Sóng thần là gì, nguyên nhân hình thành ra sao không phải ai cũng biết dù thường xuyên được nghe. Ấn Độ, Sri Lanka, Nhật Bản, Thái Lan… và nhiều nước châu Á khác đã từng phải chịu những hậu quả nghiêm trọng của hiện tượng này.
Mặc dù khó có thể ngăn chặn nhưng con người khi hiểu rõ sóng thần vẫn có thể hạn chế tác động xấu có thể xảy ra.
Sóng thần là gì?
Sóng thần là những đợt sóng ngoài đại dương mang theo thể tích nước lớn ập vào đất liền. Chúng di chuyển trên bề mặt biển với tốc độ nhanh, quy mô lớn và sức tàn phá khủng khiếp.
Từ này trong tiếng Nhật còn được gọi là Tsunami do các ngư dân đặt. Khi ở ngoài khơi xa, các cơn sóng có chiều cao không lớn nhưng trải dài. Khi càng gần đến đất liền, chiều cao càng tăng lên và dễ nhận diện.
Thảm họa sóng thần nghiêm trọng đã rất nhiều lần xảy ra ở khắp các châu lục trên Thế giới.
Gần đây nhất phải kể đến thảm họa sóng thần Nhật Bản Sendai, ảnh hưởng đến hơn 20 quốc gia khác thuộc Châu Đại Dương, Châu Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Hậu quả có 15.900 người chết, gần 2.300 người mất tích, thiệt hại kinh tế hơn 309 tỷ USD.
Trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 cũng là ám ảnh kinh hoàng. Với độ mạnh từ 8.90-9.30 trên thang độ Richter, trận thiên tai này đã giết hại hơn 230.000 người. Trong số đó có đến 168.000 người tại Indonesia.
Đây là hiện tượng thiên tai chủ yếu do tự nhiên gây nên, đến nay con người vẫn chưa tìm ra giải pháp dự báo hoặc ngăn chặn hiệu quả.
Tìm hiểu thêm các hiện tượng về biển:
Thủy triều là gì? Nguyên nhân hình thành thủy triều.
Thủy triều đỏ là gì? Các ảnh hưởng của thủy triều đỏ.
Các đặc điểm cơ bản của sóng thần
Hầu hết con người đều chỉ biết đến sóng thần khi chúng xuất hiện gần khu vực sinh sống và có thể quan sát. Tuy nhiên, hiện tượng sóng thần có khá nhiều đặc điểm thú vị mà bạn chưa biết.
Diễn biến các trận khác nhau tùy kiểu sóng
Không phải trận Tsunami cũng có diễn biến giống nhau. Tùy theo các đợt sóng mà chiều dài và chu kỳ có sự thay đổi. Cụ thể:
- Ở vùng nước rộng, chu kỳ sóng dài từ vài chục phút đến vài giờ. Chiều dài cơn sóng cũng lên đến hàng trăm kilomet.
- Các vùng nước hẹp, chúng chủ yếu hình thành từ gió trên bề mặt đại dương. Vậy nên chu kỳ sóng cũng chỉ tính bằng giây và chiều dài cũng không quá 150 mét.
Sóng ở vùng nước rộng sẽ có tầm ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều so với nước nông. Chúng mang năng lượng lớn, di chuyển nhanh mà không mất đi nhiều sức mạnh. Tác động của hiện tượng này có thể cách hàng ngàn km nơi được hình thành.
Con người có thể nhận diện các dấu hiệu sớm thông qua máy móc. Từ đó có thời gian chuẩn bị vài giờ để hạn chế tác động và ảnh hưởng.
Tìm hiểu thêm thông tin về hiện tượng động đất là gì để biết mối tương quan giữa 2 hiện tượng này.
Chiều cao của sóng thần ngoài đại dương không đến 1m
Khi ập vào đất liền, các cột sóng có thể cao đến 20 – 30m. Tuy nhiên thực tế, tại thời điểm hình thành ngoài đại dương chúng chỉ cao chưa đến 1m. Ngư dân trên biển khó có thể nhận ra hiện tượng này khi chúng mới bắt đầu xuất hiện.
Sóng ở vùng nước sâu và rộng có chiều dài lớn, năng lượng điều khiển và hướng cột nước xuống đáy biển. Thông thưởng, chiều cao cột nước từ bề mặt đến độ sâu chỉ tối đa 100m.
