Hiểu mây là gì giúp bạn dễ dàng dự đoán các hiện tượng thời tiết sắp xảy ra một cách dễ dàng và chính xác hơn. Mỗi loại mây lại có những đặc điểm khác nhau, hé lộ những thông tin cần biết về điều kiện khí quyển.
Mây là gì?
Mây là quá trình tự nhiên được hình thành do sự ngưng tụ của hơi nước từ trên cao. Hiện tượng này được diễn ra thường xuyên trên mọi khu vực ở thế giới.
Có những đám mây to, dày hàng chục km hay đám mây nhỏ chỉ vài chục mét. Ngoài ra, nếu trong các trường hợp gặp gió thổi mạnh thì các đám mây sẽ trôi đi nhanh ở không trung. Còn ngược lại không gặp gió thì mây sẽ chỉ lơ lửng ở trên bầu trời.
Mây được hình thành như thế nào?
Mây được hình thành nhờ quá trình ngưng tụ chủ yếu của hơi nước. Bạn có thể tham khảo sơ đồ tại sao lại có mây như sau:
Đầu tiên hơi nước sẽ bốc lên trên không trung tạo. Với quá trình này khi nhiệt độ thời tiết tăng cao thì lượng hơi nước trong các ao hồ, sông suối, biển sẽ bốc hơi vào bầu khí quyển.
Lượng hơi nước này sẽ tạo ra độ ẩm, vậy độ ẩm không khí là gì? Nếu theo dõi sơ đồ ngưng tụ mưa thì bạn sẽ trả lời được ngay lập tức.
Khi áp suất bão hoà kết hợp với nhiệt độ không khí ở trên cao giảm xuống sẽ làm cho hơi nước ngưng tụ lại tạo thành các đám mây. Trong trường hợp sự ngưng tụ hơi nước lớn kết hợp với nhiễu động không khí trong bầu khí quyển sẽ tạo ra các cơn mưa.
Ngược lại nếu sự ngưng tụ hơi nước ít và các tinh thể băng nhỏ li ti sẽ tạo thành các đám mây không đáng kể lơ lửng trên cao, gặp gió sẽ bị cuốn đi.
Các loại mây thường gặp (Từ tầng thấp đến tầng cao)
Tuỳ thuộc vào môi trường, thời tiết, nhiệt độ… mà các đám mây được chia thành các loại khác nhau.
Mây tích (Cumulus)
Mây tích là loại mây được tích tụ từ hơi nước tạo thành các hình dạng mây bồng bềnh, hình trụ, hình tháp với phần đáy phẳng và phần đình hơi gồ ghề. Đặc điểm của loại mây này có độ cao từ 500m cho đến 1500m khi mặt trời chiếu vào bạn sẽ thấy sáng chói và rõ đường viền. Mây tích được chia làm các loại sau:
- Mây tích CuFra
- Mây tích CuHum
- Mây tích CuMed
- Mây tích CuCon
Mây tầng (Stratus)
Mây tầng có độ cao khoảng từ 200 m cho đến 1000 m, tạo thành các tầng nằm ngang với phần chân mây đồng nhất, khá bằng phẳng, có màu sẫm trắng. Hơn nữa, dạng mây này còn được dùng để chỉ các loại mây dẹt, bay lơ lửng trên bầu trời.
Khi mây tầng xuất hiện, hiện tượng mưa phùn nhỏ, mưa lâm râm và đây cũng là nguyên nhân gây ra mưa đá. Bầu trời trở nên u ám, ảm đạm và có những nơi xảy ra sương mù nhẹ.
Mây tầng tích (Stratocumulus)
Tầng tích là loại mây có độ cao khoảng từ 1 cho đến 2 km trải dài trên bầu trời tạo thành một lớp mây trắng hay xám. Đặc điểm của dạng mây này là phồng lên, có từng mảng khi nhìn vào có thể nhìn thấy các vệt màu xanh trên trời.
Đa phần mây tầng tích sẽ xuất hiện trong những ngày trong các ngày có nhiều mây, khi có sự đối lưu trong khí quyển.
Mây trung tích (Altocumulus)
Mây trung tích ở độ cao khoảng 2.400 – 6.100 m, thường xuất hiện ở trong bầu khí quyển với các mảng màu trắng hay xám rải rác nhau. Đặc biệt, những dải mây này được tạo thành những khối lớn, có hình thù khác nhau và được xếp thành các dải song song.
