Nước biển dâng là gì vẫn là chủ đề nóng thu hút được rất nhiều người quan tâm tới. Hiện tượng này đi kèm theo nó là những ảnh hưởng tiêu cực tới các loài môi trường sống của các loài sinh vật, và con người.

Hiện tượng nước biển dâng là gì?

Nước biển dâng là sự tăng độ cao của mực nước biển đại dương, cao hơn mức trung bình và không có khả năng giảm xuống như ban đầu. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra.

Hiện tượng nước biển dâng là gì?
Hiện tượng nước biển dâng là gì?

Tất nhiên, một số trạng thái như triều cường, bão, lũ lụt,… khiến mực nước dâng lên không tính vào đây. Mực nước biển dâng cao với tốc độ trung bình khoảng 1,8 mm/ năm trong thế kỷ qua.

Tìm hiểu về các hiện tượng thời tiết cực đoan khác:

  • Thế nào là rét đậm rét hại? Nhiệt độ bao nhiêu xếp vào trường hợp này?
  • Chia sẻ nguyên nhân gây hạn hán và các tác động của nó đến đời sống và hoạt động nông nghiệp.
  • Giải thích bão nhiệt đới là gì? Hình thành như thế nào? Hậu quả của nó gây ra thảm khốc thế nào?
  • Bão cát là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng cát bay số lượng lớn.

Mực nước biển dâng ở Việt Nam

Theo nghiên cứu từ NASA và Ngân hàng Thế Giới, Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu những tác động nặng nề do nước biển dâng gây ra. Theo quan sát và đo lường từ các trạm hải quan ven biển, mực nước đã dâng cao khoảng 4,7mm/năm trong giai đoạn từ 1993 tới 2000. Vào cùng thời điểm đó, nước biển ở Việt Nam đã tăng khoảng 2,8mm/ năm.

Khi mực nước biển dâng, hiện tượng xâm nhập mặn xuất hiện, khu vực đất liền sẽ đối mặt với khoảng hơn 4,4% lãnh thổ bị nhấn chìm vĩnh viễn. Bên cạnh đó, nó còn gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân Việt Nam nói chung và cư dân sống ven biển nói riêng.

Chính vì thế, chính phủ cần đặt ra những biện pháp, giải pháp tối ưu hơn nữa để giảm thiểu tác động của nước biển dâng cao.

Mực nước biển dâng cao
Nước biển dâng cao gây xói mòn bờ đất

Nước biển dâng vì những lý do nào?

Nguyên nhân nước biển dâng cũng là một vấn đề đang được quan tâm và nghiên cứu từ nhiều tổ chức. Chuyên mục này đã tổng hợp giúp bạn một vài nguyên nhân chính gây ra hiện tượng kể trên.

Do băng tan và các sông băng tan chảy

Hiện nay do tình trạng ấm lên toàn cầu mà các lớp băng ở Bắc Cực và Nam Cực cùng với một vài khối rắn trên các sông băng trên núi bắt đầu tan chảy.

Khi xảy ra hiện tượng băng tan, nước chảy vào đại dương, dần dần khiến cho mực nước biển tăng lên.

Theo ước tính, sự tan chảy của sông và tảng băng sẽ làm tăng mực nước biển của toàn thế giới lên gần 70 mét. Trong đó, băng từ Greenland tan ra chiếm 7,2 mét và 61,1 mét nước dâng còn lại là từ các lớp băng Nam Cực tan chảy.

Việc các khối băng tan cũng làm thay đổi độ mặn của nước đại dương và nhiệt độ chung của toàn khu vực biển. Những biến đổi này cũng làm thay đổi các dòng hải lưu bên dưới biển và ảnh hưởng tới khí hậu của vùng.

Do nhiệt độ nước tăng gây giãn nở

Hiện nay với sự tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan như El Nino hay nóng lên toàn cầu, nhiệt độ đã và đang tăng cao hơn mức trung bình là 17 độ C. Vào tháng 4 năm 2023, nhiệt độ nước biển đã tăng lên 21,1 độ C. Khi nước ấm hơn, thể tích thực của nó cũng sẽ tăng lên và dẫn tới mực nước biển sẽ dâng cao hơn.

Nguyên nhân nước biển dâng
Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng nước biển dâng

Hậu quả của hiện tượng nước biển dâng lên là gì?

Nước biển tăng lên so với mức trung bình có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người dân trên toàn thế giới. Hiện trạng này cũng để lại hậu quả vô cùng lớn cho vùng và khu vực.

