chạm của các đám mây trong cơn dông.
mưa rào
Tùy theo đặc điểm có thể phân loại mưa thành nhiều loại khác nhau

Quá trình hình thành mưa diễn ra như thế nào?

Tìm hiểu quá trình tạo thành mưa để hiểu rõ hơn về cơ chế của hiện tượng tự nhiên này.

Hiện tượng bay hơi và ngưng tụ hơi nước

Nước hay hơi từ mặt biển, ao, hồ… hay thoát qua bề mặt thực vật khiến không khí bão hòa hơi nước. Từ đó ngưng tụ và hình thành các đám mây khi lên cao gặp điều kiện lạnh hơn.

quá trình hình thành mưa
Quá trình hình thành mưa là chu trình khép kín tuần hoàn

Hợp nhất các giọt nước và rơi xuống mặt đất

Lực cản của không khí sẽ giữ giọt nước ở nguyên vị trí hình thành. Tuy nhiên, khi có nhiễu loạn do gió và các yếu tố khác, chúng sẽ di chuyển va chạm với nhau để tạo thành các giọt lớn hơn, khối lượng ngày càng nặng hơn.

Khi chúng đủ lớn sẽ có sức nặng phù hợp vượt qua lực cản của không khí và rơi xuống mặt đất. Đây chính là quá trình hợp nhất của các giọt nước để tạo thành mưa.

Các đặc tính cơ bản của mưa mà bạn nên biết

Sau đây là một số đặc tính của mưa mà nhiều người có thể chưa biết:

  • Hạt mưa có đường kính trung bình trong khoảng từ 0.1 đến 9mm, xuất hiện dưới dạng hình cầu với kích thước nhỏ. Tuy nhiên, khi lớn hơn chúng sẽ trở nên mỏng và dẹt hơn ở phần đáy.
  • Ở các khu vực khác nhau nước mưa sẽ có độ pH khác nhau. Ví dụ về việc ghi nhận chỉ số này ở bờ Đông Hoa Kỳ, từ Đại Tây Dương thường là 5 đến 5.6, phía Tây từ 3.8 đến 4.8…
  • Mưa diễn ra theo mùa tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới. Nếu ở Nam bán cầu là mùa mưa (từ tháng 3 đến tháng 11) thì Bắc bán cầu là mùa khô và ngược lại.
  • Nước mưa chứa nhiều vi khuẩn, tạp chất, các chất hữu cơ lẫn vô cơ do mang theo bụi và các thành phần khí thải từ không khí.

Tác động của mưa đối với môi trường và con người

Mưa mang đến những tác động tích cực và tiêu cực với cuộc sống con người, hệ sinh thái, môi trường… Cụ thể:

Lợi ích to lớn của mưa là gì?

Mưa là chu trình khép kín của việc bốc hơi nướng, ngưng tụ, rơi xuống trái đất rồi tiếp tục bốc hơi. Rất nhiều tác động tích cực khi xảy ra hiện tượng này trên trái đất:

  • Đối với đời sống con người: Nước ngọt thu thập được xử lý và sử dụng trong sinh hoạt, đời sống.
  • Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp: Cung cấp lượng nước ngọt để tưới tiêu cho cây trồng, giải quyết hiện tượng khô hạn.
  • Đối với hệ sinh thái: Cung cấp nguồn nước cho sự phát triển của động thực vật, góp phần tạo môi trường cân bằng, ổn định.
  • Đối với thủy điện: Tăng nguồn nước trong hồ chứa, đập giúp tạo nguồn điện dồi dào.
  • Đối với môi trường: Sau cơn mưa không khí trở nên sạch và trong lành hơn, lượng bụi mịn giảm do bị cuốn theo nước.
lợi ích của mưa
Trời mưa giúp hệ sinh thái phát triển

Tác hại của mưa ảnh hưởng thế nào đến đời sống?

Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng nếu hiện tượng này xảy ra trong thời gian dài sẽ kèm theo các vấn đề tiêu cực:

  • Mưa quá nhiều khiến cây cối hoa màu không phát triển do ngập úng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng.
  • Gây lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe và tính mạng con người, thất thoát tài sản. Tất cả mọi người đều nên biết cách lái xe an toàn khi trời mưa để đảm bảo an toàn khi phải di chuyển trong điều kiện khó khăn.
  • Ô nhiễm nguồn nước do nước đổ xuống chưa được xử lý.
  • Gây xói mòn đất, nhất là những nơi có độ dốc cao. Điều này ảnh hưởng đến lớp phù sa trên bề mặt.
tác hại của mưa
Mưa gây ngập úng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao thông

Đắk Nông là 1 tỉnh mưa nhiều, vì thế bạn cần cập nhật thông tin thời tiết Đắk Nông trước khi đến đây nếu không muốn bị các cơn mưa làm ảnh hưởng tới hoạt động sinh hoạt, di chuyển.

Ý nghĩa của mưa trong văn hóa và tín ngưỡng

Hiện tượng này không chỉ được giải thích bằng khoa học và có ý nghĩa thực tiễn với con người, môi trường. Trong văn hóa tín ngưỡng, nó cũng có các tác động riêng.

