Khí hậu ôn đới là vùng có khí hậu khác biệt hẳn so với các khí hậu khác có trên Trái Đất. Đây là vùng khí hậu mang đặc trưng trung gian giữa nóng và lạnh, chính vì thế những nước thuộc vùng ôn đới thường có nhiệt độ khác thường và thay đổi rất thất thường.
Khí hậu ôn đới là gì?
Ôn đới là một vùng khí hậu tồn tại trên Trái Đất, nằm cận kề khu vực nhiệt đới và các vùng cực của Trái Đất (chúng tôi có làm rõ về nhiệt đới là gì và các đặc trưng của nó trong đường dẫn đi kèm). Với vị trí nằm giữa đới nóng và đới lạnh, nên khu vực ôn đới có phần điều hòa và ổn định hơn so với các nước thuộc vùng khí hậu khác.
Cụ thể, ranh giới của đới này nằm giữa đường chí tuyến đến vòng cực ở cả bắc và nam bán cầu. Như vậy, có 2 vùng khí hậu ôn đới được hình thành trên Trái đất, tuy nhiên đa phần diện tích đều nằm ở phần phía bắc.
Các nước nằm ở Bắc Bán Cầu thường có phần lớn diện tích thuộc khí hậu ôn đới. Ngoài ra, một phần nhỏ diện tích của Nam Bán Cầu cũng thuộc vùng khí hậu này.
Ông đới có 1 phần diện tích sát với khí hậu vùng cực nên những khu vực này ít nhiều ảnh hưởng bởi đặc điểm thời tiết của hàn đới.
Khí hậu ôn đới có đặc điểm gì?
Để phân biệt chúng và các đới khí hậu khác, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm của khí hậu ôn đới sau:
- Ôn đới có sự giao thoa giữa đới nóng và lạnh, chính vì thế thời tiết của khu vực này thường xuyên thay đổi một cách bất thường
- Nhiệt độ không quá cao
- Tính chất các mùa thể hiện rất rõ trong một năm
- Gió hoạt động thường xuyên ở đây là gió tây ôn đới
- Lượng mưa trung bình dao động từ 500 tới 1000 mm
- Chịu ảnh hưởng lớn từ các dòng biển nóng – lạnh trên Trái đất
- Có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông rất rõ ràng trong năm:
- Tìm hiểu đặc điểm của mùa xuân với kiểu thời tiết dễ chịu, cây cối phát triển tươi mới.
- Mùa hè là tháng mấy? Tìm hiểu tính chất và đặc điểm của khoảng thời gian nóng nhất trong năm này.
- Mùa thu là tháng mấy? Đây là khoảng thời gian dễ chịu nhất trong năm nên được nhiều người trống ngóng.
- Mùa đông vào tháng mấy? Với thời tiết lạnh giá, mùa này có tính chất khắc nghiệt.
Tìm hiểu thêm: Nơi lạnh nhất thế giới là Bắc Cực hay Nam Cực? Có gần khu vực ôn đới không?
Các kiểu khí hậu ôn đới (chia theo vĩ độ, kinh độ)
Tùy vào vị trí và vĩ độ, kinh độ địa lý của các quốc gia thuộc khí hậu ôn đới mà các chuyên gia sẽ chia khí hậu thành các kiểu khác nhau.
Khí hậu ôn đới vùng cận cực
Khí hậu ở vùng cận cực đối lập hoàn toàn so với các kiểu khí hậu khác. Ôn đới vùng cận cực cũng có 4 mùa rõ rệt. Tuy nhiên mùa ấm (mùa hè) kéo dài khá ngắn, còn mùa đông lại lạnh sâu sắc do chịu ảnh hưởng lớn từ các vùng cực.
Kiểu khí hậu này sẽ chia làm hai dạng chính là khí hậu ôn đới đại dương cận cực và khí hậu ôn đới cận cực.
Khí hậu ôn đới đại dương cận cực là gì?
Các nước có vị trí địa lý gần biển nhưng phần lớn diện tích nghiêng về vùng cực thì sẽ có khí hậu ôn đới đại dương cận cực. Tuyết rơi là hiện tượng thời tiết phổ biến ở vùng khí hậu này thay vì mưa do vị trí địa lý gần khu vực hàn đới.
Tuy nhiên khu vực này lại ít chịu ảnh hưởng khắc nghiệt từ khí hậu cận Bắc hay Nam cực mang lại, chính vì thế mùa đông ở đây khá ôn hòa so với các khu vực khác.
Một số quốc gia nằm trong vùng ảnh hưởng của khí hậu ôn đới đại dương cận cực là Alaska, Iceland, quần đảo Faroe, Tây Nam của Na Uy và cao nguyên Papuan ở Indonesia.
