Gió phơn là gì, đặc điểm và cách hình thành cụ thể ra sao sẽ được chuyên gia giải đáp chi tiết. Đây là loại gió khô nóng đặc trưng xuất hiện tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ Việt Nam.
Gió phơn là gì?
Gió phơn (foehn wind) là hiện tượng gió sau khi vượt qua sườn núi, lên đến đỉnh và tràn xuống sườn bên kia mang cảm giác khô nóng. Theo ngôn ngữ khoa học, nó được gọi là “foehn” nhưng tại Việt Nam đọc chệch thành “phơn”.
Ở nước ta, loại gió này bắt đầu từ vịnh Thái Lan thổi qua Lào và Campuchia. Khi tiếp cận dãy Trường Sơn nó tăng tốc để vượt qua đỉnh và ảnh hưởng trực tiếp đến Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ.
Vậy nên một số nơi gọi hiện tượng này là gió Lào hoặc gió phơn Tây Nam. Tuy nhiên trên thế giới nó sẽ có nhiều cái tên khác nhau tùy thuộc từng vùng.
Ví dụ như Mỹ và Canada gọi là Chinook, Diablo hoặc gió Santa Ana. Tại Tây Ban Nha gọi là Bilbao. Thông thường tên được đặt sẽ là địa điểm xảy ra hiện tượng này.
Các loại gió phổ biến khác các bạn có thể tìm hiểu thêm như:
Gió Tín phong là gió gì? Nguồn gốc gió này từ đâu?
Nguồn gốc gió Tây ôn đới. Các tác động tích cực và tiêu cực của loại gió này.
Nguyên nhân hình thành gió phơn diễn ra như thế nào?
Sau khi tìm hiểu gió Lào là gió gì chắc chắn có nhiều người quan tâm đến việc tại sao nó lại nóng và oi bức như vậy. Yếu tố địa hình là nguyên nhân chính hình thành nên tính chất này.
Đầu tiên, khi hình thành, gió sẽ chuyển động song song mặt đất cho đến khi gặp địa hình cao do bị núi chắn ngang. Nó vượt qua tầng không khí loãng để bay lên cao hơn, phía trên này sẽ lạnh hơn.
Tiếp tục là quá trình ngưng tụ hơi nước thành mây, các hạt mưa nặng dần. Điều này khiến phía bên sườn đón gió có mưa và cũng giảm áp suất gió.
Khi tiếp tục lên cao sẽ vượt qua đỉnh núi và, nó trở thành luồng khí khô hạ áp. Gió phơn tràn xuống sườn còn lại sẽ bị nén lại do gặp lớp không khí (Tìm hiểu rõ không khí là gì và cách thành phần của nó, bạn sẽ hiểu được tạo sao nó có thể mang theo hơi nóng) phía dưới có áp suất lớn hơn.
Quá trình khiến nhiệt độ tăng lên, luồng gió di chuyển xuống chân núi bên phần khuất gió cũng vì thế khô nóng. Núi càng cao thì càng xuống đến chân núi và đồng bằng càng cảm nhận rõ cảm giác này.
Gió phơn có đặc điểm như thế nào?
Tính chất gió phơn đó là khô, nóng mang đến nền nhiệt cao, độ ẩm thấp, không có mưa. Một số đặc điểm dễ nhận biết cụ thể như:
- Xuất hiện tại Bắc và Trung Trung Bộ từ đầu tháng 4 đến tầm giữa tháng 9, tiêu biểu như khí hậu Hà Tĩnh, khí hậu Thừa Thiên Huế bị tác động lớn nhất.
- Tác động mạnh nhất thời điểm đầu hè, khoảng tháng 5 đến tháng 7. Nguyên nhân do lúc này gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương hình thành nhanh và mạnh sẽ vượt qua dãy Trường Sơn Bắc.
- Thời điểm gió thổi từ 8 đến 9h sáng cho đến chiều tối. Cường độ mạnh nhất, mang lại cảm giác nóng khó chịu nhất là khoảng 11h trưa cho đến 15h chiều.
- Hướng gió: Hướng Tây và Tây Nam
- Thời gian: Mỗi đợt thường kéo dài 2 đến 3 ngày, có đợt dài đến 15 ngày.
