Cháy rừng là gì được định nghĩa để bạn phân biệt khi nào một đám lửa được xếp vào trường hợp này. Đây là hiện tượng đáng báo động hiện nay, khi diện tích rừng bị cháy ngày một nhiều ảnh hưởng to lớn đến đời sống, kinh tế và là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí nặng nề.
Cháy rừng là gì?
Cháy rừng là tình trạng các cây cối trong rừng (một thảm thực vật đủ lớn) bị lửa thiêu rụi với nguyên nhân khách quan và chủ quan. Sự việc này thường diễn ra vào các mùa nắng nóng cao điểm, nhiệt độ trong không khí cao kéo dài lâu ngày.
Có thể chia hiện tượng này thành 2 loại:
- Đám cháy có thể kiểm soát bằng kỹ thuật lâm sinh.
- Đám cháy không thể kiểm soát.
Thực trạng cháy rừng hiện nay đang ở mức báo động không chỉ ở thế giới mà còn ở Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỷ lệ cháy rừng trong năm 2023 ở nước ta tăng 83%. Đây là con số đáng kinh ngạc về diện tích đất lâm nghiệp đang bị mất đi trong những năm gần đây.
Nguyên nhân gây cháy rừng
Rừng được coi là “lá phổi xanh” của con người, có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, cung cấp oxy cho mọi loài. Có rất nhiều nguyên nhân cháy rừng như:
Cháy rừng do tác động của con người
Một trong những nguyên nhân chủ quan làm cho rừng bị cháy đó là do tác động của con người. Người dân đi rừng tìm lương thực, dược liệu, củi khô,… sử dụng củi để nhóm lửa nhưng quên dập tắt.
Có nhiều trường hợp, các bạn trẻ đi cắm trại, sử dụng lửa để nấu ăn nhưng do sơ ý cũng dẫn đến cháy. Ngoài ra, rừng bị cháy còn do người dân ở miền núi tự ý châm lửa đốt lấy diện tích làm nương, rẫy, trồng trọt để lấy lương thực. Nguyên nhân này trong vài năm trước xảy ra rất nhiều, đặc biệt là ở các vùng núi ở nước ta.
Cháy rừng do điều kiện tự nhiên
Rừng bị cháy còn có thể do các hiện tượng tự nhiên như sấm, chớp,… tạo ra tia lửa điện tác động đến cây cối bị khô trước đó. Tuy nhiên, nguyên nhân này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong các lý do làm diện tích các thảm thực vật bị giảm.
Đôi khi, hoạt động của núi lửa cũng là nguyên nhân dẫn đến cháy rừng nhưng trường hợp này không quá phổ biến.
Biến đổi khí hậu dẫn đến cháy rừng
Kinh tế ngày càng phát triển, đô thị hóa ngày càng cao kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường và thiên nhiên. Đó là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, thời tiết nắng mưa thất thường.
Trái đất ngày càng nóng dần lên, khí hậu có nhiều biến đổi không lường tác động rất lớn đến cây rừng. Đặc biệt là vào giai đoạn nắng nóng cao điểm.
Nhiệt độ tăng cao là nguyên nhân rất dễ gây cháy
Tùy vào vị trí địa lý mà mỗi quốc gia sẽ có khí hậu theo mùa khác nhau. Đối với các khu vực có nhiệt độ mùa hè nắng nóng trên mức trung bình rất dễ gây ra tình trạng rừng bị cháy.
Hậu quả của nóng lên toàn cầu như hiện tại dẫn đến mức nhiệt vào mùa nóng cực cao. Nhiều khu vực, nhiệt độ trên 40 độ và có khi chạm mốc 50.
Khi nhiệt độ trong không khí quá cao, trong khi lượng mưa giảm hoặc không có sẽ làm cho các cây khô trong rừng dễ bốc cháy. Đây là một trong những lý do làm cho diện tích các thảm thực vật ngày càng thu hẹp.
Nếu theo dõi thời tiết Hà Tĩnh, bạn sẽ thấy tỉnh này có những giai đoạn nền nhiệt nằm ở mức cực cao, có nguy cơ xảy ra cháy rừng bất cứ lúc nào nên cần nâng cao cảnh giác vào thời điểm khắc nghiệt như vậy.