Ôn đới cận cực
Khác với ôn đới đại dương cận cực, vùng ôn đới cận cực sẽ có nhiệt độ khắc nghiệt hơn đặc biệt vào mùa đông.
Thời gian cực kỳ lạnh và khắc nghiệt kéo dài rất lâu. Tại đây còn thường xuyên xảy ra hiện tượng bão tuyết lớn. Trái lại mùa hè ở đây lại khá ấm, tuy nhiên lại không kéo dài lâu. Nhìn chung quanh năm đều là những ngày giá lạnh, nhiệt độ đạt mức cực thấp, ngoại trừ mùa hè.
Một số khu vực nhỏ ở xung quanh lưu vực Địa Trung Hải, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Kyrgyzstan, Tajikistan, Đông Nam Nga hay Tây Bắc Hoa Kỳ sẽ là những khu vực chịu ảnh hưởng chính của kiểu khí hậu này.
Khí hậu ôn đới ở vĩ độ trung bình
Vùng khí hậu ôn đới ở vĩ độ trung bình thường xuất hiện từ vĩ độ 23°26’22” đến 66°33’39” Bắc và 23°26’22” và 66°33’39” Nam. Trong khu vực vĩ đạo này thường sẽ có 4 mùa rõ rệt trong một năm.
Nhìn chung, nhiệt độ của khu vực vĩ độ trung bình khá mát mẻ và thoải mái để phát triển nông nghiệp cũng như du lịch.
Đối với kiểu khí hậu này sẽ chia làm 2 loại là khí hậu ôn đới đại dương và khí hậu ôn đới lục địa.
Khí hậu ôn đới hải dương có đặc điểm gì?
Ôn đới hải dương xuất hiện ở các vùng, quốc gia ven biển và chịu tác động mạnh mẽ từ dòng biển nóng cũng như gió Tây ôn đới hoạt động mạnh mẽ. Chính điều kiện này giúp cho lượng mưa quanh năm phân bố khá đồng đều, dao động từ 800-1000 mm.
Ngoài ra, những vùng khí hậu này thường có nhiệt độ khá mát mẻ và mùa đông không quá lạnh như khu vực cận cực.
Các khu vực nằm trong vùng khí hậu ôn đới hải dương là: Tây Bắc Âu, Tây Bắc – Bắc Mỹ, Đông Nam và Tây Nam Nam Mỹ. Ngoài ra phía đông nam Australia hay toàn bộ New Zealand cũng thuộc vùng khí hậu này.
Môi trường ôn đới lục địa
Các vùng địa lý có vị trí nằm cách xa hoặc không chịu tác động trực tiếp từ đại dương sẽ thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa. Với môi trường này, phần lớn sẽ là khí hậu khô, nóng và ít mưa.
Mùa đông tại đây lạnh như ở vùng cận cực, còn mùa hè mức nhiệt độ lại tương đối cao, gần bằng mức nóng của vùng khí hậu nhiệt đới.
Lượng mưa ở đây cũng phân bố không đồng đều gây ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt vào mùa hè.
Các quốc gia ở Đông Bắc Á, phía Đông Bắc và Tây Bắc của Hoa Kỳ hay miền nam Canada sẽ là khu vực chính chịu ảnh hưởng của môi trường ôn đới lục địa. Ngoài ra còn có miền Nam Canada, Âu Á, Patagonia và khu vực núi Cuyo cũng thuộc kiểu khí hậu này.
Tìm hiểu thêm: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?
Đặc điểm khí hậu ôn đới cận nhiệt đới
Ôn đới cận nhiệt đới là kiểu khí hậu sẽ xuất hiện ở phần cực Nam trong vĩ độ từ 23,5 tới 35 độ Bắc hoặc Nam. Tuy nhiên, các khu vực này sẽ chịu ảnh hưởng chính từ vùng nhiệt đới nhiều hơn là ôn đới.
Các nước trong vùng này sẽ có nhiệt độ ấm hơn các quốc gia khác thậm chí là nóng hơn một số khu vực. Mùa nóng là mùa chủ đạo, kéo dài và lâu ngày trong khi mùa đông thường ngắn và dễ chịu, ôn hòa hơn.
Kiểu khí hậu ôn đới cận nhiệt đới sẽ được chia làm 3 loại chính là cận nhiệt đới, ôn đới gió mùa và Địa Trung Hải.
