Lũ lụt là gì, hiện tượng tự nhiên này xảy ra khi mực nước ở các ao hồ, sông suối dâng cao do lượng mưa lớn. Nó làm thiệt hại nhiều về tài sản nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng con người nên nhận được sự quan tâm lớn từ mọi người.
Lũ lụt là gì?
Lũ lụt là hiện tượng thời tiết tự nhiên kết hợp giữa hai xảy cả lũ và lụt. Thông thường tình trạng này thường xảy ra do tác hại của mưa, chúng kéo dài trong nhiều giờ liền vào các mùa bão.
Lũ là sự kiện lượng mưa lớn gây ngập lụt khiến cho các dòng nước chảy xiết cuốn trôi cây cối và nhà cửa. Đặc điểm của nó là thường xuất hiện ở các đồi núi dốc, địa hình không bằng phẳng, tốc độ dòng chảy cao.
Lũ được chia làm ca 3 loại sau:
- Lũ quét: Xảy ra khi lượng mưa lớn làm cho dòng nước chảy từ trên cao xuống thấp. Thông thường lũ quét có lưu lượng nước chảy không bằng lũ ống vì nó đi chảy theo nhiều hướng khác nhau. Do đó, nếu chúng ta trồng nhiều rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc sẽ giảm thiểu được lũ quét.
- Lũ ống: Xuất hiện khi lượng mưa lớn đổ từ trên cao xuống thấp tạo ra dòng chảy xiết mạnh. Đặc điểm của lũ ống thường chảy ở các vị trí khép kín, con hang, khe suối nhỏ… Từ đó tạo ra lưu lượng nước cao gây ra tình trạng lũ ống có thể cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn…
- Lũ sông: Là hiện tượng lượng mưa lớn khiến cho nguồn nước đổ về các con sông lớn và chảy xiết hơn. Từ đó gây ra tình trạng tràn đê, ngập lụt thậm chí gây ra vỡ đê điều.
Lụt là hiện tượng khi lượng mưa lớn kéo dài sẽ gây ngập lụt trong một vị trí nào đó. Từ đó khiến cho mực nước trên các ao hồ, sông suối dâng cao gây ra hiện tượng ngập lụt.
Tại sao lại có lũ lụt?
Nguyên nhân gây ra lũ lụt là gì do tác động của nhiều lý do khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra nó này:
- Do lượng mưa lớn kéo dài nhiều giờ: Khi có các cơn mưa lớn xảy ra trút xuống nhiều giờ liền làm cho các nguồn nước đồi núi dốc, từ trên cao tràn xuống dưới thấp. Từ đó khiến cho những vùng trung du, đồng bằng hay vùng trũng thấp gây nên hiện tượng ngập lụt.
- Hậu quả của bão hay áp thấp nhiệt đới: Thông thường thì khi các cơn bão mạnh hay áp thấp nhiệt đới sẽ luôn đi kèm với lượng mưa nhiều gây ra lũ lụt.
- Hiện tượng sóng thần: Khi các cơn sóng thần từ ngoài biển tràn vào thì cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ngập lụt ở các tỉnh ven biển. Tuy nhiên, sóng thần thường rất ít xảy ra.
Hiện tượng lũ lụt gây ra hậu quả gì?
Hiện tượng này khi xảy ra ảnh hưởng nguy hiểm đến cuộc sống của con người. Lũ lụt xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt cũng cơ sở vật chất và hạ tầng như sau:
Lũ lụt gây thương vong về người
Khi lũ lụt dâng cao, ngập lụt diện rộng sẽ làm nguy hại đến tính mạng của con người. Đã có nhiều trường hợp con người bị chết hay thương vong do thiên tai này gây ra.
Lũ lụt làm thiệt hại về cơ sở vật chất
Mỗi khi gặp lũ lụt thì những nơi có nhà dân, ruộng vườn, nương rẫy… đều bị thiệt hại. Nghiêm trọng hơn là khi lũ lụt kéo dài khiến cho mực nước dâng cao lên làm cho cây trồng bị ngập úng, động vật bị chết, làm hư hại cơ sở vật chất trang thiết bị trong nhà.
