Nội dung bài viết
- 1. Tổng quan vị trí địa lý và địa hình Việt Nam
- 2. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?
- 3. Khí hậu Việt Nam được phân chia như thế nào?
- 4. Các mùa tại Việt Nam
- 5. Đặc điểm về nhiệt độ tại Việt Nam
- 6. Lượng mưa ở Việt Nam phân bổ như thế nào?
- 7. Ảnh hưởng của đới khí hậu đến tài nguyên thiên nhiên Việt Nam
- 8. Câu hỏi thường gặp
- 9. Kết luận
Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có phân hoá theo từng vùng miền. Mỗi địa phương sẽ có những đặc điểm khác nhau tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý.
Tổng quan vị trí địa lý và địa hình Việt Nam
Lãnh thổ Việt Nam nằm trong khu vực nội chí tuyến, ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương. Địa hình hiếm 60% là đồi núi thấp, có cấu trúc đa dạng do vận động tân kiến tạo. Càng lên cao càng có sự phân hoá rõ rệt về mặt cấu trúc và thảm thực vật.
Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?
Vì lãnh thổ nằm trọn trong vùng nội chí tuyến nên trong các đới khí hậu, Việt Nam thuộc đới khí hậu nhiệt đới. Điều này làm cho đặc điểm khí hậu Việt Nam có mưa tập trung theo mùa. Thông thường, mùa mưa sẽ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian còn lại là mùa khô.
- Nhiệt độ: Vì gần đường chí tuyến nên hàng năm nước ta sẽ nhận lượng bức xạ lớn tạo nền nhiệt cao từ 22 đến 27 độ C.
- Độ ẩm: Theo thống kê lượng mưa trung bình vào khoảng 700mm đến 5000mm, độ ẩm không khí cao, ở miền Bắc thường xuyên xuất hiện tình trạng nồm.
- Gió: Có 4 loại gió chính hoạt động trên lãnh thổ nước ta, thể hiện rõ rệt theo mùa, gây ra mưa hoặc hạn hán khi xuất hiện.
Khí hậu Việt Nam được phân chia như thế nào?
Theo bản đồ khí hậu việt nam được phân hoá thành 4 khu vực chính. Mỗi vùng sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định.
Miền khí hậu phía Bắc
Khí hậu miền Bắc đặc trưng là khí hậu cận nhiệt đới ẩm, phân hoá đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuất hiện sẽ tạo đợt khí lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Vùng Đông Bắc: Địa hình chủ yếu bao gồm đồi núi thấp, dẫn gió Đông Bắc nên chịu nhiều ảnh hưởng của khí hậu gió mùa ẩm.
- Vùng Tây Bắc Bắc Bộ: Có dãy núi Hoàng Liên Sơn chắn gió lạnh Đông Bắc nên nền nhiệt cao hơn so với khu vực còn lại. Thời điểm xảy ra biến đổi khí hậu thường dẫn đến sạt lở, lũ quét và hạn hạn vào mùa khô.
Khí hậu miền Bắc có nhiều đặc trưng riêng biệt, bạn hoàn toàn có thể xem dự báo thời tiết các khu vực tại miền Bắc theo ngày, giờ cụ thể. Ví dụ xem thời tiết tỉnh Nam Định, kết quả sẽ trả về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm,… vô cùng chi tiết.
Miền khí hậu phía Nam
Khí hậu Việt Nam ở vùng phía Nam có sự khác biệt do đợt gió mùa không thổi được qua dãy Bạch Mã. Như vậy sẽ không có mùa đông lạnh bởi không bị ảnh hưởng bởi gió mùa. Miền Nam chỉ có sự tác động chính của gió Tín Phong kết hợp thêm gió phơn gây ra mưa lớn. Do đó, 2 mùa ở miền nam là mùa mưa và mùa khô.
Miền khí hậu Trường Sơn
Vùng đồi núi Trường Sơn chia ra làm 2 nửa Bắc và Nam, một bên chủ yếu là đồi núi thấp, một bên là các cao nguyên đồ sộ. Sự phân hoá này cũng tạo ra điều kiện khí hậu khác nhau, phía Bắc thường có mưa lớn vào thời điểm thu đông. Ngược lại phía Nam mưa nhiều vào mùa hạ do nằm ở sườn đón gió.
Miền khí hậu biển Đông
Khí hậu của Việt Nam ở biển Đông tương đối đặc biệt với tính chất nhiệt đới mùa hải dương. Vì nằm ngay ở vành đai duyên hải nên thường phải hứng chịu các cơn bão lớn. Điều này là do lốc xoáy hình thành từ Thái Bình Dương đi vào lục địa, chúng đi theo chiều ngược với kim đồng hồ vì vị trí hiện tại đang nằm ở bắc bán cầu.
Tìm hiểu: Biển Đông nằm hoàn toàn ở vùng khí hậu nào? Nó có ảnh hưởng lớn tới thời tiết, khí hậu nước ta nên cần phân tích kỹ càng.