Hậu quả cháy rừng nghiêm trọng như thế nào?
Rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống con người và mọi vật trên trái đất. Tác hại của cháy rừng là rất lớn, ảnh hưởng đến mọi sinh vật sống:
- Rừng bị cháy sẽ làm cho diện tích dần bị thu hẹp, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc điều hòa khí hậu, cung cấp oxy cho con người. Việc phục hồi và bổ sung cây rừng mất rất nhiều thời gian.
- Diện tích thảm thực vật bị suy giảm sẽ làm cho con người phải hứng chịu nhiều khó khăn từ thiên tai như sạt lở, xói mòn, bão,…
- Ngoài ra, thực trạng này xảy ra còn để lại hậu quả đối với nền kinh tế đất nước. Sản lượng gỗ giảm sút đi nhiều làm cho ngành lâm nghiệp đi xuống.
- Rừng là nơi ở của nhiều loài động vật, thực vật khác nhau. Khi chúng bị cháy sẽ làm cho các loài động thực vật không có nơi trú ẩn. Ảnh hưởng sâu sắc đến sự ổn định của hệ sinh thái.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể dẫn đến thủng tầng ozon ở khu vực đó nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, không thể dập lửa. Theo đó, khói từ đám cháy có thể khiến tầng này giảm 1% và phải mất 100 năm để hồi phục.
Các biện pháp phòng chống cháy rừng hiệu quả
Để ngăn chặn hiện tượng cháy rừng cần có biện pháp phòng chống nhanh và quyết liệt. Dưới đây là các giải pháp đang được áp dụng hiệu quả.
Tuyên truyền ý thức người dân
Đây là biện pháp được Nhà nước ta áp dụng nhiều từ trước đến nay. Việc tuyên truyền thông qua các hình thức báo, đài, mạng xã hội, loa phát thanh,… giúp cho ý thức bảo vệ, gìn giữ rừng của người dân được cao hơn.
Đặc biệt là trong giới trẻ hiện nay, sở thích du lịch phượt, khám phá ngày một nhiều. Các bạn trẻ cần ý thức trong việc sử dụng lửa đốt khi du lịch, cắm trại trong rừng.
Ngoài ra, nạn đốn cây làm gỗ và củi cũng đang diễn ra nhiều ở các vùng sâu vùng xa. Chính quyền cần tuyên truyền thêm nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng để người dân nắm rõ, dần chấm dứt vấn nạn này.
Tăng cường kiểm tra, bảo vệ rừng
Biện pháp tăng cường kiểm tra sẽ giúp phát hiện kịp thời khi có rừng bị cháy. Điều này giúp cho việc xử lý đám cháy được nhanh chóng, không để chúng lan rộng trên diện tích lớn.
Nghiêm cấm sử dụng lửa trong rừng
Nhà nước cần phổ biến các hình thức xử phạt liên quan đến sử dụng lửa trong rừng. Điều này giúp răn đe người dân có ý thức bảo vệ rừng, sử dụng nguồn lửa hợp lý.
Các vụ cháy rừng lớn trong nước và thế giới
Rừng là một tài sản vô cùng quý giá của nhân loại. Tuy nhiên, hiện nay với nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho thảm thực vật này bị thiêu rụi rất nhiều. Một số đám cháy lớn, thiệt hại nghiêm trọng ở trong nước và thế giới như.
Cháy rừng ở Việt Nam
Diện tích rừng bị cháy trong năm 2023 theo thống kê của Bộ NN và PTNT là 671 ha, con số này ước tính gấp 27,4 lần so với các năm trước. Đây là hiện trạng đáng báo động đối với tình trạng đất lâm nghiệp ở nước ta hiện nay. Ở nước ta, vùng thường xảy ra động đất và có nguy cơ cháy rừng cao vào mùa khô là vùng Tây Bắc.
Các vụ cháy rừng Việt Nam có thể kể đến như:
Cháy rừng Đà Lạt
Vụ cháy rừng đèo Prenn Đà Lạt xảy ra vào ngày 07/04/2023. Đám ừng cháy là thông nguyên sinh 70 năm tuổi và chúng bị thiêu rụi toàn bộ.