Ví dụ như đối với người Việt nói riêng và các nước có nền văn minh lúa nước nói chung, mưa là có quan hệ mật thiết, ảnh hưởng đến sự phát triển thịnh vượng. Đây chính là biểu tượng của nguồn sống, của sự phì nhiêu, màu mỡ, mùa màng bội thu.

mưa bong bóng
Mưa là biểu tượng của nguồn sống, sự sinh sôi phát triển trong văn hóa người Việt

Trong đời sống văn hóa, các nghi lễ cầu mưa được thực hiện ở nhiều dân tộc. Sau phần lễ sẽ có phần hội thể hiện ước vọng về cuộc sống no đủ bình yên. Đây cũng là biểu tượng của sự gột rửa thanh sạch.

  • Đối với người Akkad: Họ tin rằng đây là sữa của nữ thần Antu mang đến nguồn sống cho trái đất.
  • Châu Âu, châu Mỹ: Hiện tượng này đồng nghĩa với tinh khí, là sự thụ thai, sinh sôi nảy nở. Tín ngưỡng này dựa theo truyền thuyết về Zeus trong văn hóa Hy Lạp cổ.
  • Người Sumer cổ: Họ tin rằng những giọt nước từ bầu trời rơi xuống chính là tinh dịch của thần bầu trời – An thụ thai cho nữ thần trái đất – Ki để sinh ra cây cối hoa màu.

Nếu nắng biểu tượng của năng lượng dương thì mưa chính là năng lượng âm. Chúng tác động đến sự phát triển sinh sôi của vạn vật, các vị thần liên quan đến hiện tượng này cũng chủ yêu là nữ thần.

Q&A

Một số câu hỏi liên quan đến mưa sẽ được giải đáp để bạn đọc có thêm hiểu biết về hiện tượng tự nhiên này.

Cơn mưa là gì?

Cơn mưa là quá trình chuyển biến từ việc thời tiết đang bình thường sau đó có mưa. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp có cơn nhưng lại không có nước rơi xuống.

Tại sao có nơi mưa nhiều có nơi mưa ít?

Mưa nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân, ví dụ như lượng nước bốc hơi, nhiệt độ, khí áp… Cụ thể:

  • Xích đạo có mưa nhiều do nhiệt độ cao, khí áp thấp. Bên cạnh đó có diện tích biển, đại dương cùng rừng nhiệt đới lớn thúc đẩy tình trạng bay hơi của nước.
  • Khu vực chí tuyến Bắc và Nam ít mưa hơn bởi khí áp cao, gió thổi mây đi mà không có gió thổi mây đến. Diện tích lục địa lớn hơn nên khí hậu luôn khô hạn.
mưa đá
Lượng mưa ở từng địa điểm khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Bên cạnh đó, điều này còn phụ thuộc vào việc khu vực gần biển hay không. Ven biển có mưa nhiều do có hơi ẩm lớn, ngược lại, trong lục địa sẽ khô hạn và lượng nước ít hơn.

Để biết được một địa phương mưa nhiều hay ít, người ta sử dụng cách tính tổng lượng mưa trung bình năm. Công thức này rất đơn giản nhưng đòi hỏi người đo đạc phải kiên trì thu thập dữ liệu liên tục trong thời gian dài.

Mưa có ý nghĩa trong đời sống tinh thần?

Trong đời sống tinh thần, hiện tượng này mang đến cảm giác thoải mái dễ chịu, nhẹ nhàng. Những cơn mưa khi trời đang nắng hạn sẽ giúp con người có thêm năng lượng và sức sống. Đây cũng được xem như một nguồn năng lượng giúp giải tỏa áp lực, căng thẳng của công việc hay cuộc sống.

Tuy nhiên, mưa đôi khi cũng sẽ khiến nhiều người cảm thấy cô đơn, buồn bã. Nguyên nhân do những ngày này sẽ ở trong nhà nhiều, ít gặp gỡ mọi người. Tâm trạng cũng vì thế có thể trở nên xấu đi.

Mưa cũng kèm theo lạnh, ốm khiến cảm giác trống vắng càng tăng lên. Vậy nên bạn cần chủ động có các phương pháp dự phòng khi ra ngoài vào mùa mưa.

Mối liên hệ giữa mưa và bão như thế nào?

Bão là trạng thái nhiễu động của không khí và cũng có liên quan đến mưa. Khi nước biển được mặt trời chiếu sáng mạnh, bay hơi nhanh tạo luồng khí ẩm trên bề mặt.

Khi gặp luồng áp suất thấp sẽ tạo thành cột khí ẩm bay lên. Đến độ cao nhất định cột khí này sẽ lạnh, ngưng tụ thành nước tại các đám mây lớn.

Không khí, khí ẩm và hơi nước bị hút lại với nhau tạo nên lực quán tính quay gây gió. Khi di chuyển, các giọt nước trong vùng mây tiếp tục rơi xuống trái đất kèm mưa lớn.

Mưa và bão kết hợp với nhau tạo thành thiên tai thường xảy ra tại Việt Nam vào thời điểm đầu tháng 6 đến mãi tháng 11. Mỗi năm nước ta có thường phải gánh chịu từ 4 đến 6 cơn với cường độ khác nhau, gây ra hậu quả nặng nề.

Kết luận

Mưa là gì và các vấn đề liên quan đến sự hình thành, phân loại… đã được giải đáp. Mặc dù là hiện tượng tự nhiên thường xuyên diễn ra nhưng nó cũng có những tác động tích cực lẫn tiêu cực.

Để hạn chế tác hại, mỗi người cần tự có ý thức thay đổi lối sống, cách đối xử với mẹ thiên nhiên qua những hành động thiết thực mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên xem dự báo thời tiết để có sự chuẩn bị tránh các tác động tiêu cực của hiện tượng này.