Các mùa tại Việt Nam
Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên nước ta có 2 mùa chủ yếu:
- Mùa mưa: Bắt đầu từ cuối tháng 4 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, có mưa bão ở nhiều nơi.
- Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, biểu hiện đặc trưng là nhiệt độ cao, ít mưa.
Đặc biệt, chỉ có khu vực miền Bắc mới có đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Trong đó xuân và thu là 2 mùa chuyển tiếp tương đối mát mẻ, dễ chịu.
Xem thêm:
- Mùa xuân bắt đầu từ tháng mấy? Đặc điểm mùa xuân Việt Nam với hoa nở, cây cối đâm chồi nảy lộc.
- Giải đáp: Mùa hè tháng mấy? Tháng nóng nhất là tháng nào
- Tìm hiểu: Mùa thu từ tháng mấy, dấu hiệu dễ chịu và nhẹ nhàng của thời gian này được nhiều người yêu thích.
- Mùa đông bắt đầu từ tháng mấy? Lạnh nhất là bao nhiêu độ?
Đặc điểm về nhiệt độ tại Việt Nam
Theo nghiên cứu và thống kê qua từng năm, hiện tại nhiệt độ trung bình tại nước ta dao động từ 12,8 đến 27,7 độ C. Tuỳ thuộc vào độ cao mà sẽ có sự khác biệt ở từng vùng miền. Trong đó:
- Mùa đông: Trung bình 2 đến 26 độ C
- Mùa hè: Trung bình 25 đến 30 độ C
Lượng mưa ở Việt Nam phân bổ như thế nào?
Lượng mưa ở nước ta phân bố không đồng đều, các tỉnh phía Bắc nhiều mưa hơn so với phía Nam. Theo sự đo đạc của các trạm khi tượng, trung bình cả nước nhận khoảng 700 – 5000mm trong năm. Mỗi khu vực sẽ có thời gian bước vào mùa mưa khác nhau, trong đó miền Bắc mưa sớm nhất sau đó di chuyển dần vào trong Nam. Thời gian bắt đầu từ khoảng cuối tháng 4 và kết thúc ở tháng 11.
Ảnh hưởng của đới khí hậu đến tài nguyên thiên nhiên Việt Nam
Việt Nam là đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Những đặc điểm này phần nhiều chịu ảnh hưởng bởi tình hình khí hậu.
- Rừng: Tính chất khí hậu Việt Nam là nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp cho cây cối phát triển. Không chỉ các loại cây lâu năm mà còn có thể trồng luân phiên các vụ với những loài đa dạng.
- Sinh vật: Nhờ sự đa dạng địa hình và khí hậu giúp tạo môi trường sống cho nhiều loài vật khác nhau phát triển. Từ đó làm cho nguồn tài nguyên sinh vật ngày càng trở nên phong phú.
- Du lịch: Khí hậu nhiệt đới ôn tạo thời tiết ôn hoà, dễ chịu vào mùa xuân thu hút nhiều khách du lịch tham quan. Điều này cũng thúc đẩy sự phát triển kinh tế nước nhà.
Câu hỏi thường gặp
Tổng hợp một số thắc mắc thường gặp khi tìm hiểu về khí hậu nước ta. Bạn có thể tham khảo để có thêm những kiến thức bổ ích.
Khí hậu Việt Nam có mấy mùa?
Việt Nam có 2 mùa chính là mùa mưa và mùa khô, riêng miền Bắc có đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
Tỉnh có khí hậu tốt nhất Việt Nam?
Sa Pa được biết đến là tỉnh thành có khí hậu ôn hoà, mát mẻ nhất tại nước ta. Điều này đã thu hút nhiều khách du lịch ghé thăm để tận hưởng không gian thoải mái và ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ.
Tỉnh nào có khí hậu khắc nghiệt nhất Việt Nam?
Vùng Mẫu Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn là địa phương có khí hậu khắc nghiệt nhất trên cả nước. Mùa đông ở nơi đây lạnh âm độ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân cũng như sự phát triển kinh tế.
Nơi có khí hậu nóng nhất Việt Nam?
Khu vực Tương Dương, Nghệ An được trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia ghi nhận chạm mức nhiệt cao kỷ lục.
Kết luận
Khí hậu Việt Nam có sự đa dạng và phân hoá theo từng vùng miền. Ngoài ra còn có thể thay đổi do ảnh hưởng của gió mùa thổi hàng năm vào lãnh thổ nước ta.
Xem bảng thống kê khí hậu 63 tỉnh thành Việt Nam chi tiết:
Nội dung bài viết
- 1. Tổng quan vị trí địa lý và địa hình Việt Nam
- 2. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?
- 3. Khí hậu Việt Nam được phân chia như thế nào?
- 4. Các mùa tại Việt Nam
- 5. Đặc điểm về nhiệt độ tại Việt Nam
- 6. Lượng mưa ở Việt Nam phân bổ như thế nào?
- 7. Ảnh hưởng của đới khí hậu đến tài nguyên thiên nhiên Việt Nam
- 8. Câu hỏi thường gặp
- 9. Kết luận