Khu vực cháy là tiểu khu 23A từ 3h chiều ngày hôm đó. Theo người dân địa phương, khoảng 3 giờ chiều, một đám cháy nhỏ đã phát sinh ở cánh rừng này, không lâu sau đó thì đám cháy bùng dữ dội và lan rộng.Ước tính có khoảng 13 ha rừng thông chết.
Cháy rừng tại Thừa Thiên Huế
Vào 25/06/2021 tại Thừa Thiên Huế đã làm thiêu rụi hơn 10.000 ha rừng với 30 năm tuổi. Diện tích bị cháy ảnh hưởng quá lớn đối với tổng diện tích rừng của tỉnh.
Cháy rừng Sapa
Vào đầu năm 2024, một vụ cháy rừng xảy ra ở Vườn quốc gia Hoàng Liên Sapa. Ba đám lửa lớn xuất hiện trên diện tích hơn 30ha, trong đó có cả đất lâm nghiệp trồng thay thế và không có trữ lượng.
Cháy rừng Nam Đàn (Nghệ An)
Vụ cháy rừng xảy ra tại rú Đụn, xã Nam thái, huyện Nam Đàn Tỉnh Nghệ An. Đám cháy phát từ 6h30 sáng ngày 30/4/2024. Do có nhiều thảm thực vật, lá thông khô kết hợp với nắng nóng, gió Tây Nam thổi mạnh, dù địa phương đã nỗ lực không ngừng trong công tác chữa cháy, đến 1h sáng ngày 1/5 vụ cháy mới được khống chế.
Tuy vậy, sau đó địa phương vẫn cử nhiều cán bộ và người dân tình nguyện để kiểm tra, ngăn chặn tình trạng lửa khởi phát từ các ngọn lửa còn âm ỷ. Vụ cháy đã gây ra thiệt hại hơn chục ha rừng tại khu vực này.
Cháy rừng trên thế giới
Rừng chiếm hơn 31% diện tích lớn trên trái đất, chính vì vậy, có không ít vụ cháy lớn xảy ra trên thế giới trong những năm gần đây. Một số vụ hỏa hoạn điển hình có thể kể đến bên dưới.
Cháy rừng Hawaii
Cháy rừng ở Mỹ gần đây nhất là vào tháng 8/2023, tại bang Hawaii đã xảy ra một vụ rừng bị cháy lớn thiêu rụi hơn 2.200 công trình và 850 ha đất. Đây được coi là một thảm họa hỏa hoạn lớn nhất ở Hoa Kỳ trong suốt 100 năm qua.
Sự việc Hawaii cháy rừng đã làm chết 110 người và hơn 1.500 người mất tích. Con số này quá đáng sợ đối với các công dân nước này.
Cháy rừng Canada
Cháy rừng ở Canada xảy ra từ tháng 3/2023 tăng dần đến tháng 6/2023. Ngọn lửa bùng lên trên diện rộng, đã tàn phá hơn 8 triệu ha rừng và đồng cỏ lân cận.
Thảm họa này diễn ra đã vượt quá kỷ lục thiêu rụi 7,3 triệu ha thảm thực vật vào năm 1989.
Cháy rừng ở Úc
Úc là quốc gia có diện tích rừng lớn thứ 6 trên toàn thế giới nhưng dân số khá thấp nên diện tích đất lâm nghiệp vô cùng lớn. Chính vì vậy, các vụ cháy rừng diễn ra thường xuyên trên đất nước này.
Gần đây nhất là vụ cháy vào tháng 2/2024, phá hủy 6 ngôi nhà cùng 20.000 ha rừng. Nguyên nhân gây hỏa hoạn ở chủ yếu là do trời nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao, độ ẩm không khí thấp.
Cháy rừng Hy Lạp
Hơn 81.000 ha rừng bị thiêu cháy toàn bộ vào đợt nắng nóng đỉnh điểm diễn ra vào tháng 9/2023. Đám lửa lớn, đã để lại hậu quả vô cùng to lớn đối với quốc gia này.
Kết luận
Cháy rừng là gì đã được giải đáp qua bài viết ở trên. Rừng bị cháy là một thảm họa đáng báo động có ảnh hưởng to lớn đối với con người và sinh vật sống trên trái đất. Do đó, mọi người dân cần nâng cao ý thức trong việc bảo vệ, gìn giữ và phát triển rừng.