Cận nhiệt đới ấm và ôn đới gió mùa
Khí hậu nhiệt đới ẩm thường có mùa hè kéo dài lâu ngày với nhiệt độ cao, ngoài ra thì lượng mưa ở khu vực này cũng khá lớn. Lượng mưa ghi nhận từ 1500- 2500 mm trong năm, chủ yếu là xuất hiện mưa rào vào những tháng mùa hè.
Mùa đông ở khu vực cận nhiệt đới ẩm cũng khá ôn hòa, dễ chịu do các dòng hải lưu nóng quanh biển thổi vào.
Một số nước như Argentina (miền Trung), Uruguay, nam Brazil, Đông Nam của Đông Á, nam Hoa Kỳ, Nam Phi và miền đông Australia sẽ xuất hiện khí hậu ôn đới cận nhiệt đới ẩm này.
Ngoài ra, ở một số quốc gia khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc biệt là Trung Quốc và Bắc Ấn Độ thường có mùa khô và mùa mưa thể hiện rõ nét hơn. Khu vực này gọi là ôn đới gió mùa, gió mùa cận nhiệt đới hay Cwa.
Với kiểu khí hậu này sẽ thường gây ra lượng mưa lớn cho khu vực vào mùa hè, trong khi mùa đông lại khô và lạnh.
Như vậy, khí hậu Đà Lạt có điểm tương đồng với kiểu ôn đới này với lượng mưa và nhiệt độ biến động lớn trong cả năm.
Địa Trung Hải
Khu vực Địa Trung Hải cũng thuộc vào kiểu khí hậu cận nhiệt đới. Tuy nhiên, ở đây lại có sự trái ngược thời tiết với khí hậu cận nhiệt đới ẩm và gió mùa.
Ở Địa Trung Hải thường bắt đầu bằng mùa hè khô, nóng trong khi mùa đông lại mưa nhiều hơn.
Khí hậu Địa Trung Hải gồm có 5 khu vực chính trên toàn thế giới là lưu vực biển Địa Trung Hải, ven biển California ở Hoa Kỳ, Tây Nam Argentina, Mũi Tây của nước Nam Phi và bờ biển phía nam của Chile.
Con người và động thực vật tại vùng khí hậu ôn đới
Dân số tập trung tại vùng khí hậu ôn đới khá đông, đặc biệt là ở khu vực bắc bán cầu của Trái Đất, khoảng 6,7 tỷ người.
Hệ sinh thái và động thực vật ở đây cũng rất đa dạng với khoảng 24000 loài sống trong khu vực ôn đới.
Tuy nhiên ở một số vùng ôn đới đặc biệt như cận cực thì hệ sinh thái lại khá kém. Cây cối phát triển ở đây chủ yếu là rừng lá kim hoặc một số cây lá rộng. Về động vật cũng khá ít, chủ yếu là một số loài động vật thích nghi được với cái lạnh như gấu, hươu…
Q&A
Một số bạn vẫn chưa phân biệt được rõ ôn đới là nóng hay lạnh và liệu Việt Nam có thuộc vùng ôn đới hay không. Dưới đây là câu trả lời cho một số thắc mắc đó.
Việt Nam có nằm trong vùng ôn đới hay không?
Việt Nam không nằm trong vùng ôn đới mà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông ẩm. Tuy nhiên một số vùng núi cao hay gần chí tuyến của nước ta có tính chất khí hậu ôn đới.
Nhìn chung, Việt Nam có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Ngoài ra, ở khu vực phía Bắc Việt Nam sẽ có 4 mùa trong năm thay phiên nhau hoạt động là xuân, hạ, thu, đông.
Mùa đông ở miền Bắc thường khá lạnh và có thể xảy ra rét đậm rét hại. Tuy nhiên, mùa đông ở Việt Nam không khắc nghiệt như ở vùng ôn đới cận cực hay một số vùng khác.
Ôn đới có mấy mùa?
Ôn đới là khí hậu có 4 mùa chính trong năm là xuân, hạ, thu và đông. Tuy nhiên, tùy vào vị trí địa lý của khu vực mà khí hậu ôn đới sẽ chia thành nhiều môi trường khác nhau, tất nhiên vẫn tuân theo quy luật 4 mùa trong năm.
Ôn đới là nóng hay lạnh?
Ôn đới là sự giao thoa giữa nóng và lạnh, vùng khí hậu này có thời điểm nóng bức vào mùa hè và cũng có lúc lạnh giá vào mùa đông.
Kết luận
Khí hậu ôn đới là gì đã được giải đáp chi tiết trong bài viết ngày hôm nay. Bài viết cũng cung cấp thêm một số đặc điểm phân biệt vùng ôn đới với các vùng khí hậu khác, cũng như chỉ ra một vài kiểu khí hậu ôn đới có trên Trái Đất.