Kinh nghiệm dân gian về dự báo thời tiết là các mẹo của ông cha ta để lại về cách dự đoán thời tiết. Cách dự báo đơn giản này đã giúp ông cha ta biết được thời tiết tốt hay xấu phục vụ cho sản xuất và trồng trọt thời xưa.

Thoitiet4m.com giúp bạn tập hợp những câu ca dao phổ biến nhất liên quan đến thời tiết trong bài viết này.

1/ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.”

Đây là câu ca dao rất quen thuộc đối với nhiều người dân Việt Nam. Chuồn chuồn bay thấp thì trời sẽ mưa, còn bay cao thì hôm đó thời tiết sẽ nắng. Ở góc độ khoa học có thể hiểu là nguyên nhân có mưa chính do độ ẩm trong không khí sẽ tăng cao, nên chuồn chuồn bị nặng cánh không thể bay cao.

Còn khi trời nắng, độ ẩm thấp, chuồn chuồn có thể bay nhẹ nhàng lên cao. Trời râm là lúc độ ẩm trong không khí vừa phải, nên chuồn chuồn sẽ bay ở tầm vừa.

những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
Chuồn chuồn dự báo thời tiết nhờ độ ẩm trong không khí

2/ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.”

Lúa chiêm là giai đoạn lúa mới lớn, cần nhiều chất dinh dưỡng để có thể phát triển. Tiếng sấm bắt đầu dấu hiệu trời sắp mưa, giúp cho cây lúa có nhiều nước để sống và lớn nhanh sau những ngày nắng.

Về góc độ khoa học, khi sấm sét xảy ra sẽ tạo ra tia lửa điện, cung cấp nhiệt độ rất cao. Điều này làm cho Nitơ trong không khí phản ứng với Oxi tạo thành NO. Khi đó, các phản ứng hóa học sẽ được tạo thành, khí NO kết hợp với O2 tạo thành NO2.

Tiếp tục NO2 tiếp tục được sản sinh ra trong không khí kết hợp với O2 tạo thành HNO3. Đây là chất oxy hóa mạnh, dễ phản ứng trong không khí tạo ra ion NH4+ và NO3-, giúp cung cấp dưỡng chất cho lúa được tươi tốt.

3/ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”

Kinh nghiệm dân gian về dự báo thời tiết này thường được nhiều người nhắc đến vào các tháng 5 và tháng 10. Câu này có nghĩa là thời gian ban ngày của tháng 5 dài hơn ban đêm. Ngược lại, tháng 10 sẽ có thời gian ban đêm dài hơn ban ngày.

kinh nghiệm dân gian về thời tiết
Ngày tháng năm dài hơn đêm

Giải thích ở góc độ khoa học, Trái Đất luôn xoay quanh Mặt Trời. Mặc khác, Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo nên gây ra hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

Vào mùa hè, bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời nên sẽ có ngày dài hơn đêm. Còn vào mùa đông, bán cầu Bắc ngả ra xa mặt trời nên ngày sẽ ngắn hơn đêm.

Nước ta ở gần đường xích đạo nên ảnh hưởng của hiện tượng này không quá lớn. Tuy nhiên nếu để ý kỹ vẫn có thể quay sát được bằng trực quan vào các tháng 5 và 10.

Tìm hiểu kỹ xích đạo là gì cũng như tính chất của khí hậu các vùng nằm gần đường này để có được giải thích rõ ràng cho hiện tượng này tại đây.

4/ Chớp đằng đông vừa trông vừa chạy

“Chớp đằng đông vừa trông vừa chạy

Chớp đằng tây vừa cày vừa chơi.”

Ở Việt Nam, phía đông là phía biển, do đó khi thấy sấm chớp ở đằng Đông là trời sắp có mưa. Vì vậy, người dân đang phơi lúa hoặc làm việc ngoài trời phải chạy để trú mưa.

Còn đằng Tây thường chỉ có gió khô, gió không mang hơi nước, nên không có mưa, vì vậy không cần lo lắng. Dự báo thời tiết bằng cách này cần xác định được phương hướng.

5/ Ếch kêu uôm uôm

“Ếch kêu uôm uôm

Ao chuôm đầy nước.”