Mây vũ tầng (Nimbostratus)
Mây vũ tầng màu xám hay màu sẫm và không có hình dạng nào cả, có độ cao trung bình khoảng từ 1 km cho đến 2 km
Loại mây này rất dễ gây mưa, có cấu trúc đậm đặc bao phủ một lớp rộng trên bầu trời nên có thể ngăn cản một lượng lớn ánh nắng và tia cực tím.
Ngoài việc xem dự báo thời tiết Cần Thơ hay thời tiết Lạng Sơn hôm nay để cập nhật chính xác lượng mây, bạn có thể theo dõi loại mây vũ tầng này để đoán xem trời hôm nay tại các tỉnh thành kể trên có mưa hay không.
Mây trung tầng (Altostratus)
Mây trung tầng có độ cao từ 2km – 3km, có thể che phủ một phần hay toàn bộ mặt trời. Nó màu xám hay xám đen và ít gây hiện tượng mưa. Khi nhìn vào bạn vẫn có thể nhìn thấy bóng mờ ảo của mặt trời.
Loại mây này có thể che khuất bầu trời lúc bình minh và hoàng hôn, tạo nên cảnh tượng huyền ảo. Vậy bình minh buổi nào và hoàng hôn là buổi nào? Nhiều người thường lầm tưởng 2 khái niệm cơ bản na
Mây ti (Cirrus)
Mây ti là loại mây mỏng, màu trắng, được tạo thành các ti thể bằng nhỏ ở những vị trí có nhiệt độ thấp và lạnh. Đặc biệt, loại mây này trải rộng một vùng trời, rất khó phân biệt nếu nhìn bằng mắt thường.
Hơn nữa, mây ti thường tồn tại ở độ cao khoảng 8km và chứa rất ít hơi nước nên ta chỉ có thể nhìn thấy vệt màu sáng trên bầu trời.
Khi hình thành cực quang (một hiện tượng tự nhiên với những vệt sáng chuyển động với nhiều màu sắc trên bầu trời), chúng xuyên qua tầng mây ti và phản xạ, tạo ra hình ảnh cực đẹp.
Mây ti tích (Cirrocumulus)
Cũng giống với mây ti, mây ti tích được hình thành từ các ti thể băng nhỏ, tạo thành một đám mây trắng, xếp thành hàng và bay lơ lửng ở trên cao. Nó chính là nguyên nhân tại sao lại có tuyết rơi.
Loại mây này thường thường có độ cao khoảng 7km và không xảy ra hiện tượng mưa. Bạn có thể nhìn thấy mây ti tích vào mùa đông hay những lúc trời quang đãng kèm theo nhiệt độ lạnh.
Mây ti tầng (Cirrostratus)
Mây ti tầng là những đám mây trắng xoá và có thể bao phủ hoàn toàn trên bầu trời. Đặc điểm của loại mây này thường xuất hiện một vòng tròn sáng xung quanh mặt trời hay mặt trăng, khá trong suốt và dễ gây mưa.
Ngoài ra, ti tầng có thể trở thành mây trung tầng ở độ cao thấp hơn.
Mây vũ tích (Cumulonimbus)
Mây vũ tích phát triển theo hướng thẳng đứng, dày đặc, bao phủ hầu như toàn bộ bề mặt bầu khí quyển ở tầng thấp, tầng giữa, tầng cao. Đặc điểm nổi bật của loại mây này là hình dạng như cái đe, chùm lông và ở phần đáy luôn có màu tối, đục.
Bên cạnh đó, vũ tích là dấu hiệu nhận biết của các loại thời tiết thất thường như mưa đá, giông lốc, sấm sét…
Tại sao mây có màu sắc khác nhau?
Mây mang màu sắc khác nhau do ánh sáng mặt trời tương tác với các hạt nước và bụi trong mây, độ dày của mây, vị trí của mặt trời, sự ô nhiễm không khí…
Thông thường, mây trên trời chúng ta thường thấy có màu trắng hay màu xám đen. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn lại thấy mây có màu hồng, vàng, đỏ, tím….
Thời điểm hoàng hôn hay bình minh thì ta nhìn thấy các đám mây màu đỏ, màu cam… Bởi vì lúc này ánh nắng mặt trời chiếu xiên qua các đám mây dày, có bước sóng đủ mạnh khiến cho chúng được nhuộm màu.
