Tầng Ozon là gì được giải mã cùng vai trò với sự sống trên Trái Đất. Khi biểu hiện của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, lỗ thủng tầng Ozon khiến con người đối diện với nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Tầng Ozon là gì?
Tầng Ozon (Ozone) là một vùng có nồng độ Ozon (O3) cao nằm trong tầng bình lưu trong các tầng khí quyển. Khoảng cách từ Trái Đất đến khu vực này rơi vào khoảng từ 15 – 35 km.
Tầng Ozon có chứa đến 10 ppm (phần triệu) phân tử O3, khi so với chất này trong bầu khí quyển thì nó chỉ chiếm 0,3 ppm.
Vì chứa nhiều Ozon nên tầng này có khả năng hấp thụ 97 đến 99% tia UV từ mặt trời (UV – B). Do đó, có thể hiểu rằng khu vực này như là một lớp màn bảo vệ các sinh vật sống trên trái đất khỏi các tia cực tím có hại cho sức khỏe, tính mạng và đời sống thiên nhiên.
Tìm hiểu thiên nhiên là gì và các thành phần quan trọng trong đó, từ đó bạn sẽ biết được Ozone có tác động như thế nào tới nó.
Tầng ozon được phát hiện bởi nhà vật lý người Pháp Charles Fabry và Henri Buisson vào năm 1913. Sau đó các tính chất của nó được phát hiện bởi nhà khí tượng học người Anh G. M. B. Dobson, người sáng tạo và phát triển máy đo quang phổ từ ozon đến mặt đất.
Bạn có thể tìm kiếm hình ảnh tầng Ozon bị thủng để hình dung rõ hơn hiện trạng này.
4 Vai trò của tầng Ozon đối với trái đất
Vai trò của tầng Ozon đối với con người rất quan trọng, nó là lá chắn bảo vệ, hấp thụ 99% tia UV gây hại từ mặt trời đến các sinh vật trên trái đất.
1/ Che chắn các tia UV
Tầng Ozon chứa các phân tử Ozon (O3) có chức năng hấp thụ tia cực tím có hại đối với con người. Việc hấp thụ và phân hủy các tia UV có hại sẽ bảo vệ con người trước các tác hại về sức khỏe.
2/ Duy trì khí hậu
Tầng Ozon nằm trong tầng bình lưu của khí quyển. Cùng với 5 tầng khác, nó có vai trò quan trọng trong việc duy trì khí hậu trên trái đất. Chức năng chính là điều hòa nhiệt độ trong khí quyển.
3/ Bảo vệ hệ sinh thái
Vai trò của Ozon là bảo vệ hệ sinh thái trên trái đất. Hệ sinh thái ở đây bao gồm động vật và thực vật. Nhờ nó, các sinh vật sống trên trái đất được bảo vệ và sinh sống tốt.
Kể cả các loại thực vật mỏng manh nhất đều có thể sống được. Nếu không có lớp khí này, hệ sinh thái sẽ bị lụi tàn, làm cho cuộc sống con người không được cân bằng, thiếu oxy.
4/ Bảo vệ nguyên vật liệu
Các nguyên vật liệu phục vụ ngành xây dựng, cơ sở hạ tầng như nhựa, cao su, gỗ,… không thể chịu được nhiệt độ quá cao trong thời gian dài. Chính vì vậy, tầng Ozon giúp vật liệu này kéo dài tuổi thọ nhiều nhất có thể khi để nhiệt độ ngoài trời.
Thực trạng của tầng Ozon hiện nay
Ozon đóng vai trò quan trọng đối với khí quyển và trái đất. Tuy nhiên, với sự phát triển của kinh tế cùng các chất gây hại đã làm cho tầng khí kể trên ngày càng suy giảm và đứng trước nguy cơ bị thủng.
Nguyên nhân thủng tầng Ozon là gì?
Nguyên nhân chính gây thủng tầng Ozon là do các hóa chất độc hại có trong quá trình sản xuất công nghiệp. Hóa chất này có ở trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hóa chất, sản phẩm công nghiệp.
Ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng do các chất độc thải ra như nitơ, metan, CO2,… Các chất này làm cho chất lượng không khí suy giảm, xuất hiện hiệu ứng nhà kính và thủng tầng Ozon.
Tìm hiểu kỹ hơn về ô nhiễm không khí là gì và các tác động của nó tới đời sống con người, động thực vật tại đây.
Hậu quả cháy rừng và núi lửa phun trào cũng là một trong các lí do dẫn đến ô nhiễm, ảnh hưởng đến tầng Ozon. Trường hợp này chỉ chiếm số ít nhưng vẫn nên thận trọng, tránh để sản xuất, sinh hoạt dẫn đến 2 hiện trạng này.
Ngoài ra, việc thủng Ozon còn do khoảng cách của gió, mặt trời và tầng bình lưu. Tuy nhiên, nguyên nhân này chỉ chiếm phần trăm nhỏ dẫn đến hiện trang như hiện nay.
Hậu quả thủng tầng Ozon nghiêm trọng thế nào?
Khi tầng Ozon bị thủng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến trái đất, trong đó có sự sống của con người. Một số hậu quả thủng có thể xảy ra như.
Sức khỏe con người suy yếu
Khi tiếp xúc tia UV mà không có tầng Ozon bảo vệ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt là với khí hậu nắng nóng đột ngột, con người dễ bị đột quỵ do sốc nhiệt gây ra.