Lũ lụt góp phần phát tán nhiều loại bệnh
Với việc ngập lụt kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc sinh hoạt cũng như gây thiếu thốn nhiều thứ. Cụ thể như xung quanh sẽ bị rác thải bảo phủ, xác động vật chết, nguồn nước nhiễm bẩn…
Môi trường có hại sẽ tạo điều kiện để các mầm mống bệnh phát triển và lây lan bệnh thông qua đường nước. Do đó, khi có lũ lụt bạn vẫn phải đảm bảo vệ sinh an toàn, ăn chính uống sôi, không dùng nguồn nước bị ô nhiễm…
Lũ lụt tác động xấu đến môi trường nước
Khi lũ lụt kéo dài sẽ làm cho các chất thải, chất bẩn từ các ao hồ, sông suối, cầu cống… tràn xuống gây lẫn lộn với nước sinh hoạt. Từ đó, làm cho nguồn nước uống bị nhiễm bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình sử dụng.
Tìm hiểu kỹ về ô nhiễm môi trường nước là gì và các tác hại của nó để thấy được hậu quả nghiêm trọng từ lũ lụt gây ra.
Cách phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt
Để chuẩn bị ứng phó lũ lụt xảy ra ngoài việc bạn thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để đánh giá được mức độ, thời gian, phạm vi ảnh hưởng… của chúng (ví dụ xem dự báo thời tiết thành phố Đà Nẵng để biết khi nào nơi đây xuất hiện lượng mưa lớn và có nguy cơ xảy ra lũ lụt).
Do đó, bạn có thể phòng tránh lũ lụt nhằm giảm thiểu thiệt hại gồm có các cách sau:
Trước khi có lũ lụt xảy ra cần làm gì?
Đầu tiên bạn cần phải có chút hiểu biết về nơi mình đang sống đã từng xảy ra lũ lụt, hay sạt lở đất đá… hay chư để chủ động đối phó. Cần phải cập nhật các thông tin về dự báo lượng mưa, mức nước lũ… ở trên các báo đài, loa truyền thanh…
Cần phải có kế hoạch chống lũ lụt như:
- Chuẩn bị các đồ ăn thức uống, đèn pin, nước uống, thuốc men…
- Cần phải bảo quản các loại giấy tờ quan trọng, thiết bị tài sản… ở nơi khô ráo, an toàn.
- Cần phải gia cố lại nhà cửa đảm bảo tránh thất thoát, chống chịu được lũ tốt hơn.
- Che đậy kín và kỹ càng nguồn nước sạch mình sử dụng.
- Cần phải thu hoạch hoa màu, thực hiện các công việc phải làm khi có lũ lụt.
- Nếu phát hiện sự cố bất thường thì báo với chính quyền địa phương như hư hỏng đê điều, khu vực có sạt lở đất…
- Cập nhật thông tin về mưa và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt trên website dự báo thời tiết nhanh – chính xác – hiệu quả như Thời Tiết 4M.
Trong khi lũ lụt xảy ra nên làm gì?
Bạn cần phải cập nhật thông tin thường xuyên liên quan đến vấn đề lũ lụt. Cụ thể như mực nước dâng, nguy cơ ngập lụt, các khu vực xảy ra lụt… Ngoài ra, khi có các cảnh báo t nơi mình đang sinh sống thì bạn cần thực hiện một số biện pháp ứng phó lũ lụt sau:
- Bạn cần phải đi đến những nơi cao ráo, an toàn để trú ẩn.
- Không đi bộ, bơi lội, lái xe… ở những nơi có vùng trũng thấp, nước chảy xiết. Trang bị thêm mẹo lái xe an toàn trong thời tiết xấu để áp dụng khi thực sự cần thiết.
- Cần tránh ra các khu vực đã bị ngập lụt kể cả những lúc nước rút.
- Nên sử dụng các thiết bị tích điện đề phòng nguy cơ lũ lụt xảy ra như đèn pin, sạc dự phòng điện thoại…
Sau khi xảy ra lũ lụt phải làm sao?
CEO Phạm Đức Phương Việt của website dự báo thời tiết hàng đầu Việt Nam (Thời Tiết 4M) tổng hợp một số cách khắc phục hậu quả do lũ và lụt gây ra bao gồm:
- Không nên tiếp xúc với thực phẩm bẩn, đã hư hỏng cần sử dụng nguồn thực phẩm an toàn, ăn chính uống sôi.
- Không nên sử dụng các nguồn nước bị nhiễm bẩn mà thay vào đó là sử dụng nước đóng chai, được khử trùng…
- Cần thường xuyên trông coi trẻ em không để chúng nghịch với nước.
