Ô nhiễm môi trường nước là gì, nguyên nhân, thực trạng và hậu quả là những kiến thức cần được tuyên truyền rộng rãi đến người dân. Từ đó, giúp mỗi cá nhân, gia đình, tập thể cùng nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước nói riêng và môi trường sống nói chung.
Ô nhiễm môi trường nước là gì?
Ô nhiễm nguồn nước là tình trạng nước nhiễm hóa chất hoặc các chất độc hại. Gây bất lợi cho sức khoẻ con người, sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật.
Đây là 1 trong những các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sống của con người. Nó làm cho chất lượng cuộc sống suy giảm, làm gia tăng các hiện tượng khắc nghiệt.
Các chất độc hại xâm nhập vào sông, hồ, ao, mương, nguồn nước ngầm hay thậm chí là đại dương. Chúng có thể bị hoà tan, đọng lại hoặc tồn tại lơ lửng trong môi trường này.
Một khi nước bị ô nhiễm, các thành phần của chúng trở nên phức tạp, chất lượng không còn đảm bảo. Đây là vấn nạn rất khó khắc phục, tiêu tốn vô số tiền của mới có thể khôi phục lại như ban đầu.
Hiện trạng nhiễm bẩn nguồn nước có thể phân chia thành các dạng sau:
- Ô nhiễm nước vô cơ
- Ô nhiễm nước hữu cơ
- Ô nhiễm hóa chất
- Ô nhiễm sinh học
- Ô nhiễm vật lý
Đây là một vấn đề đáng ngại khi nó nằm trong nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất bởi tốc độ lan truyền và quy mô của nó rất lớn. Có thể nói vấn nạn này phần lớn do con người gây nên.
Nguyên nhân ô nhiễm nước gồm những gì?
Nguyên nhân ô nhiễm nước đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người là nguyên nhân chính khiến nguồn nước bị ô nhiễm.
Nước thải sinh hoạt và công nghiệp
Đa số nước thải sinh hoạt hằng ngày đều không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường. Nguồn nước thải này có chứa nhiều chất gây ô nhiễm như: Na+, PO43, CL-, K+…
Đặc biệt, ở các khu công nghiệp, mỗi ngày có hàng nghìn m3 nước thải xả trực tiếp ra môi trường không qua xử lý. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước phổ biến.
Tình trạng này tác động xấu đến sức khoẻ, tuổi thọ của người dân địa phương. Ngày càng có nhiều “làng ung thư” xuất hiện trên bản đồ Việt Nam chủ yếu đến từ các khu công nghiệp.
Hoạt động nông nghiệp gây nhiễm bẩn nguồn nước
Hoạt động chăn nuôi, trồng trọt của người dân cũng là một trong những yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước. Các loại thức ăn thừa, phân động vật không được xử lý đúng cách thải trực tiếp ra môi trường hàng ngày.
Nhiều hộ nông dân sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu khiến các hoá chất độc hại ngấm xuống lòng đất (đây cũng là hậu quả của ô nhiễm không khí và đất) . Sau đó, đi vào các mạch nước ngầm khiến chúng không giữ được độ sạch như ban đầu.
Ô nhiễm nước do rác thải
Rác thải từ đời sống sinh hoạt hàng ngày, rác thải công nghiệp, nông nghiệp, y tế…đang tàn phá môi trường rất nặng nề. Dọc nhiều con sông, mương, kênh rạch ở Việt Nam nước đen ngòm, rác thải không được xử lý, phân huỷ bốc mùi hôi thối, trôi nổi trên mặt nước.
Đây cũng là nguyên nhân chính làm biển và đại dương bị nhiễm bẩm. Tìm hiểu ô nhiễm môi trường biển là gì, bạn sẽ thấy được thực trạng của vấn đến này nghiêm trọng ra sao.
Hoạt động khai thác khoáng sản gây nhiễm độc nguồn nước
Hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang có những tác động tiêu cực đến môi trường nước. Việc tích tụ, phát tán chất thải trong quá trình khai thác làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt.
Đây chính là ô nhiễm hóa học trong nước mặt do hệ thống thoát nước không đảm bảo. Nguồn nước ngầm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do quá trình thẩm thấu. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nên dòng thải axit mỏ rất nguy hiểm.
Yếu tố thứ hai mà khai khoáng ảnh hưởng đến nguồn nước chính là ô nhiễm vật lý. Các chất rắn khi khai thác lơ lửng trong nước, bao phủ hệ sinh thái thủy vực.
Việc khai thác kháng sản quá mức làm thay đổi kết cấu của đất là một trong những nguyên nhân gây ra động đất, gây là nhiều nguy hiểm cho con người và các loài khác.
Ngoài ra, ô nhiễm phóng xạ cũng khiến không gian sống của con người bị tác động lớn. Các tia bức xạ vô cùng độc hại khiến cơ thể mắc nhiều chứng bệnh lạ và suy yếu dần.