Ngoài ra, mây được tạo thành từ các hạt nước, các hạt băng, vì thế khi có ánh sáng mặt trời hay mặt trăng chiếu vào sẽ tạo ra các quầng sáng hay cầu vồng đủ các màu sắc tuyệt đẹp.
Bạn có thể xem thêm bài viết Tại sao bầu trời có màu xanh, màu đỏ, hồng, cam hoặc tím? để hiểu rõ hơn về các hiện tượng độc đáo này.
Câu hỏi thường gặp về mây là gì?
Xung quanh hiện tượng mây là gì có rất nhiều thông tin liên quan thú vị. Nếu bạn còn đang thắc mắc về những kiến thức về hiện tượng thiên nhiên này có thể tham khảo qua những câu hỏi sau.
Mây nặng bao nhiêu?
Trọng lượng trung bình của đám mây khoảng từ 500.000 kg đến 700.000 kg. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, mây nặng bao nhiêu tùy thuộc vào phân loại, độ dày, kích thước… Do vậy, không có một cân nặng cụ thể cho tất cả các đám mây.
Cụ thể các nhà nghiên cứu đưa ra phương pháp tính toán như sau: Mật độ nước khoảng 0,5gr nước/m khối.
Tiếp đến, họ đo kích thước của từng đám mây xác định chiều cao, chiều rộng, chiều dài. Từ đó, sẽ tiếp tục tính toán trọng lượng của đám mây đó.
Vận tốc của mây là bao nhiêu?
Sự di chuyển, lơ lửng trên bầu trời của các đám mây khiến nhiều người quan tâm đến vận tốc của chúng. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại không có bất cứ tính toán, thống kê nào về vận tốc của mây.
Quá trình di chuyển của mây dựa trên nhiều yếu tố về thời tiết, độ cao,… nên vận tốc không thể tính được con số cụ thể.
Chín tầng mây là gì?
Trên thực tế thì không có 9 tầng mây đây chỉ là câu nói xuất phát từ thành ngữ ở Trung Quốc là Cửu trùng tiêu. Người ta thường ví chín tầng mây để chỉ độ cao trên không trung của các đám mây.
Có thể xem được lượng mây hàng ngày không?
Có, lượng mây hoàn toàn có thể xem được hàng ngày thông qua dự báo thời tiết. Bạn chỉ cần xem dự báo hôm nay là có thể biết được cả nhiệt độ, lượng mây, mưa, độ ẩm, hướng gió vô cùng chi tiết, ví dụ như tra cứu thời tiết Thái Bình hôm nay sẽ biết tại đây có nhiều mây hay không.
Có bao nhiêu tầng mây?
Dựa vào độ cao mà phân chia thành 3 tầng mây đó là:
- Mây ở tầng cao khoảng từ 6km trở lên.
- Mây ở tầng giữa khoảng từ 2 km cho đến 6 km.
- Mây ở tầng thấp khoảng từ 0 km cho đến 2 km.
Kể tên các loại mây nguy hiểm?
Dựa vào đặc điểm, mức độ ảnh hưởng, mây gồm có các loại nguy hiểm sau:
- Mây thấu kính
- Mây cuộn
- Mây dạ quang
- Mây xà cừ
- Mây phễu
- Mây Virga
- Mây lỗ
- Mây Asperitas.
- Mây mẹ bầu.
Mật độ mây là gì?
Mật độ mây là khái niệm dùng để chỉ sự phân bố của mây trên bầu trời khí quyển dày hay mỏng, nhiều hay ít. Khái niệm này phụ thuộc vào sự bốc hơi nước và ngưng tụ của các hạt nước trên bầu khí quyển.
Vào buổi tối, mây càng nhiều càng khiến mặt trăng khó xuất hiện. Nếu bạn muốn tìm hiểu về vệ tinh này, hãy theo dõi thêm bài viết mặt trăng là gì để nắm rõ hơn.
Kết luận
Các thông tin về mây là gì đã được chia sẻ một cách đầy đủ và chi tiết nhất, Hiện tượng tự nhiên về các đám mây trong khí quyển bạn có thể tham khảo để biết thêm và có cách nhận biết những loại mây nguy hiểm.