Ô nhiễm không khí là gì và tình trạng chất lượng không khí suy giảm là vấn đề cấp thiết đối Việt Nam và thế giới. Nếu không tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là một dạng ô nhiễm môi trường khi có sự thay đổi trong thành phần không khí do khói, bụi, hơi nước và các khí độc, làm không khí bẩn và nguy hại cho sức khỏe con người.

Tình trạng này gây mùi khó chịu, tầm nhìn bị giảm đi, biến đổi thời tiết và gây bệnh cho con người, động vật, cây cối. Vậy ô nhiễm môi trường là gì, gồm những loại nào và tác hại của ô nhiễm không khí ra sao đã được Thời Tiết 4M trả lời rõ ràng ở bài viết đính kèm.

Những hoạt động của con người như đốt nhiên liệu và xả chất thải công nghiệp hay các quá trình tự nhiên như núi lửa phun trào hoặc bão bụi đều là tác nhân khiến không khí bị ô nhiễm.

ô nhiễm không khí là gì
Trong không khí chứa nhiều bụi bẩn, hóa chất độc hại dẫn đến ô nhiễm

Theo báo cáo của Viện Công nghiệp Blacksmith Institute năm 2008 thì ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời ở các thành phố lớn ngày càng nghiêm trọng. Điều này có nghĩa là không khí trong nhà và bên ngoài ở các khu đô thị lớn chứa nhiều chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

Thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay trên thế giới ra sao?

Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã phân tích dữ liệu từ hơn 6.000 thành phố và thị trấn thuộc 177 quốc gia. Họ cảnh báo rằng chất lượng không khí rất kém, tình trạng ô nhiễm ở mức cao.

Theo báo cáo từ WHO, có đến 99% dân số thế giới đang phải sống trong điều kiện không khí không đạt chuẩn chất lượng. Điều này có nghĩa là hầu hết dân số trên thế giới đang hít thở khí bẩn, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Do việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch như than và dầu mỏ, dẫn đến không khí càng bẩn. Đặc biệt, hiện nay ô nhiễm hạt mịn gia tăng và trở nên tồi tệ hơn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Trong số các thành phố ở các quốc gia này, có ít hơn 1% đạt được tiêu chuẩn chất lượng môi trường do WHO đề ra.

Cũng theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, vấn đề này đã khiến đã 4,2 triệu người tử vong sớm trên toàn cầu vào năm 2016. Trong đó chiếm tới 91% là các nước nghèo và đông dân cư tại Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương.

ô nhiễm không khí
Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Dựa theo báo cáo thường niên năm 2018, Health Effects Institute (HEI) cho biết có hơn 95% dân số trên thế giới đang sống trong bầu không khí ô nhiễm và có tới hơn 60% người sống ở khu vực không đáp ứng đủ tiêu chuẩn cơ bản của WHO.

Kampala (U-gan-đa), Delhi (Ấn Độ) và Thành Đô (Trung Quốc) là các thành phố đứng đầu danh sách ô nhiễm môi trường. Chỉ số AQI những nơi này dao động từ 159 đến 180, ở mức báo động không lành mạnh, rất xấu.

  • Khám phá chỉ số AQI là gì để biết được tại sao nó có thể “đo” được mức độ ô nhiễm trong không khí.

Riêng ở Trung Quốc, năm 2016 đã ghi nhận 1,1 triệu ca tử vong vì ô nhiễm không khí. Tất cả điều này phản ánh một vấn đề môi trường cấp bách cần được giải quyết.

Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam như thế nào?

Theo Báo cáo thường niên về chỉ số Hiệu suất Môi trường (EPI) hàng năm do tổ chức môi trường Mỹ thực hiện, Việt Nam lọt top 10 quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất ở khu vực Châu Á và xếp thứ 36 trong tổng 177 quốc gia toàn cầu.

Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề này ở nước ta so với các quốc gia khác. Tính đến ngày 12 tháng 5 năm 2024, nồng độ bụi PM2.5 vượt quá 5 lần, chỉ số AQI ở Hà Nội và vùng phụ cận thường xuyên vượt quá 150, đạt mức “rất xấu”.

thực trạng ô nhiễm không khí
Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Đáng chú ý hơn, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 7 triệu người chết sớm do tiếp xúc với chất lượng không khí kém, cụ thể tại TP Hồ Chí Minh có hơn 1.300 người tử vong.

Trong đó, bụi PM2.5 là một trong những nguyên nhân chính gây ra cái chết sớm này. Với kích thước siêu nhỏ, hạt bụi có thể xâm nhập sâu vào phổi và vào máu, gây hại cho sức khỏe con người.

Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí

Các tác nhân gây ô nhiễm không khí bao gồm:

  • Các loại oxit: như nitơ oxit (NO, NO2), nitơ đioxit (NO2), lưu huỳnh đioxit (SO2), carbon monoxide (CO), hydrogen sulfide (H2S) và các loại khí halogen (clo, brom, iot).
  • Các hợp chất Flo
  • Các chất tổng hợp như Ete, Benzen
  • Tạp chất khác như bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật, khói, sương mù, phấn hoa, các phân tử Cacbon, Nitrat, Sunfat.
  • Phương tiện giao thông như khí thải từ xe cộ hay chất thải từ các khu công nghiệp.
nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Có rất nhiều tác nhân dẫn đến “bầu trời không còn xanh”

Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí bắt nguồn từ các tác nhân khác nhau như đã nói ở phần trên, có hai nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí là từ con người tạo ra và từ tự nhiên. Hãy cùng tìm hiểu kỹ những nguyên nhân đó là gì.

1/ Nguyên nhân ô nhiễm không khí từ con người

Chính con người chúng ta là mối tác động tới chất lượng bầu khí quyển lớn nhất.

1.1/ Do sản xuất công nghiệp, nông nghiệp

Ngày nay, nhu cầu thiết yếu của con người ngày càng cao, để đáp ứng được nhu cầu đó các nhà máy và các khu công nghiệp mọc lên càng nhiều. Từ đó, lượng khí độc hại như CO, CO2, SO2,… và khói bụi từ quá trình sản xuất gia tăng nhanh chóng.

Ngành nông nghiệp cũng quá lạm dụng việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa chất. Tất cả đều là nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm không khí trở nên trầm trọng hơn.

1.2/ Do phương tiện giao thông

Cuộc sống hiện đại hóa, con người thường muốn di chuyển riêng vì thế số lượng các phương tiện ngày tăng lên, từ đó khí thải ra ngoài môi trường cũng nhiều hơn. Nhất là các phương tiện cũ lâu năm, lượng khí thải xả ra càng lớn.

Xe máy, ô tô, xe bus xả một lượng chất độc hại như CO, NO2, SO2, VOC,… khá lớn. Dựa trên dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), giao thông vận tải chiếm khoảng 23,34% tổng lượng khí carbon thải ra môi trường hàng năm, làm tăng lượng khí nhà kính và làm ảnh hưởng tới việc biến đổi khí hậu.

1.3/ Thu gom và xử lý rác thải

Hiện nay vẫn còn một số nhóm người chưa có ý thức cao trong việc thu gom và xử lý rác thải. Thay vì bỏ rác đúng nơi quy định thì họ lại vứt bừa bãi ra ngoài môi trường.

Hành động này đã làm cho việc xử lý rác bị kéo dài và không đúng như quy định, mùi hôi thối bốc lên, phát tán trong không khí.

Bên cạnh đó, cũng còn một số nhóm người dân không có phương pháp xử lý rác thải tối ưu, họ đem đốt rác làm cho không khí ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn.

1.4/ Do hoạt động sinh hoạt hàng ngày

Ở Việt Nam vẫn còn nhiều hộ gia đình giữ thói quen đun nấu bằng bếp củi, đây là nguyên nhân chính sản sinh ra một lượng khói khí như CO, CO2, NOx, SOx,… ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của con người.

1.5/ Do xây dựng, thi công các cơ sở hạ tầng

Dân cư ngày càng đông đúc từ đó việc xây dựng nhà ở, các dự án như trung tâm thương mại, chung cư ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là điều cần thiết.

Trong quá trình thi công, các vật liệu không được che chắn cẩn thận thì các bụi bẩn sẽ vương vãi ra ngoài. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng.

Hơn nữa, trong trường hợp vật chuyển vật liệu xây dựng không cẩn thận cũng rất dễ rơi ra ngoài đường, bụi bay khắp nơi làm nguy hiểm tới các phương tiện lưu thông trên đường.

Ngoài ra, còn nhiều hoạt động xây dựng mở rộng trái phép cũng ảnh hưởng nặng nề tới bầu không khí. Bạn có thể tìm hiểu đô thị hóa tự phát là gì để biết nó có tác hại lớn như thế nào tới môi trường.