Trong khi đó, sóng ở vùng nước nông có độ cao thấp, chiều dài của chúng gấp khoảng 20 lần chiều sâu từ bề mặt. Nguyên nhân bởi khu vực này, nước ít phân tán chuyển động hơn nơi nước sâu.
Sóng thần đi qua đại dương tốc độ khoảng 500 dặm/giờ và khá ổn định. Tuy nhiên khi đến gần đất liền, đáy biển trở nên nông hơn khiến các cột sóng dựng lên, chu kỳ sóng ngắn lại. Chuyển động sóng lúc này trở nên mạnh và mãnh liệt hơn, càng tiến vào sâu, tốc độ càng chậm nhưng chiều cao cũng tăng đáng kể.
Sóng lan truyền từ tâm chấn
Ở tâm chấn, năng lượng sóng thấp nên các vùng biển xung quanh hầu hết an toàn. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng sẽ càng nghiêm trọng khi sóng di chuyển càng xa tâm chấn.
Mặc dù vậy, độ mạnh của các hướng không đối xứng với nhau. Chúng có thể mạnh ở hướng này nhưng yếu hơn ở hướng khác tùy theo điều kiện địa lý và địa hình.
Những nguyên nhân chính gây ra sóng thần
Hiện tượng sóng thần xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này cũng sẽ gây ra những tác động và tầm ảnh hưởng khác nhau.
Động đất do dồn ép và chia tách mảng lục địa
Nguyên nhân gây ra sóng thần được cảnh báo nhiều nhất do là do động đất từ sự dồn ép và chia tách các mảng lục địa dưới lòng đại dương. Khi đáy biển bị biến dạng sẽ tác động đến lượng nước nằm phía trên.
Địa chấn từ động đất đẩy khối nước khổng lồ lên cao rồi rơi xuống. Các cơn sóng tràn qua những đại dương và đổ bộ vào đất liền. Sự va chạm giữa các mảng địa chất càng lớn, năng lượng càng cao càng có nguy cơ tạo ra sóng thần có sức tàn phá lớn.
Lở đất dưới đáy biển
Lở đất dưới đáy biển cũng là nguyên nhân xảy ra hiện tượng sóng thần. Khi những hố núi lửa bị sụt khiến trầm tích bị trượt xuống đáy biển sâu hơn. Các cột nước cũng bị chấn động tạo nên năng lượng, nước di chuyển vào đất liền và xuất hiện dưới hình thức các cơn sóng cao đổ bộ.
Sự va chạm giữa thiên thạch với Trái đất
Các thiên thạch khi di chuyển đâm vào Trái đất tại khu vực đại dương khiến lượng nước lớn nhanh chóng bị chuyển vị trí. Mặc dù chúng xảy ra trên diện tích nhỏ nhanh chóng bị tan rã nhưng cũng có những trận lan đến bờ biển. Tuy nhiên, hậu quả sẽ không nghiêm trọng nư nguyên nhân do động đất.
Nguyên nhân chính gây nên sóng thần là gì thì đó chính là động đất. Các trận Tsunami do yếu tố này cũng gây nên hậu quả nghiêm trọng nhất, tác động lớn đến con người, kinh tế, xã hội và hệ sinh thái.
#7 Cách nhận biết sóng thần sắp đổ bộ chính xác
Mặc dù khó có thể ngăn chặn nhưng có thể hạn chế tác động của thiên tai này dựa vào những dấu hiệu nhận biết sóng thần sau đây:
- Cảm thấy nền đất rung lắc là dấu hiệu của động đất, nguy cơ xảy ra sóng thần cao.
- Tại khu vực ao hồ sông suối, mặt biển, nhận thấy nhiều bong bóng khí nổi lên, thường có mùi trứng thối (khí Hydro sulfide) hay mùi xăng, dầu.
- Nước tăng nhiệt độ bất thường.
- Có thể nghe thấy một số tiếng động lạ như tiếng máy bay, tiếng ồn của quạt gió.
- Nhận thấy nước biển rút ra xa bất thường.
- Bầu trời xuất hiện mây đen và thấy các vệt sáng đỏ ở phía chân trời.
- Chim hải âu bay ngược biển do cảm nhận được nguy hiểm.
Hiện nay, hệ thống cảnh báo sóng thần đã được triển khai và phát triển ở nhiều khu vực. Các chuyên gia sẽ nghiên cứu dấu hiệu và đưa ra bản tin dự báo để người dân có biện pháp phòng tránh.
Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết Phú Yên hoặc các tỉnh thành có nguy cơ xuất hiện thảm họa này để cập nhật thông tin sớm nhất.