Các chuyên gia của Thời Tiết 4M đã tổng hợp lại giúp bạn một số hậu quả của mực nước biển dâng như sau:

Sự biến mất của các thềm lục địa và xâm nhập mặn

Nước biển dâng cao hơn mỗi năm có thể làm cho đất đai của các quốc gia tiếp giáp có nguy cơ bị sụt, lún hoặc thậm chí là biến mất.

Hiện nay khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng mất dần đất trồng lúa nước vì nhiễm mặn. Điều này gây cản trở lớn cho việc nuôi trồng cũng như chăm tưới các cây giống tại các khu vực này.

Hậu quả của nước biển dâng
Nước biển dâng cao gây ra sụt lún đất ven biển và xâm nhập mặn

Nguy cơ lũ lụt xảy ra nhiều hơn

Tác hại của nước biển dâng còn là tình trạng lũ ở địa phương, đặc biệt là ở vùng ven biển.

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam thường là những tỉnh có nguy cơ ngập cao. Nếu như nước biển dâng 80 cm thì 31.94% diện tích của vùng có thể bị ngập, đặc biệt là tỉnh Cà Mau.

Xem báo cáo tác động chủ yếu của biến đổi khí hậu đến đồng bằng sông Cửu Long để thấy rõ hơn hiện trạng của khu vực này.

Vào mùa mưa, tình trạng ngập lụt sẽ xảy ra thường xuyên hơn và tác động tiêu cực tới cuộc sống của cư dân nơi đây.

Ngoài ra, nếu theo dõi thời tiết Thanh Hoá thường xuyên, bạn cũng dễ dàng nhận thấy các chỉ số tại đây thay đổi liên tục bởi ảnh hưởng của nước biển dâng cao trong những năm gần đây.

Hệ sinh thái của đại dương bị ảnh hưởng do nước biển dâng

Mực nước biển thay đổi cũng làm thay đổi môi trường và hệ sinh thái sống của nhiều loài sinh vật dưới đại dương. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thức ăn và hệ sinh thái dưới biển.

Trong tương lai, mực nước biển tăng hay giảm?

Một số tổ chức lớn trên thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB) hay trung tâm nghiên cứu các hệ thống môi trường (CESR) đã dự đoán rằng mực nước biển có thể tăng hơn 33 cm trong năm 2050. Thêm vào đó, vào những năm 2070, mực nước biển cũng có thể dâng thêm 45cm hay thậm chí là 1m vào năm 2100.

Ảnh hưởng của nước biển dâng trong những dự báo tương lai này là vô cùng lớn. Rất nhiều khu vực đất liền ven biển hay đất trũng có thể bị nhấn chìm vào những năm tới.

Ở Việt Nam, nếu như dự báo đưa trên xảy ra, thì 4,4% lãnh thổ nước ta sẽ bị ngập vĩnh viễn, 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập cao nhất (khoảng 39,40% diện tích), theo sau đó là đồng bằng sông Hồng và khu vực ven biển miền Trung.

Hiện tượng nước biển dâng đã đặt ra thách thức lớn cho tất cả các quốc gia trên Trái Đất. Chính vì thế, ngoài việc nghiên cứu và theo dõi thường xuyên các thông tin về chúng, chính quyền cũng cần phải tìm ra các hướng đi đúng đắn, giải pháp kịp thời để giảm thiểu tác động của nước biển dâng.

Nước biển dâng trong tương lai sẽ như thế nào
Nguy cơ sóng thần tăng cao khi mực nước biển dâng

Các biện pháp ngăn chặn nước biển dâng cao cần được thực hiện hiệu quả

Để giảm thiểu tác động của hiện tượng nước biển tăng lên ngày càng cao thì các biện pháp phải mang tính lâu dài và bền vững. Một số giải pháp được nhà nước chú trọng đó là:

  • Tăng cường trồng rừng phòng hộ ven biển.
  • Xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi cạnh biển như đê cứng, đê bao, bờ bao để kiểm soát mực nước cũng như chất lượng nguồn nước xâm nhập vào lãnh thổ.
  • Tối ưu hóa các mô hình cụm và tuyến dân cư an toàn, để khi bị nước biển xâm lấn, người dân vẫn có thể sinh hoạt và hoạt động bình thường.
Các biện pháp ngăn chặn nước biển dâng
Một số giải pháp phòng ngừa nước biển dâng cao

Kết luận

Thông tin về hiện tượng nước biển dâng và tác động của hiện tượng này với Trái Đất đã được giải đáp. Để có góc nhìn đa chiều hơn về nước biển dâng và các hiện tượng thiên nhiên cực đoan đang xảy ra, bạn có thể truy cập vào trang web dự báo thời tiết hàng đầu Việt Nam Thoitiet4m.com để tìm hiểu chi tiết.