2/ Nguyên nhân ô nhiễm không khí từ thiên nhiên

Bên cạnh tác động của con người thì tự nhiên cũng góp phần làm ô nhiễm không khí, cụ thể như sau:

2/1 Do bụi bẩn

Lượng khí thải khi chưa qua xử lý rất có thể bị gió cuốn thổi đi xa hàng trăm kilomet. Từ đó lan rộng sự ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và sinh vật trên diện rộng.

2.2/ Tác nhân thiên nhiên lốc xoáy, bão

Mỗi khi bão quét qua, lượng khí thải nitơ oxit (NOx) sản sinh ra rất lớn, từ đó làm gia tăng các hạt bụi mịn PM2.5 và PM10, làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí. Thêm vào đó, hậu quả của lốc xoáy cũng khiến bụi bay tứ tung và phát tán khắp nơi.

2.3/ Núi lửa phun trào

Khi núi lửa phun trào sẽ giải phòng một lượng khí Lưu huỳnh, Clo và Metan từ sâu trong lòng đất ra môi trường bên ngoài. Nó làm tăng thêm mức độ ô nhiễm không khí và làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống trên Trái Đất.

giải pháp ô nhiễm không khí
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ thiên nhiên

Tìm hiểu rõ núi lửa phun trào là gì và quá trình gây ra hiện tượng độc đáo, mạnh mẽ này.

2.4/ Cháy rừng

Cháy rừng là một trong những nguyên nhân chính góp phần làm không khí trở nên ô nhiễm nặng. Khi rừng bị cháy, lượng lớn khói và chất ô nhiễm như Carbon Monoxide (CO), Hydrocarbons và hạt mịn được thải vào không khí, làm giảm chất lượng không khí và gây hại cho sức khỏe con người cũng như động vật.

Ngoài ra, cháy rừng còn phát thải carbon dioxide (CO2), một khí nhà kính, góp phần vào biến đổi khí hậu toàn cầu.

2.5/ Thời điểm giao mùa

Khi giao mùa, bầu trời thường có sự thay đổi, phủ nhiều sương mù, tạo ra một “bức màn” dày đặc ngăn cản bụi mịn thoát lên cao. Từ đó làm tăng nguy cơ ô nhiễm không khí ở nhiều nơi, ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của chúng ta.

Hậu quả của ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau vì thế cũng có các hậu quả tương ứng, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng tới sinh vật trong tự nhiên.

1/ Đối với con người

Khi sống trong một khu vực có mức độ ô nhiễm không khí trầm trọng đến mức báo động đỏ, người đầu tiên bị ảnh hưởng đó chính là chúng ta:

  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp như viêm phổi, hen suyễn và dị ứng.
  • Gây ra các bệnh về tim mạch, ung thư phổi và đột quỵ.
  • Ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần như stress hay lo âu thái quá.
  • Khả năng mắc các bệnh về tiểu đường, gây tổn hại về da và mắt, hay thậm chí gây vô sinh ở nam giới.
  • Nguy cơ bị dị tật bẩm sinh từ trong bụng mẹ, giảm IQ hay dậy thì sớm ở các bé gái.
hậu quả của ô nhiễm không khí
Hậu quả ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người

2/ Đối với thiên nhiên

Hậu quả nghiêm trọng đến thiên nhiên như:

  • Làm thực trạng biến đổi khí hậu, thay đổi môi trường sống của nhiều loài.
  • Làm giảm chất lượng nước và đất, từ đó ảnh hưởng đến nông nghiệp và không có nhiều nguồn nước sạch.
  • Ô nhiễm không khí sản sinh ra các khí như flo, SO2, lưu huỳnh,… thải ra môi trường, gây hại cho động vật và vi sinh vật, thực vật cũng không có đủ lượng oxy để quang hợp, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sức khỏe của con người và các loài động, thực vật trên toàn thế giới. Vì thế, các tổ chức môi trường luôn đưa ra các biện pháp để khắc phục vấn đề này, dưới đây là các cách khắc phục ô nhiễm không khí cơ bản.

  • Trồng nhiều cây xanh, phủ đồi trọc để hấp thu khí CO2 cũng như các chất độc hại.
  • Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng và điện năng, giảm lượng khí thải ra mỗi ngày.
  • Xử lý rác thải đúng quy định, không vứt rác bừa bãi, hãy phân loại các loại rác trước khi bỏ đi.
  • Hạn chế sử dụng hóa chất trong nuôi trồng, thay vì sử dụng thuốc trừ sâu hãy dùng các biện pháp sinh học cùng công nghệ sạch.
  • Thu lưu những phương tiện xe đã hết hạn, cũ kỹ để đảm bảo lượng khí thải giảm đi.
  • Không hoặc hạn chế sử dụng các vật liệu đốt không thân thiện với môi trường.
  • Sử dụng các thiết bị giúp tiết kiệm điện.
  • Tuyên truyền và vận động người dân để mọi người hiểu biết thêm về tác hại của ô nhiễm môi trường không khí.