Ảnh hưởng của gió phơn gây ra (tích cực và tiêu cực)
Gió phơn là gió gì và tính chất, đặc điểm đã được giải thích. Việc mang đến không khí khô nóng, ít mưa, độ ẩm thấp gây ra nhiều ảnh hưởng. Trong đó có cả tích cực lẫn tiêu cực bao gồm:
Tác động tích cực từ gió phơn
Về bản chất, gió Lào cực khô nóng, kết hợp với nền nhiệt cao là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động phơi sấy của bà con. Ví dụ như làm khô nông sản, sản xuất muối…
Những năm gần đây, khi năng lượng xanh được người dân quan tâm, thời điểm xuất hiện hiện tượng này cũng sẽ đẩy mạnh sản xuất năng lượng mặt trời. Điều này giúp sản xuất, sinh hoạt không bị phụ thuộc nhiều vào thủy điện – vốn thường xảy ra nhiều sự cố thời điểm mưa ít, nước rút.
Tác động tiêu cực của gió phơn đối với con người
Bên cạnh sự tích cực thì gió Lào cùng gây nên những hậu quả tiêu cực. Có thể kể đến:
- Thời tiết nắng nóng, gió khô, bụi nhiều gây khó chịu cho con người.
- Hoạt động sản xuất giảm năng suất.
- Đẩy mạnh tình trạng hạn hán, đất đai khô nứt nẻ, cây cối chết, hạn chế thu hoạch. (Giải mã hạn hán là gì và các hậu quả mà nó mang lại cho hoạt động sản xuất cũng như đời sống của bà con trong khu vực bị ảnh hưởng).
- Khô nóng, độ ẩm thấp dễ gây cháy rừng trên diện rộng.
Cập nhật thời tiết Đà Nẵng, nơi đây thường xuyên xảy ra gió phơn với các ảnh hưởng và khó khăn lớn cho đời sống nên cần theo dõi thường xuyên để chuẩn bị đối phó với loại gió này.
Biện pháp phòng tránh tác động của gió phơn hiệu quả
Con người không ngăn cản được hiện tượng này nhưng có thể thực hiện các biện pháp hạn chế các tác hại của gió Lào như:
- Xây dựng nhà theo kiểu thoáng, hở giúp chủ động đưa gió vào không gian, đảm bảo độ thông thoáng để cơ thể tỏa nhiệt bằng cách toát mồ hôi.
- Hạn chế các hoạt động thể lực, ở ngoài trời lâu trong thời điểm gió phơn thổi mạnh.
- Che chắn cơ thể bằng quần áo mỏng nhẹ, vừa tránh nắng, vừa thoáng gió giúp toát mồ hôi. Đội mũ rộng vành, đeo kính, sử dụng kem chống nắng.
- Bổ sung nước phù hợp, vitamin tăng đề kháng, nghỉ ngơi đầy đủ.
Đối với cây trồng, hãy tưới nước vào sáng sớm hoặc tối muộn. Không nên tưới trước thời điểm gió mạnh, nắng to dễ gây bốc hơi nhanh, tác dụng ngược. Sử dụng lưới đen che chắn tạo bóng mát.
Đối với vật nuôi, cần bổ sung nước đầy đủ, chuồng trại có mái che tránh nắng. Hạ thân nhiệt bằng cách phun nước hoặc dùng bể tắm nước trong chuồng.
Câu hỏi thường gặp
Sau đây là những câu hỏi liên quan đến gió Lào được nhiều người quan tâm:
Phạm vi gió phơn hoạt động?
Gió phơn hoạt động mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ, tràn xuống Trung Trung Bộ và giảm dần. Nguyên nhân do các khu vực này bị dãy Trường Sơn che chắn.
Gió Lào ở tỉnh nào?
Các tỉnh thuộc phạm vi hoạt động đều chịu ảnh hưởng của gió Lào. Cảm nhận rõ ràng nhất tại Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị…
Kết luận
Gió phơn là gì và cơ chế hình thành được giải thích cụ thể giúp bạn đọc hiểu rõ bản chất, đặc điểm của loại gió này. Nếu sinh sống tại các khu vực chịu ảnh hưởng nặng, hãy có biện pháp hạn chế tác hại phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực đến đời sống và sức khỏe.