Nguyên nhân tự nhiên dẫn đến nhiễm bẩn nguồn nước
Biến đổi khí hậu gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, bão, dông lốc… Điều này khiến việc phát thải rác, hoá chất độc hại ra môi trường nước nhanh chóng, trên diện rộng.
Các vụ sạt lở đất, đá gần khu vực sông suối cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Tuy nhiên, nguyên nhân tự nhiên không phải là yếu tố chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay. Chủ yếu các tiêu cực đều do hoạt động của con người.
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Unicef, Việt Nam là một trong năm quốc gia ở Châu Á có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất. Hiện tại, có đến 17 triệu dân chưa được tiếp cận với nước sạch.
Hai thành phố lớn nhất nước ta đang phải đối mặt với tình trạng nặng nề là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Họ phải sử dụng nước nhiễm bẩn từ các giếng khoan, kênh mương, nước mưa hoặc máy lọc không đảm bảo.
Tại Hà Nội
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước đang đáng báo động. Tại Hà Nội, mỗi ngày trung bình có khoảng 1.000m3 rác thải và gần 400.000m3 nước thải phát thải ra môi trường. Trong số đó, chỉ có 10% đã qua xử lý.
Các con sông, hồ ở thủ đô bị ô nhiễm nặng nề. Có thể lể đến như Sông Tô Lịch, sông Đà, sông Nhuệ, hồ Linh Đàm… Khu dân cư quanh khu vực thường xuyên phải hứng chịu mùi hôi thối bốc lên từ mặt nước đen ngòm.
Điều này tác động lớn đến sức khoẻ, đời sống tinh thần của người dân. Bên cạnh đó là như mỹ quan đô thị bị cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Tham khảo thông tin khí hậu của Hà Nội tại đây để thấy các ảnh hưởng của ô nhiễm khiến điều kiện sống của Thủ đô bị tác động như thế nào.
Tài Sài Gòn
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụm công nghiệp Thanh Lương mỗi ngày xả ra môi trường khoảng 5.000m3 nước thải. Các con kênh ở Quận 6, quận 8, quận 11…đang bị ô nhiễm nặng nề.
Đặc biệt là kênh Tàu Hủ – địa điểm tập kết một lượng lớn rác thải, nước thải sinh hoạt từ các quận khác đổ về. Nhiều khu vực khác cũng đang phải đối mặt với tình trạng nguồn nước thải hôi thối bẩn thỉu nghiêm trọng.
Tìm hiểu khí hậu của Tp Hồ Chí Minh, bạn sẽ thấy sự biến động lớn do tác động của ô nhiễm nước gây ra.
Các khu vực khác
Không chỉ hai thành phố lớn, nhiều địa phương khác cũng đang phải đối mặt với tình trạng này. Dây hầu hết là những nơi tập trung đông dân cư, nhà máy, xí nghiệp…
Ở các vùng nông thôn, việc xử lý chất thải vẫn chưa được chú trọng. Người dân có thói quen xả trực tiếp ra môi trường đất hoặc ao hồ, sông suối.
Theo thời gian, các chất độc hại ngấm cả vào mạch ngầm khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề. Mặc dù cảm quan có thể vẫn thấy nước trong, sạch nhưng thực chất thành phần có khá nhiều chất độc.
Theo thống kê của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hằng năm trung bình Việt Nam có đến 9.000 người tử vong vì sử dụng nước bẩn. Hơn 20.000 ca mắc ung thư mới mỗi năm. Khoảng 21% dân số đang phải dùng nguồn nước bị nhiễm Asen.
Tham khảo thêm thông tin về mực nước biển dâng ở Việt Nam.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng như thế nào?
Hậu quả ô nhiễm môi trường nước là rất nghiêm trọng. Nó tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người, hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Ảnh hưởng sức khoẻ con người
Các dạng ô nhiễm nước khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ theo những cách khác nhau, cụ thể:
- Nước bị ô nhiễm do kim loại nặng có thể làm chậm sự phát triển, dẫn đến dị tật bẩm sinh. Nặng hơn là các bệnh ung thư liên quan đến dạ dày, thận.
- Nguồn nước có chứa chất thải công nghiệp gây ức chế hệ miễn dịch, suy sinh sản, ngộ độc cấp tính, thậm chí là tử vong. Ngoài ra, còn là nguyên dân dẫn đến các bệnh về da như viêm da cơ địa, nấm ngứa, mẩn đỏ, phát ban…
- Nước bị ô nhiễm do vi sinh vật đến từ việc phân huỷ thức ăn thừa, xác chết của động vật dẫn đến các bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Các bệnh như dịch tả, sốt thương hàn là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em khi dùng nguồn nước nhiễm độc.
Tác động đến sản xuất nông nghiệp
Hiểu rõ ô nhiễm nguồn nước là gì phần nào sẽ giúp bạn biết được những tác động tiêu cực của nó đến sản xuất nông nghiệp. Sử dụng nước bẩn, không đảm bảo để tưới tiêu khiến cây trồng, hoa màu còi cọc, kém phát triển.