- Đối với những ngôi nhà bị ngập lụt, hư hỏng năng thì bạn cần phải ngắt cầu giao điện, kiểm tra bình gas, kiểm tra những nơi hư hỏng có vết nứt…
Q&A về hiện tượng lũ lụt là gì?
Một số câu hỏi liên quan đến hiện tượng lũ lụt được nhiều người quan tâm tìm hiểu:
Tại sao lũ lụt hay xảy ra khi rừng đầu nguồn bị phá huỷ ?
Vai trò quan trọng của rừng đối với môi trường rất quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước tự nhiên. Rừng còn là lá chắn giúp hạn chế dòng chảy của nước từ đó ngăn chặn lũ quét, lũ ống xảy ra.
Chính vì vậy, mỗi khi có lượng mưa lớn xảy ra lượng nước chảy từ trên cao xuống thấp. Nếu rừng đầu nguồn bị phá huỷ sẽ làm cho toàn bộ lượng đất đá cuốn theo dòng nước chảy về hạ lưu gây xói mòn. Kèo theo đó đối với những nơi độ che phủ rừng thấp sẽ gây ra hiện tượng sạt lở nghiêm trọng.
Tại sao miền Trung lại bị lũ lụt ?
Miền trung là khu vực thường xuyên xảy ra hiện tượng lũ lụt trong năm, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Một số lý khiến khu vực này thường xuất hiện thiên tại này đó là:
- Do địa hình ở khu vực miền trung hẹp, dốc cao nên lượng nước khi tràn về hạ du là rất lớn.
- Miền trung có lượng sông ngòi, kênh rạch ít, dốc, ngắn nên thường xảy ra lũ ống và lũ quét. Vì vậy, khi xảy ra lượng mưa lớn kết hợp với thuỷ triều dâng lên ở các con sông làm cho mực nước thoát ra nhiều cửa biển chậm gây ra trình trạng lũ lụt.
Xem thông tin khí hậu tại Thanh Hóa, khí hậu ở Quảng Ngãi để thấy các tỉnh thành này phải chịu hậu quả của bão nhiều như thế nào.
Lũ lụt thường xảy ra ở đâu?
Lũ lụt thường xảy ra vào các mùa mưa trong năm, ở các vùng núi có địa hình dốc, tạo ra dòng chảy xiết và mạnh. Đối với những nơi có đồi núi, thung lũng thì hiện tượng lũ quét rất dễ xuất hiện. Từ đó, làm cho khối đất đá tràn về vùng trũng thấp lớn gây cản trở giao thông đi lại.
Hơn nữa, đối với những nơi có độ che phủ rừng thấp, dẫn đến bề mặt không ổn định. Từ đó, thường xuyên xảy ra lũ quét và sạt lở đất nghiêm trọng. Ngoài ra, đối với những nơi có địa hình thấp, không kịp thoát nước thì thường xảy ra lũ lụt.
Lũ và lụt có khác nhau không?
Lũ và lụt là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn. Bạn cần hiểu để phân biệt và đưa ra những phương pháp phòng chống phù hợp.
- Lũ là hiện tượng mực nước ở các con sông suối dâng cao trong một khoảng thời giao nào đó. Khi lượng mưa càng lớn có thể gây ra nguy cơ vỡ đập, vỡ đê… Ngược lại, khi lượng mưa ngày càng giảm thì mực nước sẽ giảm dần theo thời gian.
- Lụt là hiện tượng mực nước dâng cao ở một vị trí nào đó trong khu vực có thể do mưa lớn, vỡ đê diều…
Nước lũ nguy hiểm như thế nào?
Nước lũ để lại nhiều nguy hiểm từ đời sống sinh hoạt đến cơ sở vật chất, thiết bị, nặng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng con người. Cụ thể như:
- Gây ô nhiễm nguồn nước trong khu vực.
- Ảnh hưởng đến các loại bệnh cho con người.
- Các hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị… đều bị đình trệ.
- Gây tổn thất đến cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị… của con người.
- Lũ lụt đã gây thương vong và cướp đi sinh mạng của nhiều người.
Ngập lụt là gì?
Ngập lụt là hiện tượng mặt đất bị ngập nước trong một khoảng thời gian nào đó do mưa lớn, triều cường khiến mực nước dâng cao.
Kết luận
Những thông về hiện tượng lũ lụt là gì đã giúp hiểu rõ hơn và có cách phòng chống hiệu quả. Mỗi chúng ta cần hiểu đúng về tình trạng này để để giảm thiểu được thiệt hại.