Trong dân gian, ếch thường gắn liền với những cơn mưa. Đây là loài vật rất mẫn cảm với biến đổi của thời tiết. Do đó, khi ếch ngoài đồng kêu to, báo hiệu trời sắp có mưa to, ao chuôm sẽ đầy nước.

kinh nghiệm dân gian về dự báo thời tiết
Ếch mẫn cảm với biến đổi thời tiết

6/ Kiến đen tha trứng lên cao

“Kiến đen tha trứng lên cao

Thế nào cũng có mưa rào rất to.”

Kiến là loài vật nhỏ bé, do đó để bảo vệ bản thân và đồng bọn của mình, kiến thường rất nhạy với biến đổi thời tiết, nơi mình đang ở. Chính vì vậy, khi kiến tha trứng lên chỗ cao là trời mưa sắp đến.

Kinh nghiệm dân gian về dự báo thời tiết trên dựa theo việc để trứng ở dưới thấp mưa to sẽ làm trứng bị trôi đi, không thể nở kiến con.

7/ Mưa sao thì nắng, vắng sao thì mưa

“Mưa sao thì nắng, vắng sao thì mưa.”

Câu tục ngữ này có thể hiểu là nếu quan sát bầu trời vào buổi tối nếu thấy nhiều sao thì ngày mai có khả năng trời sẽ nắng. Còn nếu trời ít sao thì ngày mai trời sẽ mưa.

Dưới góc độ khoa học, khi trời nhiều sao có nghĩa là lượng mây trên bầu trời ít, ngày mai trời sẽ nắng. Còn khi mây nhiều, che phủ kín bầu trời nên thấy vắng sao, có nghĩa là mai trời sẽ mưa.

Chỉ cần bạn hiểu tại sao lại có mây sẽ có thể dễ dàng lý giải được kinh nghiệm này. Bởi chúng được hình thành và tích tụ bởi hơi nước, nhiều mây chứng tỏ đã có nhiều nước trên trời, ngày mai chắc chắn rơi xuống tạo ra mưa.

8/ Tháng bảy kiến đàn

“Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thủy.”

Về nghĩa, câu này có thể hiểu là vào tháng bảy kiến đi thành đàn dày và nhiều hơn các tháng khác trong năm. Điều này sẽ báo hiệu mùa mưa đến với lượng mưa lớn.

Về khoa học, tháng 7 khí hậu lục địa tăng cao tạo nên áp thấp, thu hút gió ẩm từ Thái Bình Dương vào gây nên những trận mưa lớn. Kiến dự cảm được trước trận mưa lớn này nên thường di chuyển thành đàn đi tránh mưa lũ.

những kinh nghiệm dân gian về dự báo thời tiết
Kiến là động vật dự báo thời tiết được người trong dân gian để ý

Ngoài ra, việc chim di cư cũng báo hiệu thời tiết sắp có sự thay đổi lớn. Thường đến mùa lạnh ở phương Bắc, chúng sẽ bay về phía Nam để duy trì sự sống.

9/ Sấm động, gió tan

“Sấm động, gió tan.”

Khi sấm chớp bắt đầu, gió ngừng thổi là lúc các cơn mưa bắt đầu xuất hiện. Đây là kinh nghiệm dân gian về thời tiết được ông cha ta thường xuyên áp dụng khi chưa có đài dự báo.

Những kinh nghiệm dân gian này mặc dù vẫn đúng nhưng sẽ rất khó để áp dụng rộng rãi, đặc biệt là ở các tỉnh thành phố lớn. Thay vào đó, có rất nhiều công nghệ hiện đại đã được phát triển để có thể dự báo chính xác thời tiết trên cả nước đến từng tỉnh, thành phố, địa phương.

Ví dụ bạn có thể xem thời tiết ở Hà Nội hay dự báo thời tiết Phú Thọ với các thông tin chính xác về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, nắng, gió ở thời điểm hiện tại và các ngày khác.

Kết luận

Kinh nghiệm dân gian về dự báo thời tiết là những bài học, kinh nghiệm của ông cha về cách quan sát hiện tượng xung quanh để đoán thời tiết. Ngày nay, cách dự đoán dân gian này tuy có phần đúng, nhưng không chính xác bằng các trang dự báo thời tiết bằng các thiết bị hiện đại, chuyên nghiệp.