Hậu quả của sóng thần gây ra thảm khốc ra sao?
Thiên tai này để lại những tác động nghiêm trọng đến con người, môi trường, hệ sinh thái, kinh tế, xã hội. Những hậu quả của sóng thần có thể dễ dàng nhận diện bao gồm:
- Thiệt hại về người: Tốc độ của các cơn sóng khi đổ bộ lớn, nếu không di chuyển khỏi khu vực bị ảnh hưởng từ trước, con người rất khó có thể trốn thoát. Nước tràn vào khu dân cư gây ngập lụt cũng khiến nhiều người thiệt mạng.
- Thiệt hại về tài sản: Sức nước lớn tàn phá các công trình, nhà cửa, đường phố… Sau khi nước rút cũng tốn nhiều thời gian, công sức và kinh tế để khắc phục hậu quả.
- Ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt: Khi sóng thần xảy ra dẫn đến mất điện, mất nước, lương thực thực phẩm bị cuốn trôi, trở nên khan hiếm.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Những người có thể sống sót sau thảm họa đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Thiếu lương thực, thiếu nước, bệnh tật… là các yếu tố cần quan tâm.
- Ô nhiễm môi trường: Xác động vật, chất thải, hóa chất gây ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất… làm thiệt hại lớn về kinh tế và đời sống của người dân.
Những điều cần lưu ý khi sóng thần xảy ra
Mặc dù không thể ngăn cản nhưng vẫn có những biện pháp để hạn chế tác hại của sóng thần. Tùy trường hợp và khu vực sẽ có những lưu ý khác nhau.
Nếu đang ở trên biển
Ngư dân, tàu thuyền đang hoạt động trên biển khi nghe thấy thông báo hoặc cảm nhận sắp có sóng thần xảy ra cần:
- Không nên di chuyển về bến cảng và đất liền bởi các cột sóng đi rất nhanh trên biển. Và càng đến gần đất liền càng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Nên tìm các vùng nước sâu ít nhất 150 m sẽ an toàn hơn.
- Nếu đang neo đậu trong bờ nhận được tin có thể đưa phương tiện ra biển nếu có thời gian.
- Thực hiện các biện pháp thông báo cho chính quyền, cơ quan chức năng nơi sinh sống để hạn chế hậu quả cho đất liền.
- Không ở lại phương tiện neo đậu tại cảng.
Nếu đang ở đất liền
Người dân, khách du lịch ở đất liền nếu nghe tin về thiên tai này sắp đổ bộ cũng cần thực hiện các biện pháp an toàn. Điều này sẽ hạn chế được hậu quả nghiêm trọng và xấu nhất có thể xảy ra. Cụ thể:
- Chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao, càng cách xa bờ biển càng tốt.
- Thông báo với những người xung quanh.
- Trong quá trình di chuyển, chỉ mang theo những vật dụng cần thiết.
- Nếu đang trong nhà cao tầng, hãy chạy lên các tầng cao nhất. Đồng thời, mở tối đa cửa tạo không gian trống để tránh sự va đập của sóng gây sụp đổ công trình.
Q&A
Một số câu hỏi liên quan đến hiện tượng tự nhiên này sẽ được giải đáp cụ thể dưới đây:
Việt Nam đã có sóng thần chưa?
Việt Nam có sóng thần không? Có, tuy nhiên ảnh hưởng chỉ rất nhỏ nên hầu như ít khi được nhắc đến. Cụ thể là trận Sóng thần vùng biển Trà Cổ năm 1978, trận thứ hai ở biển Diễn Châu Nghệ An cuối thế kỷ XIX, trận thứ ba ở Khánh Hòa năm 1923.
Sóng thần thường xuất hiện khi nào?
Hiện tượng này xuất hiện khi trong lòng đại dương có các địa chấn ảnh hưởng đến khối nước trên bề mặt. Ví dụ như động đất, sạt lở, núi lửa… Hoặc khi thiên thạch va vào trái đất cũng xảy ra Tsunami
Kết luận
Sóng thần là gì và hậu quả nghiêm trọng của hiện tượng này đã được giải thích. Mặc dù Việt Nam chưa phải đối mặt với những trận nghiêm trọng nhưng cũng là quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng do sự biến đổi các mảng địa chất khu vực máng biển sâu Manila Philippines.
Người dân cần biết các biện pháp phòng tránh để chủ động ứng phó và thường xuyên theo dõi các bản tin liên quan.