Ngoài ra, tia UV chiếu trực tiếp đến trái đất làm cho mắt của người bị đục thủy tinh thể. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều người bị ung thư da, cháy nắng.
Thiếu nguồn lương thực
Khi tia cực tím chiếu trực tiếp đến trái đất sẽ làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên. Điều này làm cho các cây lương thực, cây trồng không thể sống tốt với mức nhiệt quá cao.
Vì vậy, làm cho nguồn lương thực trên thế giới bị thiếu hụt, khan hiếm, đe dọa đến đời sống của người dân.
Thiếu nước uống và sinh hoạt
Bức xạ của mặt trời làm mức nhiệt trái đất ngày càng tăng do suy giảm tầng Ozon. Chính vì vậy, sự bốc hơi nước cũng nhanh hơn, gây ra tình trạng hạn hán, thiếu nước uống và sinh hoạt trong đời sống.
Hệ sinh thái bị đe dọa
Khi không được tầng Ozon bảo vệ và che chở, hệ sinh thái trên trái đất sẽ không được phát triển và tồn tại. Các loại thực vật, cây cối sẽ chết dần, chết mòn vì các tia cực tím quá mạnh gây hại.
Vai trò của rừng, cây cối như lá phổi của trái đất. Nếu tầng Ozon làm ảnh hưởng đến sự sống của chúng dẫn đến vấn đề nghiêm trọng về môi trường.
Động vật cũng không thể sinh sống vì thiếu nguồn nước nghiêm trọng và nguồn thức ăn nuôi sống từ hệ thực vật tự nhiên. Khi hệ sinh thái bị đe dọa sẽ làm cho môi trường sống của con người mất tính cân bằng.
Biện pháp bảo vệ tầng Ozon của các quốc gia trên thế giới
Để cải thiện tình trạng tầng Ozon bị thủng, duy trì sự sống của sinh vật trên trái đất. Chính phủ các nước trên thế giới đã rất quan tâm và đề ra nhiều biện pháp bảo vệ như.
- Đề ra ngày kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng Ozon hàng năm là ngày 16/09, để mọi người trên toàn cầu có thể nâng cao ý thức và hành động bảo vệ tầng Ozon.
- Thông qua các hiệp ước, nghị định quốc tế như: Nghị định thư Montreal ra đời năm 1987, Hiệp ước Đoàn kết khí hậu, Công ước Viên về bảo vệ tầng Ozon,…
- Chính phủ Việt Nam cũng ra sức kêu gọi người dân thực hiện theo Nghị định thư Montreal bằng cách hạn chế rác thải sinh hoạt; sản xuất các hóa chất độc hại; cấm nhập khẩu các chất gây thủng tầng Ozon từ năm 2010,…
Câu hỏi thường gặp
Bên cạnh các vấn đề suy quanh khái niệm tầng Ozon là gì và vai trò của nó đối với trái đất, có rất nhiều câu hỏi liên quan khác. Một số vấn đề được thắc mắc thường gặp như sau.
1/ Tầng Ozon nằm ở tầng nào trong khí quyển?
Tầng Ozon nằm ở tầng bình lưu trong khí quyển. Trong khí quyển có 5 tầng đó là tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng nhiệt và tầng ion. Tầng Ozon nằm phía trên tầng đối lưu với khoảng cách khoảng 25km và trong tầng bình lưu.
2/ Công thức hóa học của Ozon là gì?
Công thức hóa học của Ozon là O3. Nó được tạo thành trong tầng bình lưu của khí quyển. Các phân tử oxy (O2) bị phân ly do quang năng sau khi hấp thụ photon.
Sau khi bị phân ly thành hai nguyên tử O, các nguyên tử O này lại kết hợp với O2 có trong tầng bình lưu tạo thành Ozon O3. Sau khi hấp thụ tia UV, chúng lại bị phân tách thành O2 và O. Quá trình Ozon lại bắt đầu nhờ nguyên tử O kết hợp với phân tử O2 trong tầng bình lưu.
3/ Ứng dụng của Ozon trong cuộc sống
Không chỉ có vai trò là lá chắn bảo vệ và che chở cho trái đất khỏi các tia UV gây hại. Ozon còn được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày như.
- Diệt các chất độc, vi khuẩn, virus có trong ao, hồ nuôi cá, nuôi tôm của người dân nuôi trồng thủy, hải sản.
- Xử lý nước uống trong chăn nuôi và chất gây ô nhiễm vi sinh có hại cho cây trồng trong nông nghiệp.
- Ứng dụng trong xử lý nước thải độc hại, vi khuẩn, virus từ các nhà máy công nghiệp thải ra sông, suối, ao, hồ, biển,… bảo vệ môi trường.
- Ozon được sử dụng để khử trùng trước khi chế biến thực phẩm trong các nhà máy sản xuất công nghiệp.
- Trong đời sống hàng ngày, Ozon được sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt, khử mùi thực phẩm, diệt khuẩn.
Kết luận
Tầng Ozon là gì là khái niệm đã được giải thích chi tiết. Tìm hiểu rõ khái niệm và tầm quan trọng của tầng Ozon đối với trái đất sẽ giúp con người nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ trái đất, bảo vệ sự sống con người.