Để chủ động trước ô nhiễm không khí, ví dụ bạn có chuyến công tác tới Hà Nội dài ngày, bạn có thể xem thời tiết hôm nay tại Hà Nội, 15, 30 ngày tới để xem chỉ số AQI mỗi ngày để xem mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và sắp xếp các lịch trình phù hợp cũng như có các biện pháp bảo vệ sức khỏe chu đáo.

biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường dành cho người dân

Q&A

Một số giải đáp thắc mắc liên quan sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về vấn đề ô nhiễm không khí.

1/ Cách bảo vệ sức khỏe khi sống trong không khí ô nhiễm

Để bảo vệ sức khỏe khi sống trong môi trường bị ô nhiễm không khí, người dân có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Hạn chế tiếp xúc và tham gia các hoạt động ngoài trời khi chỉ số AQI cao.
  • Sử dụng máy lọc không khí trong nhà để giảm bụi mịn và các khí gây ô nhiễm.
  • Khi ra ngoài hãy đeo khẩu trang chống bụi mịn PM2.5 đạt chuẩn để bảo vệ đường hô hấp.
  • Sau khi về nhà hãy rửa mặt và tay bằng nước muối sinh lý.
  • Hạn chế mở cửa sổ vào những ngày AQI cao để ngăn chặn bụi bẩn từ bên ngoài vào.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất oxy để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tập thể dục tại nhà để nâng cao sức khỏe đồng thời tránh hút khí bụi từ bên ngoài.

2/ Chỉ số ô nhiễm không khí là gì?

Chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) là chỉ số đánh giá về chất lượng không khí hàng ngày, là thước đo mức độ tốt, xấu của không khí xung quanh.

Bạn có thể tra cứu thông tin này trên website https://thoitiet4m.com/, ví dụ khi xem thời tiết Thanh Hóa hôm nay, chỉ số AQI sẽ nằm ở góc bên phải, cạnh những thông tin quan trọng như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, tốc độ gió v.v.

3/ Dự báo mức độ ô nhiễm không khí trong tương lai

Người dân có thể truy cập nền tảng dự đoán mức độ không khí của Thoitiet4m để biết thêm thông tin dự báo chất lượng không khí cho 7 ngày tới. Nền tảng này sẽ cho bạn biết được chất lượng không khí hiện tại và mức độ ô nhiễm, từ đó đưa ra các quyết định tốt cho sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.

4/ Các chất gây ô nhiễm không khí là gì?

Các chất gây ô nhiễm không khí bao gồm khí Oxit nitơ (NOx), Oxit lưu huỳnh (SOx), Carbon monoxit (CO), Chì (Pb), Ozon tầng mặt đất (O3) và các hạt lơ lửng trong không khí (PM2.5 và PM10).

ô nhiễm không khí hà nội
Các chất gây ô nhiễm không khí cao nhất đó là CO2

5/ Có thể kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí không?

Người dân có thể kiểm tra mức độ ô nhiễm ở khu vực mình sống bằng những cách sau:

  • Cập nhật chỉ số AQI tại Thoitiet4m.comvới thông tin chính xác nhất kèm theo các cảnh báo cho 5 cấp độ chất lượng không khí khác nhau.
  • Truy cập ứng dụng AirVisual để xem mức độ chất lượng không khí hôm nay tại khu vực sinh sống.

Một số vấn đề về môi trường mà nước ta và thế giới phải đối diện khác:

  • Ô nhiễm không khí Hà Nội. Mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội ra sao.
  • Mức độ ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh.
  • Ô nhiễm môi trường đất là gì? Hiện trạng này ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp và sự sống nên đáng được quan tâm.
  • Thông tin ô nhiễm môi trường nước | Biện pháp xử lý vấn đề này, tránh gây ra hậu quả nặng nề hơn trong thời gian tới.

Kết luận

Sau khi tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm không khí là gì cũng như nguyên nhân và hậu quả, giúp người dân hiểu sâu sắc hơn về vấn đề. Từ đó, có những giải pháp ô nhiễm không khí hữu ích và chống nhiều căn bệnh. Đừng quên theo dõi mức độ không khí mỗi ngày để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi ra ngoài.