Nếu mức độ ô nhiễm nặng còn khiến thực vật bị chết hàng loạt. Đất đai mất đi chất dinh dưỡng vốn có, trở nên cằn cỗi, dễ bị xói mòn, sạt lở.
Mất cân bằng hệ sinh thái
Các loại hóa chất độc hại, vi khuẩn tồn tại trong nước làm mất đi môi trường sống của sinh, thực vật. Điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ sinh thái.
Hiện nay, rất nhiều sông suối, ao hồ bị ô nhiễm khiến các loài cá, tôm chết trắng. Thực vật còi cọc, kém phát triển ở những khu vực gần nguồn nước bẩn. Khi con người ăn những loại thực phẩm nhiễm hoá chất cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây ra nhiều hệ luỵ về sau.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước (cần thực hiện ngay)
Hiểu được ô nhiễm nước là gì và tác hại như thế nào, con người cần nhanh chóng có những biện pháp khắc phục để bảo vệ môi trường sống.
Chuyên gia tại Thoitiet4M sẽ chia sẻ những giải pháp ô nhiễm nguồn nước cần được chú trọng và quyết liệt thực hiện:
Xử lý nước thải hiệu quả trước khi thải ra môi trường
Những doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp cần thực hiện nghiêm quy trình xử lý rác thải, nước thải trước khi cho ra môi trường. Xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ theo quy định của pháp luật, nhà nước.
Các hộ gia đình, hộ chăn nuôi cần xử lý chất thải đúng cách. Hạn chế tối đa việc phát thải trực tiếp ra môi trường xung quanh. Xây dựng thói quen phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định là cách khắc phục ô nhiễm môi trường nước hiệu quả nhất.
Tiết kiệm tối đa nguồn nước sạch
Mỗi người dân, mỗi gia đình cần nâng cao ý thức tiết kiệm nguồn nước sạch. Không để xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt trên diện rộng.
Tắt vòi nước khi không sử dụng là biện pháp tiết kiệm dễ dàng nhất ai cũng thực hiện được. Người sân có thể tận dụng nguồn nước mưa để rửa xe, tưới cây, rửa sân vườn…
Ưu tiên phát triển nông nghiệp xanh
Khuyến khích người dân phát triển theo hướng nông nghiệp xanh, bền vững. Hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học, đặc biệt là các loại chất cấm trong nông nghiệp.
Thay vào đấy, nên ưu tiên phân bón sinh học, canh tác hữu cơ. Đây là biện pháp khắc phục ô nhiễm nước hiệu quả, bền vững và lâu dài.
Rác thải sinh hoạt, nếu không được xử lý đúng cách, có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước thông qua quá trình phân hủy sinh học hoặc qua quá trình xả thẳng vào môi trường.
Xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách
Thay vì xả trực tiếp rác thải ra môi trường nước, chúng ta cần áp dụng các phương pháp xử lý hiện đại. Chẳng hạn như: công nghệ đốt cháy rác, xử lý bằng khí hoá học, ứng dụng công nghệ vi sinh vật…
Hạn chế việc sử dụng các sản phẩm đóng gói bằng nhựa, túi nilon. Thay đổi thói quen hằng ngày bằng cách dùng túi vải, túi giấy hoặc các vật liệu hữu cơ khác.
Quản lý việc khai thác khoáng sản nghiêm ngặt
Cơ quan chức nằn cần đưa ra các chế tài, quy định nghiêm ngặt về việc khai thác khoáng sản. Đầu tiên là việc xem xét các cơ sở, đơn vị đạt đủ yêu cầu mới cho hoạt động.
Tiếp theo là xử lý nghiêm các điểm khai thác không được cấp phép và nhiều biện pháp đồng bộ khác. Đặc biệt, việc chuyển đổi mô hình khai thác lộ thiên sang hầm mỏ cũng sẽ giúp khắc phục tình trạng nguồn nước mặt và ngầm bị ô nhiễm.
Nâng cao ý thức cộng đồng về việc bảo vệ môi trường nước
Các cấp, chính quyền, nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền để người biết được ô nhiễm nước là gì, nguyên nhân do đâu, hậu quả nghiêm trọng như thế nào. Từ đó, giúp mỗi cá nhân, tập thể có ý thức hơn trong việc giữ gìn nguồn nước sạch, trong lành.
Nên triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường, ao hồ, kênh rạch theo tuần, tháng, quý trong cộng đồng. Tích cực truyền thông, lan truyền những hình ảnh, việc làm tốt từ cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ nguồn nước sạch.
Tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp, xí nghiệp trong việc xử lý chất thải. Vận động, khuyến khích các tổ chức phát triển theo hướng công nghiệp xanh.
Kết luận
Khi hiểu rõ ô nhiễm môi trường nước là gì, hậu quả nghiêm trọng ra sao sẽ giúp chúng ta có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường sống. Nước là nguồn tài nguyên quý giá, quan trọng không thể thiếu cho sự sống trên Trái Đất. Chính vì vậy, duy trì nguồn nước sạch là cách để con người và sinh vật phát triển tốt nhất.